Phóng sự điều tra

Đề xuất chỉ được rút 8% bảo hiểm xã hội một lần: Người lao động lo lắng

MINH HƯƠNG (Theo Báo Lao động)
Theo ghi nhận, công nhân lao động rút bảo hiểm xã hội một lần vì cuộc sống thiếu thốn hoặc không thể chờ đến tuổi hưu. Khi có ý kiến đề xuất chỉ được rút 8% bảo hiểm xã hội một lần, người lao động cho rằng quy định này gây bất lợi đối với họ.
Tác động của xu hướng Bảo hiểm xã hội một lần đến thu nhập cho người lao động

Ở tuổi ngoài 40, chị Lương Thị Hải (công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội) phải xin nghỉ làm vì công việc không còn phù hợp với sức khỏe.

Đề xuất chỉ được rút 8% bảo hiểm xã hội một lần: Người lao động lo lắng
Nhiều công nhân rút bảo hiểm xã hội một lần vì không thể chờ đến tuổi hưu. Ảnh: MINH HƯƠNG

Công việc của chị thường xuyên phải đứng và bê đồ nặng trong nhà máy, với độ tuổi hiện tại, sức khoẻ của chị không thể đảm bảo.

Đóng bảo hiểm xã hội 13 năm, nữ công nhân không thể chờ đến tuổi hưu để có lương hưu. "Mặt khác, với những người làm công việc chân tay như chúng tôi, ở độ tuổi ngoài 40 sẽ rất dễ bị doanh nghiệp sa thải" - chị Hải nói.

Vì thế, chị Hải chỉ còn cách nộp hồ sơ xin rút bảo hiểm xã hội. Ngoài 40 tuổi, chị Hải cho biết, rất khó để xin việc ở công ty khác. Sau khi nghỉ việc, chị Hải dự định sẽ xin làm giúp việc hoặc trông trẻ để có thêm thu nhập.

Khi có ý kiến đề xuất người lao động chỉ được rút 8% bảo hiểm xã hội một lần, chị Hải cho rằng: "Quy định này khá bất lợi cho công nhân lao động, mức được hưởng rất thấp".

Như hoàn cảnh của chị, dù rất muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội để có lương hưu nhưng với đặc thù công việc, chị phải xin nghỉ việc. Nữ công nhân này cũng suy nghĩ tới việc tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, song với các khoản chi tiêu cho cuộc sống, chị Hải đành phải rút bảo hiểm xã hội một lần.

Đề xuất chỉ được rút 8% bảo hiểm xã hội một lần: Người lao động lo lắng
Đề xuất chỉ được rút 8% bảo hiểm xã hội một lần gây bất lợi cho công nhân lao động. Ảnh: MINH HƯƠNG

Đồng quan điểm, anh Phạm Văn Huân (39 tuổi, từng là công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long) cho hay, nếu người lao động chỉ được rút 8% bảo hiểm xã hội một lần thì sẽ rất thiệt thòi.

"Bảo hiểm xã hội một lần như phao cứu sinh với những lao động khó khăn khi không thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nếu rút ở mức thấp như vậy, người lao động sẽ không còn biết bám víu vào đâu" - anh Huân nói.

Bày tỏ quan điểm về đề xuất trên, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH YouMe Vũ Thuỳ Trang cho biết, đề xuất mới này được cho là nhằm khuyến khích người lao động tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu khi đến độ tuổi nghỉ hưu; điều này sẽ đảm bảo cuộc sống của họ khi không còn khả năng lao động.

Theo bà Vũ Thuỳ Trang, đề xuất cũng phù hợp với thông lệ quốc tế khi nhiều quốc gia trên thế giới cũng áp dụng quy định tương tự.

Tuy nhiên, cũng nhìn nhận thực tế rằng khi người lao động không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội mà có nhu cầu rút bảo hiểm xã hội một lần thì một trong những nguyên nhân lớn đó là họ không có đủ điều kiện để tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội, khi mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm xuống còn 8% sẽ có những luồng ý kiến phản đối của người lao động.

"Khi đưa bất kỳ quy định nào vào thực tiễn áp dụng, đặc biệt là các quy định về chính sách an sinh xã hội thì chúng ta đều cần phải lắng nghe ý kiến và các luồng dư luận trong nhân dân vì suy cho cùng, các quy định chính sách an sinh xã hội cũng là để đảm bảo quyền lợi chính đáng, quyền lợi tối đa nhất cho người lao động" - bà Vũ Thuỳ Trang cho hay.

Tại Khoản 3 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định “thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội” - "vậy, với đề xuất này, người lao động có được bảo lưu để tính vào khoảng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sau này hưởng lương hưu hay không?" - bà Vũ Thuỳ Trang băn khoăn.

Đề xuất được rút 8 % BHXH một lần: Ảnh hưởng đến một bộ phận người lao động Đề xuất được rút 8 % BHXH một lần: Ảnh hưởng đến một bộ phận người lao động

Theo luật sư Nguyễn Đăng Tư, Công ty Luật TNHH TriLaw, nếu đề xuất chỉ được rút 8 phần trăm bảo hiểm xã hội (BHXH) ...

Những trường hợp được lĩnh ngay bảo hiểm xã hội một lần sau khi nghỉ việc Những trường hợp được lĩnh ngay bảo hiểm xã hội một lần sau khi nghỉ việc

Sau khi nghỉ làm, hầu hết người lao động đều muốn lĩnh ngay tiền bảo hiểm xã hội một lần, song pháp luật chi cho ...

“Làm sống lại Điều 60 Luật BHXH năm 2014 để người lao động hiểu rõ BHXH một lần” “Làm sống lại Điều 60 Luật BHXH năm 2014 để người lao động hiểu rõ BHXH một lần”

Điều 60 bảo vệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội khi về già được hưởng lương hưu, bảo hiểm y tế... nhưng ...

Người lao động hưởng BHXH một lần gia tăng là vấn đề đáng lo ngại Người lao động hưởng BHXH một lần gia tăng là vấn đề đáng lo ngại

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, tình trạng số người hưởng Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần có xu hướng gia tăng là vấn đề ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm