Phóng sự điều tra

Đề xuất được rút 8 % BHXH một lần: Ảnh hưởng đến một bộ phận người lao động

HẢI PHƯƠNG
Tác giả: HẢI PHƯƠNG
Theo luật sư Nguyễn Đăng Tư, Công ty Luật TNHH TriLaw, nếu đề xuất chỉ được rút 8 phần trăm bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần được thông qua sẽ ảnh hưởng tâm lý đến một bộ phận người lao động (NLĐ) có nhu cầu rút tiền bảo hiểm một lần.

Trong Dự thảo đề cương sửa Luật BHXH lần này, cơ quan soạn thảo đưa ra phương án NLĐ chưa đến tuổi nghỉ hưu mà yêu cầu hưởng BHXH một lần thì chỉ được rút phần mình đóng vào Quỹ BHXH là 8% thay vì nhận 22% như quy định hiện nay. Còn phần của người sử dụng lao động đóng chiếm 14% sẽ để lại quỹ và sử dụng theo nguyên tắc chia sẻ.

Lý giải về đề xuất chỉ cho NLĐ rút 8% BHXH một lần, một lãnh đạo BHXH Việt Nam cho biết đây là thông lệ quốc tế vì bảo hiểm các nước không cho phép rút BHXH một lần nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân khi hết tuổi lao động.

Bên cạnh đó, phần chủ sử dụng lao động đóng vào quỹ được kết cấu vào giá thành sản phẩm và dịch vụ. Do vậy, khi được xã hội tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đó nghĩa là xã hội đóng phần này và chủ sử dụng lao động chỉ là người đóng thay. Như vậy, phần chủ sử dụng đóng thay sẽ tạm giữ lại đến khi NLĐ hết tuổi lao động thì sẽ được hưởng.

Đề xuất chỉ được rút 8% bảo hiểm xã hội 1 lần khiến người lao động bức xúc, họ cho rằng đề xuất này được thông qua sẽ gây khó khăn cho người lao động. Ảnh: (minh họa)
Đề xuất chỉ được rút 8% BHXH một lần khiến NLĐ băn khoăn, họ cho rằng đề xuất này được thông qua sẽ gây khó khăn cho NLĐ. Ảnh minh họa.

Trước thông tin này, anh Nguyễn Văn Đông (quận 9, TP.HCM) phản ánh. Theo anh Đông thì đề xuất trên không hợp lý. Bởi chúng tôi là công nhân làm công ăn lương, lương không cao, cuộc sống khó khăn, đôi khi không trụ được với công việc mà phải nghỉ. Đến khi nghỉ việc muốn rút bảo hiểm để có thể có số vốn làm ăn cũng không được thì chúng tôi phải xoay xở ra sao. Cuộc sống của chúng tôi phải làm sao?

Anh Đông cũng thắc mắc, số phần trăm giữ lại để làm gì thì nên cho NLĐ được biết. Sau này, điều kiện nào để NLĐ có được rút số tiền đó, thủ tục như thế nào.

Chị Nguyễn Thị Hồng (quận Bình Tân, TP.HCM) cũng bày tỏ: Đề xuất chỉ được rút 8% Bảo hiểm xã hội một lần là không hợp lý, gây thiệt thòi cho NLĐ. Trước đây 22% đã là rất thấp rồi, nhưng cần hiểu rằng BHXH cũng là trách nhiệm mỗi NLĐ đóng góp cho xã hội. Nay còn 8% thì chẳng có ý nghĩa gì. Chị Hồng cho rằng, có thể cần tìm giải pháp căn cơ hơn.

Đề xuất được rút 8% Bảo hiểm xã hội 1 lần: Ảnh hưởng đến một bộ phận người lao động
Luật sư Nguyễn Đăng Tư, Công ty Luật TNHH TriLaw. Ảnh: NVCC

Nêu ý kiến về dự thảo đề cương sửa Luật BHXH đưa ra phương án NLĐ chưa đến tuổi nghỉ hưu yêu cầu hưởng BHXH 1 lần thì chỉ được rút phần mình đóng vào Quỹ BHXH 8%, luật sư Nguyễn Đăng Tư, Công ty Luật TNHH TriLaw cho rằng, nếu dự thảo này được thông qua sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến quyền lựa chọn của NLĐ. Theo như quy định của Luật BHXH trước đây thì NLĐ được quyền lựa chọn giữa nhận lương hưu hằng tháng khi đủ điều kiện hoặc rút BHXH một lần sau khi nghỉ việc theo những trường hợp cụ thể tại Điều 60 và Điều 77 Luật này.

Tuy nhiên, nếu thông qua quy định này thì lựa chọn của NLĐ sẽ bị giới hạn lại. Nhiều NLĐ trong trường hợp vì lý do riêng hoặc khó khăn kinh tế sẽ không thể rút bảo hiểm một lần như trước để đáp ứng nhu cầu của mình.

Cũng theo luật sư Nguyễn Đăng Tư, pháp luật lập ra để điều tiết xã hội, hướng tới lợi ích của số đông người dân do đó để nói đến công bằng cho tất cả mọi người, mọi trường hợp là rất khó, bất khả thi.

Trong trường hợp này, dự thảo phương án NLĐ chưa đến tuổi nghỉ hưu yêu cầu hưởng BHXH 1 lần thì chỉ được rút phần mình đóng vào Quỹ BHXH 8% là khá hợp lý vì mục đích cuối cùng của số tiền 14% còn lại sẽ được bảo lưu để đảm bảo vấn đề an sinh xã hội khi NLĐ đến tuổi nghỉ hưu.

Tuy nhiên, theo ông Tư, cần nghiên cứu sâu thêm, đưa ra một số trường hợp ngoại lệ để NLĐ khi đủ điều kiện thì có thể rút hết phần mình đã đóng, ví dụ, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y sẽ rất cần tiền để chữa trị hoặc không còn nhiều thời gian để có thể hưởng lương hưu thì có thể nhận hết số tiền mình đã đóng, như vậy sẽ linh động hơn chứ không nên cứng nhắc áp dụng chỉ một phương án.

Ông Tư cũng cho rằng, là nếu quy định được thông qua sẽ ảnh hưởng tâm lý đến một bộ phận NLĐ có nhu cầu rút tiền bảo hiểm một lần.

“Nhiều NLĐ khi nghỉ hưu không hài lòng với chính sách hưu trí, mức lương hưu quá thấp khiến họ không đủ trang trải cuộc sống, trong khi đó khi nghỉ hưu nhiều người muốn có vốn làm ăn, nếu không được rút một lần thì nhiều NLĐ sẽ không hài lòng bởi tiền bảo hiểm là tiền do chính bản thân họ đóng, nếu không thể rút thì sẽ rất thiệt thòi bởi hơn ai hết, họ hiểu rõ việc rút một lần hay hưởng hưu trí sẽ có lợi hơn cho họ", luật sư Nguyễn Đăng Tư nhấn mạnh.

Nếu gây ra tai nạn, mức bồi thường tối đa là bao nhiêu? Nếu gây ra tai nạn, mức bồi thường tối đa là bao nhiêu?

Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là một trăm năm mươi ...

Tình huống lùi xe này ai đúng ai sai và Bảo hiểm hỗ trợ được bao nhiêu? Tình huống lùi xe này ai đúng ai sai và Bảo hiểm hỗ trợ được bao nhiêu?

Tình huống lùi xe vô tình gây tai nạn thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Các chủ phương tiện nên để ý đến ...

Kết dư quỹ lớn nhưng giải quyết và chi trả chế độ hạn chế Kết dư quỹ lớn nhưng giải quyết và chi trả chế độ hạn chế

Theo đại diện của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Bộ phận phụ trách Bảo hiểm xã hội ngắn hạn), công tác giải quyết và ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm