Người lao động

Để ung thư không còn là "án tử" đáng sợ

PGS.TS PHẠM NGUYÊN TƯỜNG
Chăm sóc giảm nhẹ là một chuyên khoa y học tập trung vào phòng ngừa, giảm thiểu các gánh nặng và hỗ trợ tối đa nhằm đảm bảo chất lượng sống tốt nhất cho bệnh nhân và gia đình người bệnh, bao gồm bệnh nhân những ung thư.

Đặc biệt với phần lớn những bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn hoặc giai đoạn cuối đời, các thông tin và giao tiếp thường rất hạn chế. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu đúng tầm quan trọng của chăm sóc giảm nhẹ, kể cả các thầy thuốc.

Đau là một triệu chứng nghiêm trọng phổ biến của bệnh ung thư vẫn chưa được đánh giá đúng mức và kiểm soát hiệu quả. Rồi rất nhiều những triệu chứng khó chịu khác hành hạ bệnh nhân như khó thở, bội nhiễm, chảy máu, tiêu chảy, nôn mửa,... khiến bệnh nhân ngày càng kiệt quệ, suy mòn.

Bên cạnh đó, các vấn đề về tâm lý, tinh thần, xã hội, tâm linh, v.v… cũng là những gánh nặng đáng kể. Nỗi đau buồn, thất vọng, sợ hãi, mất mát, ám ảnh về cái chết... phải chăng chỉ một mình bệnh nhân gánh chịu? Và ngay cả những người thân trong gia đình, những người hằng ngày bối rối, vụng về, lo lắng trong chăm sóc bệnh nhân, họ sẽ phải chịu đựng sự trầm uất và căng thẳng (stress) như thế nào và trong bao lâu?

Trong những năm gần đây, xu hướng để cho bệnh nhân tham gia vào quá trình lên kế hoạch điều trị và chăm sóc bệnh tật của chính họ ngày càng được chấp thuận nhiều hơn. Bệnh nhân và người thân nên được quyền quyết định hướng điều trị, các ưu tiên chọn lựa và các giá trị cuộc sống mà họ quan tâm trong và sau quá trình điều trị cần được cân nhắc và tính tới trong quá trình xây dựng kế hoạch điều trị và chăm sóc.

Cần có những cuộc nói chuyện và thảo luận giữa bác sĩ và bệnh nhân/ người thân để tìm hiểu rõ về các vấn đề này. Các cuộc thảo luận như vậy thường không dễ dàng do bị ảnh hưởng bởi sự đau buồn, sợ hãi, và thiếu các hiểu biết về chuyên môn của người bệnh/ người thân.

Để ung thư không còn là

Nhằm giúp người bệnh/người thân tham gia tốt hơn vào quá trình này, họ cần được giải thích các thông tin bệnh tật một cách rõ ràng bằng ngôn ngữ thông dụng và phù hợp vào một thời gian thích hợp cho chính người bệnh. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc được tham gia vào quyết định điều trị làm cho bệnh nhân/ người thân thoả mãn hơn với quá trình điều trị sau đó; và rằng việc thoả mãn với quyết định điều trị giúp nâng cao vai trò của chính bệnh nhân/ người thân trong quá trình điều trị cũng như chấp hành các y lệnh tốt hơn.

Đồng hành với bệnh nhân ung thư, cuốn “Cẩm nang cho bệnh nhân và người thân” do TS.BS Phạm Nguyên Quý và ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh biên soạn, chỉ với độ dày vừa phải nhưng có thể nói đã bao quát hết những vấn đề cơ bản nêu trên, là một hướng dẫn cần thiết cho bệnh nhân và người thân trong suốt quá trình đối diện với căn bệnh ung thư quái ác.

Bằng kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là kinh nghiệm quý báu nhiều năm tham gia tư vấn cho bệnh nhân/ người thân thông qua Tổ chức Y học cộng đồng, các tác giả đã cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về bệnh ung thư nói chung (giai đoạn bệnh, nguy cơ tái phát và di căn…); lợi ích và cả tác dụng phụ của các phương pháp điều trị; chiến lược kiểm soát đau; dinh dưỡng hỗ trợ trong ung thư…

Tác giả khẳng định “kiến thức là mạng sống” là hoàn toàn chính xác, bởi lẽ chỉ có hiểu biết rõ ràng về căn bệnh thì bệnh nhân và người thân mới có đủ sự tự tin cần thiết để đối mặt. Đặc biệt là những tư vấn cho bệnh nhân và gia đình về những vấn đề tâm lý, tinh thần; những “kỹ năng” khi đón nhận “tin xấu”, những thực hành thay đổi lối sống và phục hồi chức năng…

Các tác giả dẫn dắt người đọc từ ngày đầu chẩn đoán ung thư, suốt quá trình điều trị, và cả những câu chuyện trải nghiệm, lời khuyên của những người sống sót khỏe mạnh… theo đúng nghĩa “đồng hành” nhưng không quên nhấn mạnh đến sự “cá thể hóa” trong chăm sóc và điều trị; bằng cách trình bày và lối hành văn gọn ghẽ, mộc mạc, dễ hiểu nhưng toát lên lòng nhiệt tâm và thấu cảm trước nỗi đau, “sự cô đơn” vô cùng tận của người bệnh ung thư và gia đình họ.

Những năm gần đây, dữ liệu thống kê khoa học cho thấy tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư ngày càng gia tăng. Những trường hợp thoát khỏi “án tử” mang tên ung thư không còn là “may mắn” và cá biệt. Mỗi ngày chúng ta vẫn thường được chia sẻ trên truyền thông và mạng xã hội vô số những câu chuyện, cảnh đời cảm động của những người đã và đang “sống chung với ung thư”, cách họ can trường vượt qua những thời khắc gian khó với sự hỗ trợ của nhiều “lực lượng”: Thầy thuốc, người thân, tình nguyện viên, và cả chính họ.

“Đồng hành cùng bệnh nhân ung thư”, để ung thư không còn là “án tử’ đáng sợ, ung thư không còn là “kẻ thù” để bệnh nhân có thể bình an tồn tại cùng với nó, theo những trải nghiệm riêng biệt; thậm chí ung thư có thể đem lại một ý nghĩa mới về sự can đảm, hy vọng, niềm vui và niềm tin. Mục đích của cuốn cẩm nang là “Đồng hành cùng bệnh nhân ung thư” để “họ đỡ cô đơn trong cuộc sống của mình qua những lời khuyên hữu ích về về ứng phó”, như mong đợi của những người biên soạn.

Nhưng tôi tin rằng ý nghĩa của cuốn sách còn vượt hơn cả niềm mong đợi chân thành đó.

5 loại bệnh ung thư dễ lây giữa vợ và chồng 5 loại bệnh ung thư dễ lây giữa vợ và chồng

Khi bước vào hôn nhân, vợ và chồng luôn có mối quan hệ gần gũi và thói quen ăn uống như nhau nên rất có ...

Uống nước đun lại nhiều lần có gây ung thư? Uống nước đun lại nhiều lần có gây ung thư?

Gần đây, có một số thông tin cho rằng nước để qua đêm đun lại nhiều lần có nhiều độc tố, có thể gây ung ...

Dùng đũa quá lâu có thể gây ung thư? Dùng đũa quá lâu có thể gây ung thư?

Người ta nói rằng đũa có thể gây ung thư là do aflatoxin sinh ra từ đũa sau thời gian dài sử dụng. Aflatoxin là ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm