Đời sống

"Cuộc sống đã đủ khổ rồi, lại còn nghiện"

Minh Hoàng
Tác giả: Minh Hoàng
Nghiện ngập ma túy đã được nói đến rất nhiều, trong đó có không ít công nhân, nhưng tình trạng này vẫn không thuyên giảm. Đó là một thực tế đáng buồn.
Công nhân lao động tham gia phòng, chống ma túy là bảo vệ chính bạn, gia đình và xã hội "Công nhân đã khổ lại còn bị bọn nghiện ma túy hoành hành" Ngăn chặn hiểm họa ma túy trong công nhân lao động Phòng chống ma túy trong công nhân lao động
Công đoàn Bình Thuận phối hợp với Công an tỉnh tổ chức tuyên truyền phòng chống ma túy cho công nhân lao động. Ảnh congdoanbinhthuan.org.vn

“Nhà còn gì đâu mà bạn không cai?”; “Cuộc sống đã đủ khổ rồi, lại còn nghiện”; “Nhà có người nghiện thì phải làm thế nào mọi người ơi?”... Đó là một số dòng tâm trạng đau đớn, xót xa tôi đọc được trên mạng xã hội công nhân. Có bạn còn chia sẻ mấy tấm ảnh máu me của một cô gái với lời giải thích, bạn gái ngáo đá, tự lấy dao róc thịt mình và thiệt mạng. Không rõ thực hư câu chuyện ấy thế nào?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một số cơ quan chức năng đã cho điều tra thực trạng nghiện hút trong công nhân. Kết quả cho thấy đó là một thực tế nhức nhối với tỷ lệ nghiện không nhỏ. Tôi không muốn nêu con số cụ thể ở đây, bởi nó dù đã được công bố vẫn có thể khiến nhiều người bị sốc.

Gia đình có người nghiện phải mang một nỗi đau thường trực. Khu phòng trọ công nhân có người nghiện phải đeo một nỗi lo không lúc nào nguôi. Ma túy làm biết bao gia đình tan nát; làm biết bao thanh niên hủy hoại đời mình. Tổn thất của xã hội, của mỗi gia đình là vô cùng lớn.

Các khu công nghiệp, doanh nghiệp đông công nhân trẻ là nơi vấn nạn ma túy dễ thâm nhập. Ảnh minh họa.

Bạn công nhân chơi với nhau, không nỡ nhìn bạn mình ngày càng chìm sâu vào con đường nghiện ngập. Bạn kêu lên: “Nhà còn gì đâu mà bạn không cai?”. Có lẽ khi viết dòng này, bạn cũng đã tuyệt vọng với người bạn cách đây chưa lâu còn phơi phới niềm tin với một tương lai tươi sáng. Đến đoạn bạn lấy đồ của nhà đi bán rồi và đã bán hết rồi thì có thể đoán được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Vay nợ, lừa đảo, “văn dài như nghiện”, không còn biết đến liêm sỉ, danh dự, nhân phẩm, người nghiện lên cơn dám làm bất cứ điều gì để có tiền thỏa mãn cơn thèm. Bố mẹ, gia đình, bạn bè, công việc cũng không còn nhiều ý nghĩa. Có tiền, họ thỏa mãn cơn nghiện thì lại ngáo và phê. Lại có thể hoa chân múa tay, trèo cao, đâm chém như đã xảy ra rất nhiều.

Nhà có con cái nghiện thật sự bất hạnh. Đó là một bi kịch khủng khiếp. Nếu một tai nạn, một sự cố lớn có thể làm người thân tử vong thì với thời gian người thân vẫn có thể nguôi ngoai. Còn có người nghiện là mang nỗi đau cùng tận. Mãi mãi xấu hổ, mặc cảm vì có người ruột thịt lạc loài.

Dân phòng, công an phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh bắt quả tang người nghiện sử dụng ma túy. Ảnh nld.com.vn

Tôi đã chứng kiến nhiều người làm cha, làm mẹ, anh chị em ruột của người nghiện cười không trọn, vui nửa chừng; đi lại, giao tiếp không tự tin. Mỗi khi xuất hiện ở đám xá thường khép nép đến tội nghiệp. Nếu ai hỏi về gia cảnh hoặc ai đó tự hào nói về sự thành đạt của con em mình, họ dường như không chui được xuống đất thì đành thôi. Nỗi đau khó có thể diễn tả thành lời.

Đáng lo hơn, càng ngày càng thêm nhiều loại ma túy mới. Những vụ buôn bán ma túy với số lượng hàng tấn - con số mà mười, hai mươi năm trước không ai dám hình dung - thì giờ bị cơ quan chức năng bắt như cơm bữa. Chắc chắn một phần không nhỏ trong số ấy đã “rơi” vào “thị trường” công nhân lao động.

Người công nhân trong dịch dã đang rất khó khăn. Đồng lương thấp, công việc vất vả cũng khiến nhiều người chán nản, bế tắc. Đó là “mảnh đất màu mỡ” cho ma túy len lỏi vào và phát triển. Nhiều thanh niên công nhân trẻ chưa có kinh nghiệm dễ bị rủ rê; không ít người coi việc “chơi” ma túy như cách thể hiện bản thân và đẳng cấp càng khiến vấn nạn này lan mạnh.

Không ít học viên các trung tâm cai nghiện từng là công nhân. Trong ảnh, học viên một trung tâm cai nghiện ở Hà Nội được tạo điều kiện học nghề. Ảnh vov.vn

Bạn công nhân hãy nghĩ đến những hậu quả tày đình nếu bước vào con đường nghiện ngập. Có quá nhiều tấm gương tày liếp xung quanh để mỗi người soi. Hãy nghĩ đến cha mẹ, người thân và tương lai của mình khi định thử một liều ma túy. Những người nghiện không sinh ra đã nghiện. Họ cũng bắt đầu từ thử rồi không làm chủ được mình.

Ở xưởng làm việc, khu phòng trọ của bạn, nếu có người nghiện cần nâng cao cảnh giác. Ngay bạn của bạn khi nghiện cũng không còn như xưa. Nếu tình thương, sự níu kéo của gia đình, bạn bè, cộng đồng không làm họ hồi tâm chuyển ý thì đừng kỳ thị nhưng cũng đừng tạo cơ hội cho bạn lừa bạn hay lấy cắp đồ của bạn.

Ma túy, đó là nỗi đau chung.

Có “làm màu” không? Có “làm màu” không?

Đây có lẽ là câu hỏi mà không ít người bàn tán trong những ngày qua, đặc biệt là liên quan đến những hoạt động ...

“Mãi mãi là sao sáng dẫn đường” “Mãi mãi là sao sáng dẫn đường”

Thời điểm tôi viết bài này, hàng ngàn chiến sĩ vẫn miệt mài tìm đồng đội giữa đống đổ nát ở Trạm quản lý ...

Cứu trợ miền Trung và những thùng                             mỳ tôm Cứu trợ miền Trung và những thùng mỳ tôm

Miền Trung đã và đang chịu những trận lũ lớn. Đóng góp cứu trợ đồng bào miền Trung là việc rất đáng quý và ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm