Đời sống

Cứu trợ miền Trung và những thùng mỳ tôm

Minh Hoàng
Tác giả: Minh Hoàng
Miền Trung đã và đang chịu những trận lũ lớn. Đóng góp cứu trợ đồng bào miền Trung là việc rất đáng quý và cần thiết lúc này. Nhưng không nên chỉ là mỳ tôm.
Quảng Nam khôi phục cấp điện cho người dân sau bão lũ Hỗ trợ chằng chống nhà cho công nhân trước bão số 5 Thiên tai vẫn còn là nỗi lo của đoàn viên, người lao động Bão số 1 gây mưa dông, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi phía Bắc
Cứu trợ miền Trung và những thùng                             mỳ tôm
Hội Chữ thập đỏ Quảng Bình vận chuyển hàng cứu trợ bà con vùng lũ. Những gói mỳ đến tay bà con lúc này rất đáng quý. Nhưng việc cứu trợ không nên chỉ là mỳ tôm. Ảnh qdnd.vn

Những ngày này, chủ đề chính của mọi người khi gặp nhau đầu giờ làm việc ở cơ quan, hàng nước vỉa hè và tràn ngập trên mạng xã hội là chuyện lũ lụt miền Trung.

Hình ảnh những mái nhà ngập lút, người chồng tuyệt vọng cúi lạy ông trời mang vợ mình bị lũ cuốn trở lại; hay khối đất đá khổng lồ vùi lấp trạm kiểm lâm, nơi có một vị tướng và hơn chục người (nghe nói còn có cả một chủ tịch huyện và một phóng viên) nghỉ tạm gần thủy điện Rào Trăng, khiến người xem xót đau, ám ảnh.

Quảng Nam, Đà Nẵng vừa bị mưa lũ tràn qua, người dân đang tẩy rửa nhà cửa thì mưa bão kéo dần ra Bắc. Huế, Quảng Trị, Quảng Bình bị lũ nặng. Cơn bão mới lại chuẩn bị đổ vào đất liền, Hà Tĩnh, Nghệ An trở ra dự báo sẽ nằm trong vùng có nguy cơ mưa lũ lớn.

Cứu trợ miền Trung và những thùng                             mỳ tôm
Một số vùng ở Thừa Thiên - Huế bị ngập sâu trong lũ. Sự hỗ trợ cho bà con lúc này rất cấp bách. Mỳ tôm để ăn, nhưng bà con cũng cần quần áo và các vật dụng khác đáp ứng nhu cầu cơ bản của mình. Ảnh baochinhphu.vn

Ngay từ khi Trung Quốc bị mưa lũ liên tục tháng 7, tháng 8, nhiều người đã dự đoán có thể tiếp theo lũ lụt sẽ đến Việt Nam. Điều đó đã trở thành sự thật. Mỗi ngày, thông tin về số người chết, mất tích, thiệt hại về tài sản không ngừng tăng lên. Không cứ con dân miền Trung đi làm công nhân trên khắp mọi miền, mà cả nước đều hướng về miền Trung ruột thịt.

Hình ảnh một cô ca sĩ nổi tiếng quyên góp được cả chục tỷ đồng; một chàng trai Nghệ An mua 5.000 thùng mỳ tôm tự lái xe đi cứu trợ người dân vùng bão lũ được cộng đồng mạng công nhân chia sẻ chóng mặt với sự khâm phục. Và nhiều người nữa, cả hữu danh, vô danh, trực tiếp hoặc gián tiếp đang đóng góp, hỗ trợ cho miền Trung chống lũ.

Mọi sự giúp đỡ lúc này đều đáng quý. Nhưng sao cứ phải mỳ tôm? Một bạn ở miền Trung, vùng đang chịu lũ đã kêu lên trên một trang mạng xã hội công nhân: “Xin đừng cho chúng tôi mỳ tôm nữa!”.

Cứu trợ miền Trung và những thùng                             mỳ tôm
Đây là Trạm kiểm lâm 67, nơi đoàn cứu trợ thủy điện Rào Trăng nghỉ tạm và bị mất liên lạc trong đêm 13/10. Hình ảnh trước và sau khi bị sạt lở. Ảnh afamily.vn

Cứ như mặc định, hễ ở đâu mưa lụt, thiên tai, người ta nghĩ ngay đến mỳ tôm. Cứ như mỳ tôm là lời giải cho mọi khó khăn của bà con vùng lũ. Tôi đã xem một số video - còn phát cả trên truyền hình - những đứa trẻ rét run, ướt át cầm gói mỳ trệu trạo nhai sống. Em đói, hẳn là thế, nhưng ai ăn được mỳ sống mãi thay cơm?

Những ngôi nhà ngập đến mái, những vùng bị cô lập thì chắc lương thực không còn hoặc đã bị ướt. Tiền, vàng lúc này cũng không nuôi sống người bằng gói mỳ tôm. Gói mỳ có thể giúp bà con lót lòng ngay lúc này, trong hôm nay. Nhưng tôi tin bà con cần nhiều hơn thế, đa dạng hơn thế.

Gần ba mươi năm qua, từ một quốc gia thiếu đói kinh niên, Việt Nam đã vươn mình trở thành cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Chính phủ, chính quyền các cấp luôn cam kết mạnh mẽ không để ai phải thiếu đói, đứt bữa. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo của lũ lụt, thiên tai, gói mỳ tạm thời giúp người dân cầm hơi. Còn sau đó?

Cứu trợ miền Trung và những thùng                             mỳ tôm
Phố cổ Hội An (Quảng Nam) ngập sâu trong nước. Hiện ở đây nước đã rút, người dân đang vệ sinh môi trường, ổn định cuộc sống. Ảnh kenh14.vn

Không phải các tỉnh vùng lũ mọi nhà đều ngập chìm đến mái. Số người bị mất lương thực, đang ngồi trên mái nhà cần ngay gói mỳ tôm nhai đỡ đói chờ cơn lũ qua đi. Sau đó, người dân cần nhiều hơn gói mỳ để khôi phục cuộc sống trở lại bình thường. Những thùng mỳ, dù rất quý, không giúp họ làm được điều đó.

Tôi nghĩ, mỳ tôm rất cần lúc này. Nhưng nhiều thùng mỳ không giải quyết được vấn đề. Chỉ có một thứ, như chìa khóa vạn năng giúp bà con đáp ứng ngay lập tức điều cần thiết nhất cho cá nhân mình và gia đình mình: Tiền!

Xin cảm ơn những tấm lòng thơm thảo. Nhưng không nên chỉ là mỳ tôm!

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 14/10 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 14/10

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 14/10, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 38,3 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ...

Cúi lạy ông trời! Cúi lạy ông trời!

Người đàn ông ở Huế đưa vợ đi đẻ. Qua chỗ ngập, anh nhờ người chở vợ trên ghe. Anh quay đầu về để lấy ...

Quảng Nam khôi phục cấp điện cho người dân sau bão lũ Quảng Nam khôi phục cấp điện cho người dân sau bão lũ

Những ngày qua, mưa lũ lớn, ngập lụt sâu trên diện rộng kéo dài kèm theo bão số 6 ảnh hưởng lớn đến tình hình ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm