Công đoàn phải điều hòa tiếng nói chung về “điểm giới hạn lợi ích”
Hoạt động Công đoàn

Công đoàn phải điều hòa tiếng nói chung về “điểm giới hạn lợi ích”

TRƯỜNG SƠN
Tác giả: TRƯỜNG SƠN
Đồng chí Lê Thị Thu Nam - Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nhận định như vậy khi nói về vai trò của công đoàn trong tham gia giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể.
Cuộc ngừng việc của công nhân Công ty Viet Glory Vụ hơn 5.000 công nhân VietGlory đình công: Hơn 1.000 công nhân đã đi làm trở lại Người lao động ăn Tết xa nhà vì khó khăn chồng chất

Thời gian qua, Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra ngừng việc tập thể ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đồng chí Lê Thị Thu Nam - Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, nguyên nhân chính trong phần lớn các cuộc ngừng việc tập thể là do mâu thuẫn lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Những cuộc ngừng việc tập thể đó đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung.

Công đoàn phải điều hòa tiếng nói chung về “điểm giới hạn lợi ích”

Nhiều công nhân không vào làm việc và đứng bên ngoài Công ty TNHH Billion Max Việt Nam tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế để yêu cầu được thưởng Tết phù hợp. Ảnh: TS.

“Để hạn chế mâu thuẫn trong quan hệ lao động dẫn đến ngừng việc tập thể thì cần điều hòa được quan hệ lợi ích giữa các bên trong các doanh nghiệp và vai trò của tổ chức Công đoàn rất quan trọng”, đồng chí Nam nhận định.

Nhiều nguyên nhân dẫn tới ngừng việc

Theo đồng chí Lê Thị Thu Nam, nguyên nhân xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể ở doanh nghiệp là việc phát sinh mâu thuẫn giữa các bên, giữa người sử dụng lao động – người lao động không có tiếng nói chung về “điểm giới hạn lợi ích”.

Về phía doanh nghiệp, còn thiếu sót trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động, từ đó tiềm ẩn bức xúc. Người sử dụng lao động tìm cách “lách luật” hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đã được thống nhất ban đầu, lợi dụng “khoảng trống cho phép” của Luật để chèn ép người lao động mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn.

Nhất là thời điểm Tết, doanh nghiệp tự đưa ra mức thưởng Tết, không tham khảo ý kiến, hoặc lấy ý kiến chiếu lệ của một bộ phận, một nhóm người có thu nhập cao trong doanh nghiệp, không công bố công khai tại nơi làm việc. Có nhiều quy định bất hợp lý trong cách tính tiền thưởng…

Bên cạnh đó, doanh nghiệp chưa chú trọng việc đảm bảo điều kiện làm việc, nghỉ ngơi, bữa ăn ca, bảo hộ lao động, phòng y tế… cho người lao động; định mức lao động quá cao và xây dựng thang bảng lương quá chênh lệch giữa các vị trí việc làm. Xây dựng quy chế lương, thưởng thiếu hợp lý.

Ngoài ra, có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên khác biệt về văn hóa vùng miền, quốc gia, bất đồng về ngôn ngữ, định kiến dân tộc…; chưa xây dựng hoàn chỉnh cơ chế quản lý theo hướng chuyên nghiệp, thuê người quản lý thiếu năng lực, thiếu đạo đức nghề nghiệp, không am hiểu văn hóa nước sở tại nên việc thiết lập, điều hành hệ thống, quy trình quản lý tại doanh nghiệp còn thiếu sự đồng bộ, chủ quan, áp đặt, tùy tiện, vi phạm pháp luật lao động Việt Nam. Từ đó, quan hệ lao động giữa giới chủ là người nước ngoài với người lao động còn xảy ra mâu thuẫn.

“Từ thực tế tại nhiều doanh nghiệp, mâu thuẫn không chỉ phát sinh giữa công nhân và chủ doanh nghiệp, mà với chính bộ máy giúp việc là người Việt, đặc biệt ở bộ phận nhân sự, tài chính, chuyền trưởng… Có trường hợp, bộ phận giúp việc cố tình gây khó dễ hoặc không đảm bảo các chế độ chính sách, gây bức xúc trong công nhân nhưng chủ doanh nghiệp không hay biết”, đồng chí Nam nói.

Công đoàn phải điều hòa tiếng nói chung về “điểm giới hạn lợi ích”

Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế và lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế thăm hỏi, nắm tình hình sản xuất, lao động việc làm tại doanh nghiệp. Ảnh: TS.

Đối với người lao động, ý thức chấp hành nội quy lao động chưa tốt. Các doanh nghiệp FDI có yêu cầu kỷ luật lao động cao. Trong khi đó, nhiều công nhân vẫn chưa hình thành tác phong làm việc công nghiệp, thường vi phạm kỷ luật lao động như đi muộn, làm việc riêng trong giờ làm việc, hút thuốc lá, không sử dụng đúng quy định về trang phục bảo hộ lao động, ngủ trong khi làm việc, dễ bị kích động, lôi kéo, cục bộ địa phương… Khi bị phạt, các lao động bức xúc và phản ứng lại, từ đó nảy sinh mâu thuẫn giữa với chủ doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, một số cán bộ công đoàn còn thiếu nhiệt huyết, thờ ơ, không dám bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên và người lao động; thiếu bản lĩnh trong thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động; chưa sâu sát, nắm bắt nguyện vọng của đoàn viên và người lao động để kịp thời đề nghị doanh nghiệp đối thoại, thương lượng giải quyết.

Những giải pháp từ công đoàn

Ngừng việc tập thể để giải quyết mâu thuẫn có thể làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội, gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, gây thiệt hại về vật chất cho doanh nghiệp, làm tổn thương mối quan hệ lao động.

Để phòng ngừa, giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn trong quan hệ lao động, đồng chí Lê Thị Thu Nam - Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, công đoàn cơ sở cần tăng cường giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động và quy chế dân chủ cơ sở ở doanh nghiệp, kịp thời kiến nghị, đề xuất doanh nghiệp đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động theo quy định hoặc có lợi hơn quy định của pháp luật lao động.

Công đoàn phải điều hòa tiếng nói chung về “điểm giới hạn lợi ích”
Đồng chí Lê Thị Thu Nam - Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn tới người lao động, người sử dụng lao động về việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động.

Tiến hành kiến nghị, đề xuất và yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện giao kết hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động theo đúng quy định của pháp luật.

Chủ động tập hợp nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động; cung cấp thông tin và tổ chức đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động; tham gia thương lượng với người sử dụng lao động trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc của công nhân.

Công đoàn phải điều hòa tiếng nói chung về “điểm giới hạn lợi ích”

Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế Hướng dẫn kỹ năng đối thoại, thương lượng trong ký kết TƯLĐTT cho cán bộ công đoàn cơ sở. Ảnh: TS

Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, cần tổ chức nâng cao năng lực cho cán bộ công đoàn cơ sở trong tham gia xây dựng quy chế dân chủ tại nơi làm việc, kỹ năng, thương lượng TƯLĐTT, kỹ năng thuyết phục, vận động người lao động, hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động… Đây được coi là giải pháp tối ưu để phòng ngừa mâu thuẫn trong quan hệ lao động, dẫn đến ngừng việc tập thể.

Thường xuyên nắm bắt thông tin bằng cách thiết lập các kênh thông tin từ cơ sở về tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, khó khăn chung của doanh nghiệp và người lao động.

Tham gia kiểm tra, giám sát cùng các cơ quan, ban ngành chức năng giải quyết, tháo gỡ mầm mống mâu thuẫn trong quan hệ lao động. Kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở, người lao động, người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng giải quyết, xử lý nhanh nhất, không để xảy ra ngừng việc tập thể kéo dài, lan rộng. Vận động người lao động giữ trật tự, không làm theo sự kích động của một bộ phận có động cơ xấu gây ra những hành động trái pháp luật.

Cán bộ công đoàn phải thường xuyên rèn luyện, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động công đoàn ở cơ sở, nâng cao năng lực, bản lĩnh trong thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động, trong tiếp xúc, nắm bắt, tổng hợp nguyện vọng của đoàn viên và người lao động, đặc biệt là trong tham gia giải quyết các vụ việc mâu thuẫn quan hệ lao động tại doanh nghiệp.

“Thực hiện được các giải pháp trên, lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động mới hài hòa, khăng khít”, đồng chí Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định.

Video chia sẻ của đồng chí Vũ Minh Tiến - Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể tại doanh nghiệp. Nguồn: NhânDânTV.

Theo Báo cáo về tình hình quan hệ lao động tại các doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn của Tổng LĐLĐ Việt Nam: Tổng hợp từ các địa phương, đơn vị cho thấy, tình hình tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể trong phạm vi cả nước trước Tết Nguyên đán năm 2024 giảm so với Tết năm 2023.

Cụ thể, trước Tết Nguyên đán 2024 cả nước xảy ra 11 cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể tại 6 tỉnh, thành phố, giảm 7 cuộc so với dịp Tết năm 2023 (xảy ra 18 cuộc).

Về tính chất, quy mô các cuộc ngừng việc tập thể không phức tạp so với các năm trước. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp, ngừng việc là do doanh nghiệp chậm trả lương, người lao động không đồng tình với điều kiện, cách tính, mức thưởng Tết của doanh nghiệp.

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, khi tranh chấp, ngừng việc tập thể diễn ra, tổ chức Công đoàn đã chủ động phối hợp cùng với các cơ quan chức năng hỗ trợ các bên đối thoại, thương lượng, tìm biện pháp giải quyết.

Được giữ nguyên tiền thưởng, công nhân đình công ở Bình Dương đã quay lại làm việc Được giữ nguyên tiền thưởng, công nhân đình công ở Bình Dương đã quay lại làm việc

Sáng nay (8/7), công nhân Công ty Cổ phần Green River Furniture, chuyên sản xuất gỗ ở phường Uyên Hưng, thành phố Tân Uyên, tỉnh ...

Cuộc ngừng việc của công nhân Công ty Viet Glory Cuộc ngừng việc của công nhân Công ty Viet Glory

Sau 5 ngày ngừng việc, sáng nay (6/10) có khoảng 1.000 công nhân Công ty TNHH Viet Glory (Diễn Châu, Nghệ An) trở lại nhà ...

Vụ hơn 5.000 công nhân VietGlory đình công: Hơn 1.000 công nhân đã đi làm trở lại Vụ hơn 5.000 công nhân VietGlory đình công: Hơn 1.000 công nhân đã đi làm trở lại

Liên quan đến vụ hơn 5.000 công nhân tại Công ty TNHH VietGlory (Nghệ An) đã bỏ về không làm việc vào chiều ngày 2/10 ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm