Công đoàn

Công đoàn ngành Giáo dục Đắk Lắk: Hơn 2,3 tỷ đồng chăm lo các trường vùng khó khăn

ĐỖ THIỆM
Tác giả: ĐỖ THIỆM
Công đoàn ngành Giáo dục Đắk Lắk vừa hoàn thành chuỗi các hoạt động xã hội tại các trường thuộc vùng khó khăn với tổng giá trị hơn 2,3 tỷ đồng, kịp thời chăm lo, động viên tinh thần, tiếp bước cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGNLĐ) và học sinh vượt qua khó khăn, sẵn sàng bước vào năm học mới.
Công đoàn Đắk Lắk đồng hành, chăm lo đời sống cho nữ đoàn viên Đắk Lắk: Lan tỏa công tác an toàn, vệ sinh lao động Đắk Lắk tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông trong đoàn viên
Công đoàn giáo dục Đắk Lắk: hơn 2,3 tỷ đồng chăm lo cho thầy – trò vùng khó khăn
Công đoàn ngành Giáo dục Đắk Lắk phối hợp cùng Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh khởi công Dự án Hệ thống giếng khoan cho 9 trường học thuộc vùng khó khăn. Ảnh: ĐVCC

Đem niềm vui đến với học sinh vùng khó khăn

Đồng chí Lưu Tiến Quang - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: “Chúng tôi vừa phối hợp với Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh tổ chức thành công các hoạt động vui Tết Trung thu cho học sinh các trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn xã Krông Á, huyện M’Drăk, mang lại niềm vui lớn và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho các em học sinh ở vùng khó khăn”.

Theo đó, ngày 10/9, gần 1.000 em học sinh tại các Trường: Mẫu giáo Hoa Đào, Tiểu học Ngô Gia Tự và THCS Phan Đình Phùng xã Krông Á đã được trải nghiệm với các trò chơi dân gian phù hợp từng lứa tuổi như: “Vịt đẻ trứng”, “Ếch đớp mồi” đối với các em học sinh tiểu học; “Khéo xảy – khéo xay”, “Rước kiệu thảy banh” đối với các em học sinh THCS…

Cùng hòa mình vào các tiết mục ca hát trong chương trình “Trung thu yêu thương, hát cùng chị Hằng Nga” và háo hức với màn biểu diễn sôi nổi, ấn tượng của đội “Lân – Sư – Rồng”, “Rước đèn đón trăng” trong chương trình “Đêm hội Trăng rằm”…

Tại đây, Ban Tổ chức cũng trao tặng 1.000 phần quà trung thu cho các em học sinh với trị giá trên 100 triệu đồng, đồng thời trao tặng 22 suất học bổng (mỗi suất 1 triệu đồng) cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên học tập và rèn luyện đạt kết quả tốt.

Công đoàn giáo dục Đắk Lắk: hơn 2,3 tỷ đồng chăm lo cho thầy – trò vùng khó khăn
Học sinh được trải nghiệm với các trò chơi dân gian và hòa mình vào không khí trung thu vui nhộn. Ảnh: ĐVCC

Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Trương Thị Thúy Hằng - Hiệu trưởng Trường THCS Phan Đình Phùng xúc động cho biết, điều kiện kinh tế - xã hội ở đây còn nhiều khó khăn nên sự quan tâm của phụ huynh học sinh đến việc học tập, sinh hoạt của các em học sinh cũng còn hạn chế. Hằng ngày, ngoài giờ học, các em phải lên nương rẫy phụ giúp cha mẹ hoặc ở nhà chăm sóc em nhỏ, rất ít có cơ hội tham gia các hoạt động vui chơi giải trí.

“Có lẽ mùa trung thu năm nay là vui vẻ và hạnh phúc nhất của cả thầy và trò chúng tôi. Không chỉ là giá trị vật chất mà các hoạt động vui chơi chính là bữa tiệc tinh thần tuyệt vời của các em học sinh, đã kịp thời động viên, khích lệ thầy cô giáo cùng các em khắc phục khó khăn, gắn bó với trường lớp” - cô giáo Trương Thị Thúy Hằng trải lòng.

Còn em Đào Phương Linh, học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Ngô Gia Tự thì phấn khởi khoe với chúng tôi: “Hôm nay con được tham gia các hoạt động vui chơi, biểu diễn văn nghệ cùng các bạn, được xem múa lân và phá cỗ trung thu, vui thật là vui. Con còn được tặng học bổng 1 triệu đồng vì 4 năm học vừa qua con phấn đấu để đạt danh hiệu học sinh giỏi. Con sẽ đưa số tiền học bổng này về để mẹ mua sách vở, dụng cụ học tập, chắc mẹ con cũng vui mừng lắm!”.

Công đoàn giáo dục Đắk Lắk: hơn 2,3 tỷ đồng chăm lo cho thầy – trò vùng khó khăn
CBNGNLĐ và học sinh các trường học thuộc vùng khó khăn vui mừng và trông chờ vào công trình nước sạch đầy ý nghĩa của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh khởi công xây dựng. Ảnh: ĐVCC

Chăm lo cho cả thầy và trò

Cũng theo chia sẻ của đồng chí Lưu Tiến Quang, Đắk Lắk là tỉnh cao nguyên, địa bàn rộng, quy mô trường lớp đông, với gần 29 ngàn CBNGNLĐ. Nhiều trường, điểm trường nằm ở khu vực điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nước sinh hoạt của cả thầy và trò là vấn đề cấp bách nhất. Thống kê sơ bộ, hiện toàn tỉnh có trên 100 trường học chưa có nước sạch.

Thấu hiểu những khó khăn, vất vả của đội ngũ CBNGNLĐ và học sinh ở các trường học thuộc vùng khó khăn, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh phối hợp với lãnh đạo Sở GĐ&ĐT tỉnh đã huy động nguồn lực từ xã hội hỗ trợ nhiều công trình nước sạch cho các trường vùng khó khăn của tỉnh.

“Ngay sau dịp khai giảng năm học 2022 – 2023, chúng tôi đã tổ chức lễ khởi công Dự án Hệ thống giếng khoan cho 9 trường học thuộc vùng khó khăn trên địa bàn các huyện: Ea Súp, Krông Pắc, Ea Kar, Cư Kuin, Lắk, M’Đrắk, Krông Năng và Krông Búk với tổng kinh phí khoảng 2,2 tỷ đồng từ nguồn tài trợ của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh.

Mỗi giếng nước sẽ có chiều sâu khoảng 180 m, đường kính 15,2 cm, lượng nước khai thác ước đạt 25 đến 30 mét khối trong một ngày/đêm với kinh phí hơn 200 triệu đồng mỗi giếng. Dự án sẽ hoàn thành trong tháng 9/2022, thiết thực chào mừng 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022)”.

Thầy giáo Lê Ngọc Quyết - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng (xã Cư K’bang, huyện Ea Súp) cũng là đơn vị được chọn tổ chức lễ khởi công dự án cho biết, gần 100% số học sinh ở đây là con em người dân tộc thiểu số từ các tỉnh phía Bắc di cư tự do vào. Hầu hết đều sống thuận theo tự nhiên, sử dụng nguồn nước sông, suối rất dễ nhiễm bệnh.

Thầy Quyết cũng cho biết, đơn vị này hiện có hơn 530 học sinh và 40 cán bộ giáo viên sinh hoạt tại trường, mấy năm nay, thầy cô và các em chật vật, bất tiện vì thiếu nước sạch để sinh hoạt hằng ngày. Vừa rồi, đoàn khảo sát của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh và Công ty Cổ phần nhựa Bình Minh thực hiện khoan địa chất để lập dự toán và thông báo đủ điều kiện để khoan giếng, thầy trò và Nhân dân gần đây rất vui mừng và trông chờ vào công trình nước sạch đầy ý nghĩa này.

“Khi mũi khoan đầu tiên được vận hành, chúng tôi vui lắm, niềm vui đã lan toả khắp sân trường. Giếng khoan xong là chúng tôi sẽ lắp đặt ngay các thiết bị như: nguồn điện, máy bơm, ống dẫn nước, bồn chứa… để cung cấp nước sinh hoạt cho thầy cô giáo và các em học sinh” - thầy giáo Lê Ngọc Quyết phấn khởi nói.

Công đoàn giáo dục Đắk Lắk: hơn 2,3 tỷ đồng chăm lo cho thầy – trò vùng khó khăn
Phụ huynh học sinh và Nhân dân ở vùng khó khăn của tỉnh Đắk Lắk cũng mong sớm có nước sạch cho các trường học. Ảnh: ĐVCC

Còn cô giáo Nguyễn Thị Lục – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cao Thắng (xã Ea Knuếc, huyện Krông Pắc) thì tâm sự: “Năm học này, Trường có 39 CBNGNLĐ và 465 học sinh. Tất cả học sinh đều là người dân tộc Ê đê và phần lớn thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, điều kiện rất khó khăn.

Hiện nay chúng tôi đang sử dụng giếng đào nhưng nước lúc có, lúc không, nhất là về mùa khô thì trơ đáy nên thầy cô giáo phải mua nước bình về sinh hoạt. Ai nấy đều rất trân quý và trông chờ vào dự án khoan giếng nước sạch lần này vì khi có nước sạch, không chỉ phục vụ sinh hoạt, mà còn giúp các em học sinh tránh được các bệnh truyền nhiễm, sức khoẻ thể chất ngày càng được cải thiện tốt hơn”.

Đồng hành với Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk chăm lo cho CBNGNLĐ và các em học sinh vùng khó khăn, bà Hoàng Việt Hương - Giám đốc hành chính Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh chia sẻ, các giếng khoan do đơn vị này tài trợ là một dự án cộng đồng đầy giá trị nhân văn; góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô cho học sinh và CBNGNLĐ tại các trường có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; cũng là góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nơi đây.

Công đoàn Đắk Lắk đồng hành, chăm lo đời sống cho nữ đoàn viên Công đoàn Đắk Lắk đồng hành, chăm lo đời sống cho nữ đoàn viên

Các cấp công đoàn ở Đắk Lắk đã có những cách làm linh hoạt, phù hợp nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và ...

Đắk Lắk: Lan tỏa công tác an toàn, vệ sinh lao động Đắk Lắk: Lan tỏa công tác an toàn, vệ sinh lao động

Đến nay, Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở 80% số doanh nghiệp có ...

Đắk Lắk tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông trong đoàn viên Đắk Lắk tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông trong đoàn viên

Ngày 31/8, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm