Hoạt động Công đoàn

Công đoàn Giáo dục Việt Nam kiến nghị nhiều chế độ, chính sách của cán bộ công đoàn

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Tại Đại hội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã kiến nghị nhiều chế độ, chính sách liên quan đến cán bộ công đoàn.
Công đoàn ôm trọn vòng tay…

Khẳng định vị thế của Công đoàn trong sự nghiệp đổi mới giáo dục

Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; đồng chí Phạm Ngọc Thưởng - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đại hội có sự tham dự của 250 đại biểu chính thức là cán bộ công đoàn, các nhà giáo, nhà khoa học, những người lao động tiêu biểu, có uy tín rất cao tại cơ sở.

Công đoàn Giáo dục Việt Nam kiến nghị nhiều chế độ, chính sách của cán bộ công đoàn
Đồng chí Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát biểu khai mạc tại Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Ảnh: Hải Nguyễn

Phát biểu khai mạc đại hội, TS. Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, trong bối cảnh khó khăn, thách thức và thuận lợi đan xen, Đại hội sẽ rút ra bài học kinh nghiệm, xác định và triển khai nhiệm vụ, giải pháp cho một nhiệm kỳ mới, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra vào thời điểm các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị đang ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu vượt mọi khó khăn thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo; Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị.

Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ XV; xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đồng thời, Đại hội kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam khóa XV; bầu Ban Chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam khóa XVI; bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Công đoàn Giáo dục Việt Nam kiến nghị nhiều chế độ, chính sách của cán bộ công đoàn
Các đại biểu tham dự Đại hội. Ảnh: Hải Nguyễn

Báo cáo của Ban Chấp hành Việt Nam khóa XV trình Đại hội XVI Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đồng chí Đặng Hoàng Anh - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tập trung vào công tác đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGNLĐ).

Công đoàn tham gia quản lý, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định đã đạt được những kết quả tích cực; công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động luôn đổi mới.

Công tác Nữ công và phong trào thi đua “Giỏi việc trường - đảm việc nhà” tiếp tục đổi mới, góp phần chăm lo, phát triển đội ngũ nữ CBNGNLĐ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ…

Nhiệm kỳ 2023 - 2028, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đặt ra mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn ngành Giáo dục, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trọng tâm là chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; xây dựng cán bộ công đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín và phương pháp công tác tốt.

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phong cách làm việc của đoàn viên, người lao động; xây dựng đội ngũ CBNGNLĐ hiện đại, lớn mạnh; tiếp tục khẳng định vị thế của Công đoàn Giáo dục Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.

Công đoàn Giáo dục Việt Nam kiến nghị nhiều chế độ, chính sách của cán bộ công đoàn
Đồng chí Đặng Hoàng Anh - Phó Chủ tịch Công đoàn giáo dục Việt Nam phát biểu tại Đại hội. Ảnh: Hải Nguyễn

Kiến nghị nhiều chế độ chính sách cho giáo viên, cán bộ công đoàn

Tại Đại hội, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã trình bày kiến nghị, đề xuất của CBNGNLĐ tới Tổng LĐLĐ Việt Nam. Trong đó, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam nghiên cứu, tham mưu với Chính phủ đưa giáo viên mầm non vào nhóm lao động nặng nhọc để có chính sách phù hợp. Được đưa vào nhóm lao động nặng nhọc, tuổi nghỉ hưu của nữ giáo viên mầm non là 55 tuổi thay vì nghỉ hưu ở độ tuổi như các ngành khác.

Đối với Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, đoàn viên, người lao động quan tâm điều chỉnh, ban hành một số chính sách đối với CBNGNLĐ. Đặc biệt là tham gia xây dựng thang bảng lương đối với nhà giáo; nhà công vụ đối với giáo viên, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.

Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề xuất cơ quan chức năng khi sửa đổi Luật Công đoàn cần quan tâm duy trì mô hình công đoàn ngành nghề; sớm triển khai thực hiện Đề án Công đoàn ngành xuyên suốt phù hợp với chủ trương của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn trong tình hình mới theo Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị.

Qua đó tạo điều kiện cho các công đoàn ngành, nghề thực hiện tốt hơn chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ đoàn viên, người lao động.

Đồng thời sửa đổi Điều 24 Luật Công đoàn năm 2012 nhằm quy định hợp lý hơn về chế độ giảm trừ giờ hằng tháng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách. Theo Công đoàn Giáo dục Việt Nam, trong thời gian qua, việc thực hiện đã lộ rõ sự bất cập ở nội dung này.

Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam tham mưu với Đảng, Nhà nước để có quy định cụ thể đối với công tác cán bộ của tổ chức Công đoàn đảm bảo phù hợp hơn với tình hình thực tiễn.

Bởi lẽ, cán bộ công đoàn ở cơ sở thường biến động, phải kiện toàn để thực hiện nhiệm vụ, trong khi các yêu cầu về điều kiện tiêu chuẩn phải thực hiện như cán bộ quản lý nên sẽ gặp khó khăn trong công tác này.

Công đoàn Giáo dục Việt Nam mong muốn Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ, ngành chức năng phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị một cách hiệu quả, trong đó, quan tâm công tác tuyển dụng cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Tiếp tục nghiên cứu và có chế độ phụ cấp hợp lý và các chế độ đãi ngộ khác để tạo động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ công đoàn tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ; thu hút được cán bộ giỏi làm công đoàn, giữ chân cán bộ công đoàn. Tăng số cán bộ công đoàn chuyên trách cho Công đoàn Giáo dục khối tỉnh/thành phố để đảm bảo thực hiện hiệu quả vai trò, chức năng của tổ chức công đoàn ngành nghề địa phương.

Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục phối hợp với các địa phương quan tâm bố trí nguồn lực đảm bảo các thiết chế, điều kiện và môi trường làm việc ngày càng tốt hơn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe đối với CBNGNLĐ.

Chỉ đạo các LĐLĐ tỉnh, thành phố phối hợp và đảm bảo thống nhất với Công đoàn Giáo dục Việt Nam để triển khai hoạt động công đoàn theo đặc thù ngành Giáo dục, đặc biệt là đối với bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo).

Đồng thời chỉ đạo dứt điểm việc chuyển công đoàn các trường thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ở một số địa phương về Công đoàn Giáo dục Việt Nam quản lý trực tiếp theo đúng Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Trong phiên làm việc thứ hai, Đại hội đã nghe Báo cáo kết quả Đại hội phiên thứ nhất; Báo cáo của Ban Chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2023 - 2028; Báo cáo tổng hợp ý kiến của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Tổng LĐLĐ Việt Nam; Báo cáo kết quả thảo luận đề án nhân sự; tiến hành ứng cử, đề cử, biểu quyết chốt danh sách nhân sự bầu cử BCH khóa XVI; Bầu cử Ban Chấp hành khóa XVI.

Đại hội đã chỉ định đồng chí Nguyễn Ngọc Ân làm Triệu tập viên Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam khóa XVI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Công đoàn ôm trọn vòng tay… Công đoàn ôm trọn vòng tay…

Trong làn nắng vàng tươi vừa hửng sau cơn mưa, ngôi nhà mới với màu sơn thanh nhã của gia đình chị Đặng Thị Nhạn ...

Công nhân kịp thời phát hiện bệnh tại buổi tầm soát ung thư miễn phí Công nhân kịp thời phát hiện bệnh tại buổi tầm soát ung thư miễn phí

Tại buổi khám sức khỏe và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho công nhân lao động (CNLĐ) đợt 2 năm 2023 ...

Đồng chí Lê Công Khanh tái đắc cử Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hậu Giang Đồng chí Lê Công Khanh tái đắc cử Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hậu Giang

Chiều 11/10, Đại hội XI Công đoàn tỉnh Hậu Giang, nhiệm kỳ 2023-2028 đã bước vào phiên làm việc cuối cùng. Đồng chí Lê Công ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm