Đời sống

Cho vay chính thức và trấn áp tội phạm để "tiêu diệt" tín dụng đen

TẤN MÂN
Tác giả: TẤN MÂN
Tại buổi gặp gỡ, đối thoại với công nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo, "với tín dụng đen, chúng ta có hai vấn đề là làm sao để người lao động có thể tiếp cận được với tín dụng chính thức và đấu tranh chống lại tội phạm tín dụng đen. Muốn thực hiện tốt vấn đề này, Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn cho người nghèo vay, công an phải tiếp tục trấn áp hơn nữa tội phạm tín dụng đen. Đây là hai giải pháp rất căn cơ có thể trấn áp và "tiêu diệt" tệ nạn tín dụng đen".
Cho vay chính thức và trấn áp tội phạm để diệt tín dụng đen
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh trấn áp tội phạm tín dụng đen. Ảnh: Ý YÊN

Tín dụng đen phát triển nhờ sự túng quẫn của người nghèo

Thực tế, tệ nạn tín dụng đen đã tồn tại và phát triển hơn 10 năm nay. Bọn chúng phát triển như cỏ dại trên cả nước nhưng mạnh nhất tại các khu vực nhiều người nghèo: khu công nghiệp, xóm trọ,... bởi nơi này có nhiều “con mồi” là những người lao động có thu nhập thấp như: công nhân, người buôn bán nhỏ. Họ không có tiền tích lũy, dễ bị túng quẫn tài chính nên buộc phải vay tiền của bọn chúng, dù hầu hết đều biết phải trả lãi "cắt cổ".

Tệ nạn tín dụng đen dù đã bị xã hội kịch liệt lên án, bị báo chí tốn vô số giấy mực vạch mặt các thủ đoạn gian manh, bị công an khởi tố hàng ngàn vụ việc với hàng ngàn đối tượng tham gia… nhưng nó vẫn tồn tại và phát triển dai dẳng.

Cho vay chính thức và trấn áp tội phạm để
Cán bộ công đoàn, công nhân lo lắng trước vấn nạn tín dụng đen. Ảnh: ĐH

Hiện nay, do người nghèo, công nhân, người buôn bán nhỏ bị lâm vào cảnh khó khăn và kiệt quệ kinh tế nên tín dụng đen có chiều hướng phát triển mạnh hơn trước. Vừa qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đánh giá: “Sau 2 năm không tăng lương, lại vừa gượng dậy sau đại dịch Covid-19, mức sống của nhiều người lao động rất khó khăn. Đã có 12% người lao động cho biết hằng tháng phải đi vay tiền để ổn định cuộc sống; hơn 1/3 số người lao động phải vay tiền 3 đến 4 tháng/lần với khoản tiền trung bình là 10 triệu đồng. Trong khi vay tiền từ các kênh lãi suất thấp khó khăn thì việc vay của tín dụng đen là dễ dàng nhất…”.

Thời gian gần đây, bọn tín dụng đen còn táo tợn hơn trước khi vô cớ bêu riếu, nhục mạ, đe dọa tính mạng của cán bộ công đoàn để buộc họ giúp chúng đòi nợ… Như vụ cán bộ công đoàn Trần Thị Toan ở Bình Phước mà Tạp chí Lao động Công đoàn đã có bài viết.

Mới đây nhất, để buộc người khác giúp chúng đòi nợ, các đối tượng tín dụng đen đã đe dọa, khủng bố tinh thần ông Phan Hữu Huyền - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu thủy sản CADOVIMEX II (Khu công nghiệp Sa Đéc - TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) theo cách dọa giết, dọa tạt axít ông này và người thân của ông…

Cho vay chính thức và trấn áp tội phạm để
Tín dụng đen còn tồn tại dưới hình thức cho vay tiền mặt không cần thế chấp,... (Ảnh: An ninh thế giới)

Giải pháp diệt tín dụng đen

Tại buổi đối thoại với Thủ tướng Chính phủ ngày 12/6, đồng chí Trần Thị Toan, cán bộ công đoàn cơ sở Công ty TNHH New Apparel Far Eastern Việt Nam tỉnh Bình Phước đã kiến nghị đại ý, có rất nhiều công nhân gặp khó khăn về tài chính, nhưng lại rất khó tiếp cận với các khoản vay cá nhân từ ngân hàng nên buộc phải tìm đến tín dụng đen.

Rất mong Chính phủ có chương trình, chính sách hỗ trợ tín dụng cho người lao động, để công nhân không còn phải đi vay nặng lãi từ tín dụng đen và mong Chính phủ có cơ chế hỗ trợ vốn cho Quỹ CEP - tổ chức Quỹ tín dụng của Công đoàn để quỹ này hỗ trợ nhu cầu vay vốn của công nhân (hiện nay Quỹ CEP có nguồn vốn hạn chế).

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã trả lời: “Sau khi phối hợp với nhiều ngành đi khảo sát, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an đã xác định, dù đã bị trấn áp mạnh mẽ nhưng tín dụng đen vẫn hoạt động do nguyên nhân chính là từ người lao động, nhất là những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, họ luôn có nhu cầu vay vốn, mà một khi có cầu thì phải có cung…”.

"Nhà nước đã ban hành kế hoạch hành động với bảy nhóm nhiệm vụ trọng tâm cụ thể, nhằm cho người lao động vay từ nguồn tín dụng chính thức để đáp ứng nhu cầu cấp bách, chính đáng. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại mạnh dạn cho vay, giảm bớt thủ tục phức tạp với những khoản tín dụng không lớn để người lao động dễ tiếp cận; triển khai biện pháp công nghệ để đưa những khoản vốn này thuận lợi đến tay người dân…". Phó Thống đốc Thường trực NHNN chia sẻ.

Ông Đào Minh Tú cũng cho biết thêm: “hiện có 2 công ty thuộc 2 ngân hàng thương mại lớn là FE Credit và công ty tài chính là HD Solution đã cam kết mỗi ngân hàng có gói 10 ngàn tỉ đồng với lãi suất bằng 50% lãi suất thị trường đang cho vay hiện nay. Dự kiến 2 gói nguồn vốn trên sẽ cho vay với nhu cầu chính đáng của công nhân trong các khu công nghiệp, nhà máy”.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN cũng mong rằng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ phối hợp triển khai việc cho người lao động vay sao cho đúng đối tượng, đúng mục đích với mức lãi suất bằng 50% lãi suất hiện nay, quản lý sử dụng để có thể trả nợ được.

Cho vay chính thức và trấn áp tội phạm để
Ảnh minh họa: internet

Ngành Công an cam kết đẩy mạnh trấn áp tín dụng đen

Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an mới đây cho biết, trong 3 năm, Bộ Công an đã xử lý 2.700 vụ việc liên quan tín dụng đen, với gần 5.000 đối tượng tham gia. Bộ Công an đã khởi tố gần 2.000 vụ với gần 4.000 bị can, trong đó có gần 1.000 vụ cho vay nặng lãi. Nhiều bị hại trong những vụ việc nói trên là công nhân.

Thứ trưởng Bộ Công an cũng cho biết thêm về những giải pháp mạnh tay với nạn tín dụng đen: "Để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả tín dụng đen, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 12. Ngành Công an đã kiểm tra các cơ sở, doanh nghiệp có liên quan đến tín dụng đen, đã xử lý những doanh nghiệp lợi dụng chính sách này; rà soát các ngành nghề kinh doanh thường bị tín dụng đen lợi dụng núp bóng… sắp tới đây Bộ Công an sẽ mở các đợt cao điểm trấn áp tội phạm tín dụng đen trên toàn quốc...".

Thực tế, theo lẽ thường thì các ngân hàng đều ngại cho vay các khoản vay cá nhân nhỏ lẻ, cho vay tín chấp do khó quản lý, khó thu hồi vốn. Do vậy, rất mong chỉ đạo của Thủ tướng được các ngành liên quan thực hiện nghiêm túc, cụ thể và nhanh chóng, vừa giúp người nghèo, công nhân vượt qua khó khăn do kinh tế có dấu hiệu suy thoái hiện nay, vừa góp phần "tiêu diệt" tệ nạn tín dụng đen.

Tại buổi gặp gỡ, đối thoại giữa Thủ tướng với công nhân vào ngày 12/6, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phát biểu: "Hiện nay, hệ thống bán lẻ của các ngân hàng chưa quan tâm đến đối tượng công nhân lao động. Nhiều ngân hàng thương mại chưa có các phòng giao dịch tại các khu công nghiệp nên công nhân lao động chưa dễ dàng tiếp cận. Tổ chức Công đoàn sẽ bàn thảo với các ngân hàng thành lập các chi nhánh tín dụng ở các khu công nghiệp".
Công nhân khổ sở vì tín dụng đen Công nhân khổ sở vì tín dụng đen

Bộ Công an thông tin, đã xử lý hơn 2.700 vụ tín dụng đen, khởi tố gần 2.000 vụ với 4.000 bị can, trong đó ...

Cán bộ công đoàn bị tín dụng đen lợi dụng hình ảnh, số điện thoại để đòi nợ Cán bộ công đoàn bị tín dụng đen lợi dụng hình ảnh, số điện thoại để đòi nợ

Công nhân lao động vay nợ tín dụng đen, công ty tài chính, sau đó chậm trả tiền, khiến cán bộ công đoàn bị liên ...

Tín dụng đen trong công nhân lao động Tín dụng đen trong công nhân lao động

Theo báo cáo của Công an các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Dương (khảo sát của Viện Công ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm