![]() |
Những người lao động tự do tập trung tại “chợ người” từ sáng sớm đến đêm để đợi việc - Ảnh: M.K |
“Chúng tôi ăn vội bữa tối ở quán cơm bụi rồi ra đây đứng luôn. Ai thuê việc gì cũng làm, từ bốc vác, sơn sửa nhà, trồng cây, làm mộc... cái gì cũng làm được cả” - anh Tuấn (45 tuổi), quê ở Yên Thành, Nghệ An chia sẻ với Cuộc sống an toàn.
Ra Hà Nội kiếm sống từ năm 1994, anh Tuấn chứng kiến sự thay đổi đến chóng mặt của thành phố này. Và anh cũng thạo đủ thứ nghề, ai thuê gì làm nấy, không nề hà, không ngại khó. So với những ngày đầu chân ướt chân ráo ra Thủ đô, cuộc sống của anh Tuấn hiện tại đã khá hơn nhiều: “Hồi mới ra còn đi bộ, lang thang, đêm ngủ vạ vật ở ngoài đường. Bây giờ có xe máy đi, ở nhà trọ cùng 3 anh em nữa, mỗi tháng trừ chi phí sinh hoạt thì cũng gửi về nhà được khoảng 7-8 triệu. Vợ làm mấy sào ruộng, ở cùng đứa nhỏ năm nay học lớp 11. Đứa lớn thì học năm thứ 3 đại học Công nghiệp rồi”.
Anh Tuấn cho biết công việc của anh và những người lao động ở “chợ người” thường bắt đầu từ khoảng 8h sáng và kết thúc vào 10h đêm. Tuy nhiên, “lịch làm việc” của họ không cố định, có thể bắt đầu sớm hơn, hoặc kết thúc muộn hơn, đặc biệt trong những ngày cận Tết như hiện nay. Anh nói: “Sắp tới người ta bán đào, quất ở đây thì chúng tôi có thêm việc để làm. Gần Tết cũng nhiều việc hơn nên phải tranh thủ thức khuya, dậy sớm, chút nữa còn có tiền về quê tiêu Tết”.
![]() |
Những người lao động có thể làm được nhiều công việc chân tay, từ dọn nhà, bốc vác đến quét sơn, xây tường... - Ảnh: M.K |
Ở gầm cầu vượt đường Bưởi có tới vài chục người lao động tự do như anh Tuấn. Họ đến từ nhiều địa phương khác nhau, nhiều người có thâm niên đến hàng chục năm. Thu nhập của họ được tính theo ngày, tuỳ theo công việc được thuê và sự thương lượng với khách hàng... Nhiều người cho biết có những ngày không tìm được việc để làm, nhưng cũng có ngày thu nhập lên tới 500-700 nghìn đồng. Công việc bấp bênh là thế nhưng họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ra đứng đường chờ việc, mong kiếm được ít tiền gửi về trang trải cho cuộc sống gia đình.
Anh Đức (38 tuổi), quê Nghệ An chia sẻ: “18 tuổi tôi đã ra đây làm rồi. Làm nghề bán sức khỏe này thì ngày nào biết ngày đấy. Hôm nay còn khoẻ thì còn hy vọng kiếm tiền, nhiều khi ốm đau phải nằm bẹp trong phòng trọ chẳng kiếm được đồng nào. Có người phải về quê cho vợ con chăm sóc bởi anh em bạn bè cũng còn phải ra đường kiếm tiền”.
Trong cái lạnh co ro những ngày giáp Tết, những người như anh Tuấn, anh Đức vẫn đang vạ vật ngày đêm để được bán sức lao động với hy vọng về một cái Tết đủ đầy cho gia đình ở quê.
![]() Theo tổng hợp từ báo cáo lương, thưởng Tết từ 40 tỉnh, thành phố của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mức ... |
![]() Tối ngày 3/1, trên đoàn tàu mang số hiệu SE6 (Sài Gòn – Hà Nội), một sản phụ đã chuyển dạ. Ngay lập tức, tổ ... |
![]() "Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ" - Cái câu nói tưởng như bông phèng ấy bỗng lại thấy mang đầy ý nghĩa nghiêm túc ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
