![]() |
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh (giữa) chủ trì họp báo - Ảnh: VGP/Thu Cúc |
Tại họp báo, Cục trưởng Cục Việc làm Vũ Trọng Bình cho biết, năm 2021 do tác động của dịch bệnh Covid-19, nguồn cung lao động bị suy giảm nghiêm trọng, số lao động bị mất việc làm, giảm giờ làm việc, ngừng việc lớn khiến cho số lao động có việc làm giảm mạnh. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu việc làm đảo chiều. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm, thất nghiệp tăng cao, tiền lương, thu nhập giảm, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn và cuối cùng, có sự dịch chuyển lao động lớn từ thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh.
Theo thống kê, hiện nay có khoảng 2,2 triệu người đang làm việc tại các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam đã trở về địa phương, gây ra nguy cơ thiếu hụt lao động cho khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước.
Trước tình hình đó, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022. Quốc hội cũng thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi kinh tế.
"Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 11, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 08 quy định về việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo trình tự thủ tục rút gọn", ông Vũ Trọng Bình cho biết.
Theo Cục trưởng Vũ Trọng Bình, ước tính ban đầu của Bộ LĐ-TB&XH, có khoảng 3,4 triệu lao động được thụ hưởng chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà.
Quyết định 08 là sự cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc vừa thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 vừa nhằm phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng.
Đồng thời, bảo đảm các nguyên tắc, cụ thể hóa nội dung Nghị quyết số 11 về chương trình phục hồi kinh tế, để triển khai việc hỗ trợ đúng đối tượng, công khai, minh bạch, tránh để xảy ra tình trạng lợi dụng, trục lợi chính sách.
Về thủ tục, việc triển khai chi trả tiền hỗ trợ sẽ thực hiện theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, phát huy vai trò, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong việc thực hiện chính sách.
Giải thích rõ về mục tiêu chính sách, lãnh đạo Cục Việc làm nêu rõ, Quyết định số 08 nhằm chia sẻ, hỗ trợ cho người lao động còn khó khăn về nhà ở để họ yên tâm làm việc, tham gia phục hồi sản xuất cùng với người sử dụng lao động, hỗ trợ doanh nghiệp "giữ chân" được người lao động để có nhân lực cho phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để giữ chân người lao động vào làm việc, hạn chế việc phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh do thiếu lao động. Đặc biệt, chính sách hướng tới mục tiêu thu hút trở lại những lao động do tác động của đại dịch Covid-19 đã phải rời bỏ thành phố về quê.
![]() Đó là ý kiến của người lao động, công đoàn và doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục nhận hỗ trợ tiền thuê nhà. |
![]() Theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 28/3/2022, người lao động đáp ứng đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng ... |
![]() Công đoàn và người lao động (NLĐ) ở Nghệ An bày tỏ sự phấn khởi khi ngày hôm qua (28/03), Chính phủ ban hành quy ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
