Hoạt động Công đoàn

Cần thiết đầu tư hạ tầng cơ bản để phục vụ người lao động

QUANG TRƯỜNG
Tác giả: QUANG TRƯỜNG
Tại Hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập”, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị, cần thiết đầu tư hạ tầng cơ bản để phục vụ cho người lao động (NLĐ) tại những nơi thị trường lao động có hướng phát triển.
“Sao không ai hỏi lại mình có cần gì không?”

Cần thiết đầu tư hạ tầng cơ bản để phục vụ cho NLĐ tại những nơi thị trường lao động có hướng phát triển là kiến nghị được Tổng LĐLĐ Việt Nam đưa ra tại Hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập”.

Cần thiết đầu tư hạ tầng cơ bản để phục vụ người lao động
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị được tổ chức ngày 20/8 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì. Hội nghị nhằm tìm ra lời giải cho những thách thức đối với thị trường lao động trong thời gian qua.

Hội nghị diễn ra dưới hình thức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối đến đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tham dự Hội nghị tại đầu cầu Hà Nội có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Công an, Ngân hàng Nhà nước..., Tổng LĐLĐ Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện một số doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, và đại diện một số tổ chức, chuyên gia quốc tế.

Tại Hội nghị, lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình bày Báo cáo tình hình thị trường lao động thời gian qua; nhận diện những thuận lợi, cơ hội, khó khăn, thách thức hiện nay để đề xuất các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động nhanh, hiệu quả để làm cơ sở phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

Cần thiết đầu tư hạ tầng cơ bản để phục vụ người lao động
Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị cũng sẽ lắng nghe những kiến nghị từ cộng đồng doanh nghiệp do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trình bày, đề cập đến bối cảnh chịu tác động kép bởi đại dịch Covid-19 và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư khiến thị trường lao động Việt nam đang có nhiều thay đổi mạnh mẽ.

Trong đó, 2 thách thức nổi lên là: thiếu hụt lao động có kỹ năng và các thay đổi về yêu cầu kỹ năng đối với NLĐ dưới tác động của việc thay đổi công nghệ, chuyển đổi số và tự động hóa khiến cho yêu cầu về kỹ năng của NLĐ cũng thay đổi nhanh hơn, chu kì thay đổi cũng ngắn hơn.

Tại Hội nghị, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng kiến nghị những giải pháp để phát triển thị trường lao động, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, cần hết sức chú trọng chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Bởi lẽ, con người luôn phải là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển.

Hội nghị cũng là dịp để các địa phương, doanh nghiệp, chuyên gia trong nước và quốc tế "hiến kế" phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, trong bối cảnh sau Tết Nguyên đán 2022, các doanh nghiệp có hiện tượng thiếu hụt lao động. Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc để nắm bắt tình hình và đề xuất giải pháp khắc phục thiếu hụt lao động ở các địa phương, sau đó cũng đã có văn bản gửi ý kiến nghị, báo cáo với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời cũng đã chỉ đạo toàn bộ hệ thống Công đoàn triển khai đồng bộ giải pháp để chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Cần thiết đầu tư hạ tầng cơ bản để phục vụ người lao động
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VPG/Nhật Bắc

Với vai trò, trách nhiệm của tổ chức đại diện cho NLĐ, thời gian qua, các cấp công đoàn quan tâm, triển khai nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực để chăm lo đời sống và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ như: chủ động phối hợp với các cơ quan đề xuất, hoàn thiện các chính sách liên quan đến NLĐ, bám sát, nắm tình hình, kịp thời giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách đối với NLĐ, nhất là trong thời kỳ dịch Covid-19.

Các cấp Công đoàn cũng đã tập trung chăm lo cho NLĐ ngay tại cơ sở, nhất là NLĐ gặp khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đặc biệt là dịp Tết.

Tổng Liên đoàn cũng tiếp tục phát huy vai trò đại diện của NLĐ trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia để tham gia trình Chính phủ Nghị định 38/2022/NĐ-CP điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng; phối hợp trong việc giám sát, thực hiện các quy định về hợp đồng lao động, tiền lương, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, các chính sách hỗ trợ NLĐ như tiền thuê nhà…; có ý kiến với các doanh nghiệp, đơn vị và lãnh đạo các tỉnh, ngành tháo gỡ khó khăn, giải quyết chế độ cho NLĐ.

Trước tình hình quan hệ lao động có diễn biến phức tạp, các cấp công đoàn cũng thực hiện các giải pháp trong việc phòng ngừa các tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, tập trung tuyên truyền NLĐ, người sử dụng lao động đồng hành, chia sẻ khó khăn và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện tốt thoả ước lao động tập thể…

Để phát triển thị trường lao động theo đúng chủ đề Hội nghị, Tổng Liên đoàn kiến nghị một số nội dung cụ thể:

Trước mắt đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo triển khai quyết liệt chính sách hỗ trợ cho NLĐ đã được ban hành trong thời gian qua theo những mốc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ấn định, bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả, cấp thiết của những chủ trương, chính sách nhân văn đã ban hành.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nghề, giúp cung cấp lượng lớn lao động có tay nghề kịp thời cho các doanh nghiệp thiếu hụt sau dịch, đặc biệt đối với những lĩnh vực: May mặc, Da giày, Điện tử…, chú trọng đào tạo theo các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.

Các cơ quan quản lý Nhà nước ở các địa phương chú trọng hơn nữa trong kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật về lao động, để kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật lao động về quyền lợi của NLĐ như tiền lương, việc nghỉ ngơi, công tác an toàn, vệ sinh lao động…

Về lâu dài, đây là thị trường đặc biệt liên quan đến NLĐ nên cũng phải tuân thủ theo các quy luật khách quan, bảo đảm sự can thiệp của Nhà nước vì liên quan đến NLĐ, đối tượng rất đặc biệt trong thị trường.

Cần có dự báo phát triển của thị trường, nhất là ở những ngành mũi nhọn, trí thức cao, qua đó phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chính sách thu hút đầu tư… Từ đó kịp thời hoạch định các chương trình, mục tiêu đặt ra để cung ứng lao động cho thị trường.

"Xây dựng dữ liệu thông tin phục vụ thị trường. Chúng ta hiện nay mới chỉ tập trung công khai, quảng bá những dự án có số vốn đầu tư, số lượng sản phẩm bao nhiêu nhưng ít khi công bố thông tin về nhu cầu lao động của từng dự án, để có hướng đào tạo lao động, đáp ứng nhu cầu. Cần thiết đầu tư hạ tầng cơ bản để phục vụ cho NLĐ tại những nơi thị trường lao động có hướng phát triển như ở các tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp. Đây là năng lực cạnh tranh, bảo đảm sự an tâm, quyền lợi chính đáng của NLĐ khi tham gia thị trường lao động như nhà ở, khu khám chữa bệnh, khu vui chơi cho con em họ… Phải có đào tạo kỹ năng, có khung chương trình đạo cơ bản, tăng thời gian thực hành, có thời gian nhất định để học về chính trị, Nhà nước, giai cấp, bồi dưỡng, nâng cao giác ngộ chính trị cho công nhân và NLĐ. Cần có bàn tay của Nhà nước trong việc điều tiết, tránh cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường" - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị.

Chống tham nhũng, tiêu cực: Cần lắm những Chống tham nhũng, tiêu cực: Cần lắm những "bàn tay sạch"

Ngày 18/8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình có quyết định kiện toàn Ban Phòng chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh này. Một ...

Quyền con người và riêng tư cá nhân Quyền con người và riêng tư cá nhân

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình kể rằng, nhiều nhà báo khi đọc Dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ...

Một Pháp lệnh cần được báo giới và cả xã hội quan tâm Một Pháp lệnh cần được báo giới và cả xã hội quan tâm

Sáng nay 18/8, 100% ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) có mặt đã thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm