![]() |
Các tổ chức Công đoàn đã làm được rất nhiều việc có ý nghĩa giúp công nhân, người lao động trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp. Trong ảnh: Cán bộ Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh trao quà cho công nhân lao động. Ảnh: LĐLĐ TP. HCM. |
Tôi đôi khi đi trao đổi nghiệp vụ truyền thông với cán bộ công đoàn, các bạn ấy trong lớp học mà vẫn tíu tít việc này việc nọ. Có lần tôi hỏi: Sao em bận thế? Bạn trả lời: Em nhận giao việc từ lãnh đạo công đoàn, lãnh đạo chính quyền và cả lãnh đạo Đảng ủy nên chẳng bao giờ làm hết nổi.
Cán bộ công đoàn làm lâu thì chắc ai cũng biết câu này của một lãnh đạo công đoàn: “Họp chẳng thiếu cuộc nào, đến tìm giải pháp phòng, chống rét cho trâu bò đợt 2 cũng không thể vắng mặt”.
Việc nhiều nhưng thu nhập ra sao? Càng chú tâm làm công tác đoàn thể thì càng ít thời gian, cơ hội làm kinh tế cá nhân. Cán bộ công đoàn nhìn chung không phải người có của ăn của để.
Một cán bộ công đoàn chuyên nghiệp nhắn với tôi, khi tôi hỏi về chuyện nhiều người không muốn làm cán bộ công đoàn nữa: “Làm nghề mà yêu nghề thì là hạnh phúc. Làm nghề mà không yêu nghề thì là gánh nặng. Gánh nặng một ngày hai ngày thì được, gánh nặng một đời thì là hoài phí một đời. Bởi vậy, làm nghề thì phải yêu nghề. Đã cố hết sức mà không yêu được nghề thì nên chuyển nghề. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có một tố chất đặc biệt nào đó và vì thế, sẽ có một nghề hợp với mình”.
Và bạn ấy không giấu là mình cũng đang phải tìm kiếm cơ hội khác vì thời gian không còn nhiều nữa.
Nói về tâm sự của cán bộ công đoàn chắc chẳng bao giờ hết chuyện. Mỗi người là một thân phận, một cuộc đời, một nỗi niềm. Nhưng chắc họ đều có nét chung là nhiều việc và thu nhập không nhiều. Có người lý giải họ làm việc vì đam mê. Cũng có thể như vậy. Chị Chủ tịch Công đoàn Giang Thị Thu Hiền sau những lúc buồn cũng từng tâm sự:
“Nhưng khi đã cảm thấy yêu công việc, và trách nhiệm của một cán bộ công đoàn, tôi hiểu rằng mình cần sự kiên trì, tận tâm, nhiệt huyết thì mới hoàn thành tốt công việc. Chính vì lẽ đó, tôi cũng muốn chia sẻ tới những cán bộ công đoàn trên cả nước rằng: Hãy luôn làm hết khả năng của mình. Muốn được việc phải quyết liệt, cứ đi là sẽ đến”.
Chị Hiền đúng.
Nhưng tôi nghĩ là không đủ. Để Công đoàn Việt Nam phát triển, cán bộ công đoàn không chỉ nên quyết liệt bảo vệ quyền lợi của công đoàn viên mà còn nên quyết liệt bảo vệ quyền lợi của chính mình, của hệ thống công đoàn của chúng mình.
Mỗi người ổn định và hạnh phúc thì cả hệ thống mới ổn định và hạnh phúc được.
![]() Ngày 26/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm và ... |
![]() Đại hội Công đoàn Việt Nam lần XII xác định tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên nghiệp, bản lĩnh, trí ... |
![]() Tối 28/7, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt-Xô, 10 cán bộ công đoàn tiêu biểu đã nhận Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
