Gợi ý từ thực tế
Cuối tháng 10 năm 2020, tại Lễ kỷ niệm 91 năm Ngày truyền thống xuất bản Tạp chí Lao động và Công đoàn (01/10/1929 - 01/10/2020) có nội dung giao lưu giữa MC dẫn chương trình và một số NLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tổ chức Công đoàn chăm lo hiệu quả. Sự xuất hiện của anh công nhân Nguyễn Thanh Điền (Công ty TNHH Box-Pak Việt Nam, KCN VSIP Bình Dương) và em Sùng Thị Giàng, thiếu nữ 16 tuổi dân tộc Mông ở Đồng Văn, Hà Giang khiến các đại biểu vô cùng xúc động.
![]() |
Đồng chí Trần Văn Thuật (thứ hai từ trái sang) - Nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và Nhà báo Lâm Chí Công (thứ hai từ phải sang) - Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn trao giải Nhất, Nhì, Ba Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần thứ II cùng đại diện nhà tài trợ Vietcombank. Ảnh: Trường Hùng. |
Anh Điền bị tai nạn lao động cụt cả hai chân, từng tuyệt vọng không muốn sống nữa. Công đoàn Công ty và Công đoàn KCN VSIP Bình Dương đã liên tục ở bên động viên anh đừng bỏ cuộc, buông xuôi; sau đó lại cùng doanh nghiệp tạo điều kiện cho anh học nghề mới, làm lại cuộc đời và vững tin tiếp tục vươn lên. Em Sùng Thị Giàng thì theo bố (làm công nhân) vào Bình Dương; chẳng may bố em bị tai nạn giao thông. Em bơ vơ nơi đất khách quê người; ngôn ngữ bất đồng, không có tiền, quê hương xa vời vợi... Biết được hoàn cảnh của em, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã kết nối với Công đoàn Bình Dương đề nghị giúp đỡ, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ cho em và đề xuất Tòa soạn hỗ trợ đưa cha em và em về quê. Sau đó, Tòa soạn Tạp chí liên lạc với đồng chí Nguyễn Văn Chung, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hà Giang. Đồng chí Chung và LĐLĐ Hà Giang đã chạy đôn đáo xin cho em vào học nghề may tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh. Hai cơ quan thống nhất sẽ hỗ trợ em ăn học đến khi ra trường rồi tìm cho em một công việc thích hợp...
Những thiệt thòi quá lớn của hai nhân vật và cái kết có hậu giữa dòng đời xô bồ còn nhiều nghiệt ngã; sự chân thật của câu chuyện; tình người, tình công đoàn làm các đại biểu không ai cầm được nước mắt. Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng rưng rưng. Trong phát biểu của mình, đồng chí nói đại ý, xưa nay, trong mắt không ít người và một bộ phận dư luận vẫn coi công đoàn chỉ làm những việc tạm gọi là “hát hò, hiếu hỷ”. Song, qua các trường hợp NLĐ ở đây, có thể thấy chắc chắn đâu đó ngoài kia còn rất, rất nhiều những NLĐ có hoàn cảnh khó khăn được công đoàn chăm lo hiệu quả. Điều đó khẳng định công đoàn đã và đang làm rất tốt chức năng, nhiệm vụ của mình là đại diện, bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, NLĐ.
Thành công của buổi giao lưu đó củng cố thêm quyết tâm của Tạp chí về việc phát động một cuộc thi.
Khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn
Trước đó, thỉnh thoảng phóng viên Tạp chí trong quá trình tác nghiệp ở cơ sở lại có bài viết về một trường hợp như thế. Ban Biên tập đã chú ý đến vấn đề này, đưa ra thảo luận và nung nấu ý định phát động một cuộc thi viết. Đối tượng, tiêu chí đưa ra là những NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, được công đoàn hỗ trợ thiết thực trong một quá trình, nhờ đó họ cơ bản khắc phục được khó khăn và vươn lên trong cuộc sống theo hướng bền vững.
![]() |
Anh Nguyễn Thanh Điền kể lại quá trình được công đoàn giúp đỡ tại buổi giao lưu tháng 10/2020. Ảnh: Minh Khôi. |
Tên gọi của cuộc thi cũng được lựa chọn, cân nhắc kỹ trong “ngân hàng tên gọi” do các tập thể, cá nhân đề xuất. Làm sao tên gọi phải bao quát được một phần chức năng của công đoàn và toát lên được ý nghĩa của cuộc thi. Cuối cùng, tên gọi “Vòng tay Công đoàn” đã được lựa chọn - một cách hình tượng - gợi lên sự ấm áp, tin cậy của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, NLĐ.
Tuy nhiên, qua hai lần tổ chức, cuộc thi mới dừng ở lĩnh vực viết; các loại hình báo chí hiện đại như Video, Poscats, Media. TikTok... chưa được khai thác. Đặc biệt, nội dung mới dừng ở chức năng “chăm lo”; chức năng cực kỳ quan trọng của công đoàn - nhất là trong bối cảnh hội nhập - là “đại diện, bảo vệ” chưa được đề cập. Cùng với đó, mảng nghiên cứu, lý luận về công nhân, công đoàn nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ đoàn viên, NLĐ ở tầm lý luận chưa được triển khai. Ban Biên tập Tạp chí đã đề xuất, xây dựng Đề án, Kế hoạch tổ chức cuộc thi bao quát hết các nội dung, thể loại nói trên trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mong rằng, thời gian không xa, cuộc thi sẽ được tổ chức với một diện mạo và tầm vóc mới.
Tổ chức Công đoàn đã có những chương trình, hoạt động lớn, truyền thống rất nổi tiếng, mang bản sắc công đoàn, có ý nghĩa nhân văn và xã hội sâu sắc, như “Vinh quang Việt Nam”, “Tấm lòng Vàng Lao động”, “Mái ấm Công đoàn”... Hy vọng, với thời gian, cuộc thi “Vòng tay Công đoàn” cũng tạo được dấu ấn, góp phần khẳng định tổ chức Công đoàn Việt Nam đã, đang và mãi mãi là tổ chức xứng đáng nhất đại diện cho NLĐ; chỗ dựa vững chắc, nơi NLĐ gửi gắm niềm tin. Đồng thời, lan tỏa hình ảnh đẹp của công đoàn đối với đoàn viên, NLĐ và toàn xã hội.
![]() Hai con người từ xa lạ, được kết nối nhau qua những hoạt động công đoàn; để rồi một tình yêu đôi lứa gắn kết, ... |
![]() Lễ trao giải Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn” lần thứ II do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức nhân dịp kỷ ... |
![]() Cả hội trường nén chặt niềm xúc động, mắt lệ ngấn rưng khi nghe từng nghịch cảnh điển hình của những người lao động khắp ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
