Công đoàn

Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn”: Những câu chuyện “cổ tích giữa đời thường”

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Trong thời điểm ngặt nghèo nhất của cuộc đời, những đoàn viên có hoàn cảnh éo le được “Vòng tay Công đoàn” dang rộng chở che và dìu dắt vượt lên số phận. Hôm nay, họ một lần nữa khóc cười cùng cán bộ công đoàn – những người đã đồng hành, viết nên câu chuyện “cổ tích giữa đời thường”.

“Em mù, anh sẽ làm đôi mắt cho em”

Năm 2009, mặc những lời căn ngăn của gia đình, anh Đào Việt Anh, công nhân vận hành lưới điện cao thế, Công ty Điện lực Bình Dương quyết định kết hôn với cô gái khiếm thị bán vé số trên xe bus. Họ gặp nhau, trò chuyện tâm đầu ý hợp nhưng khi anh ngỏ lời, chị né tránh vì mặc cảm.

“Em mù, anh sẽ làm đôi mắt cho em!”, câu nói của anh khiến chị cảm động, gật đầu.

Anh Lê Văn Tám, Tổng Công ty Điện lực Miền Nam chia sẻ: “Anh Việt Anh và vợ đến với nhau như một câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Họ hằng ngày gặp nhau trong chuyến xe bus, anh giúp đỡ chị lên xuống xe, không ai tin họ đến với nhau. Cũng vì điều này, gia đình anh từ con. Ngày đám cưới anh chỉ có vài người”.

Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn”: Những câu chuyện “cổ tích giữa đời thường”
Anh Đào Việt Anh (trái) bước vào hội trường Lễ trao giải Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn” lần II do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, sáng 28/10/2022 - Ảnh: TRƯỜNG HÙNG

Sau ngày cưới, chị thôi bán vé số. Một mình anh gồng gánh nuôi vợ và 3 đứa con lần lượt chào đời, cuộc sống dẫu vất vả nhưng hạnh phúc. “Khổ mấy thì khổ, mình phải lo hết cho vợ con”, anh Việt Anh chia sẻ.

Một ngày, anh nhận thấy mắt mình cứ mờ đi. Sau ca phẫu thuật mắt, tình trạng tồi tệ hơn khi anh không thể đứng lên. Bác sĩ kết luận anh bị thoát vị đĩa đệm cổ và cột sống nặng, liệt tứ chi, rối loạn cơ vòng, chỉ một tay cử động yếu ớt.

Hình ảnh người vợ mù mò mẫm chăm chồng trong bệnh viện cùng lời động viên “anh phải mau khoẻ để về làm đôi mắt cho em” chạm đến trái tim nhiều người chứng kiến.

Trong lúc đó, Công đoàn Công ty Điện lực Bình Dương tổ chức quyên góp tiền hỗ trợ, đồng thời cử đồng nghiệp giúp đỡ gia đình anh Việt Anh. 8 tháng trời, người thân duy nhất chỉ có cán bộ công đoàn và các đoàn viên thay nhau chăm sóc anh theo lộ trình điều trị tại 3 cơ sở y tế ở TP.HCM và Bình Dương.

Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn”: Những câu chuyện “cổ tích giữa đời thường”
Anh Đào Việt Anh theo dõi chương trình trao giải Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn” lần II nhân dịp kỷ niệm 93 năm Tạp chí Lao động và Công đoàn xuất bản số đầu tiên - Ảnh: TRƯỜNG HÙNG

Bằng nỗ lực tập luyện, điều kỳ diệu xảy ra khi anh dần hồi phục chức năng vận động, có thể trở lại đi làm, tiếp tục “làm đôi mắt” và chỗ dựa cho vợ và các con.

Anh Đào Việt Anh bồi hồi nhớ lại: “Em rất xúc động. 8 tháng trời các anh chị đã thay ca chăm sóc, lo cho em. Nhà nội, ngoại không có. Mọi lời cám ơn đối với công đoàn là không đủ. Em chỉ muốn nói 2 từ biết ơn. Chỉ nhiêu đó thôi”.

Hiện tại, sức khoẻ của anh Việt Anh đã hồi phục được 70%, anh không còn phải làm việc nặng.

Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn”: Những câu chuyện “cổ tích giữa đời thường”
Anh Việt Anh chia sẻ câu chuyện của mình tại chương trình - Ảnh: TRƯỜNG HÙNG

“Sự sống của em hôm nay chính là nhờ sự yêu thương của mọi người”

Cô giáo Hồ Thị Lý, Trường THPT An Lương Đông (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) nghẹn ngào khi kể lại cuộc “chiến đấu với tử thần” của mình. Sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình, tốt nghiệp cử nhân Văn học ở Huế, cô chọn mảnh đất Cố đô là nơi lập nghiệp với bao ấp ủ, hoài bão.

Nhưng, số phận trớ trêu, năm 2016 khi đang công tác tại một trường miền núi, cô phát hiện mắc bệnh Lupus ban đỏ giai đoạn cuối, gây biến chứng đa cơ quan (thận, mắt, xương, da…). Tạm gác lại công việc, cô xin nghỉ đi điều trị ở TP.HCM. Công đoàn nhà trường động viên, thăm hỏi, hỗ trợ để cô có kinh phí tiếp tục chữa trị.

Năm 2018, cô trở lại giảng dạy, xin chuyển công tác tại Trường THPT An Lương Đông. Ban chấp hành Công đoàn nhà trường đề nghị Ban giám hiệu và Tổ Văn tạo điều kiện ưu tiên tiết giảng.

Cuối năm 2021, bệnh cũ tái phát khiến sức khoẻ của cô kiệt quệ, loãng xương nặng, tiểu cầu hạ, hai chân không thể đi lại, 5 tháng liền không dứt cơn sốt, cái chết cận kề.

Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn”: Những câu chuyện “cổ tích giữa đời thường”
Cô giáo Hồ Thị Lý (ngoài cùng bên phải) tại chương trình giao lưu tại Lễ trao giải Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn” lần II. Ảnh: TRƯỜNG HÙNG

“Em suy sụp hoàn toàn, không có chút nào niềm tin vào cuộc sống nữa”, cô Lý nhớ lại thời điểm đó.

Dù được Công đoàn kêu gọi hiến máu để giành giật với sự sống nhưng bệnh của cô ngày càng trầm trọng. Chỉ một cách duy nhất có thể cứu sống được cô là thay tiểu cầu, số tiền 150 triệu đồng.

Biết tình hình, Công đoàn Trường THPT An Lương Đông viết tờ trình đề nghị công đoàn cấp trên giúp đỡ. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ cô giáo Lý qua chương trình “Điều ước đoàn viên”, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của các mạnh thường quân.

Sau hơn 8 tháng “chiến đấu với tử thần”, cô giáo Hồ Thị Lý đã dần bình phục, ra viện và trở lại trường, tiếp tục là “đứa con cưng được ưu tiên” về số tiết dạy.

“Qua bao lần sinh tử tôi thấy mình thật may mắn và hạnh phúc. Trong mỗi bước đi của tôi đều có dấu ấn của tổ chức Công đoàn chở che, nâng đỡ”, cô giáo Hồ Thị Lý bộc bạch, nói thêm: “Sự sống, hơi thở của em hôm nay chính là nhờ sự yêu thương của mọi người”.

Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn”: Những câu chuyện “cổ tích giữa đời thường”
Cô giáo Hồ Thị Lý, Trường THPT An Lương Đông (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) tại chương trình giao lưu tại Lễ trao giải Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn” lần II. Ảnh : TRƯỜNG HÙNG

Cô Lý nhớ mãi hình ảnh những đoàn viên sếp hàng ngồi túc trực ở bệnh viện giữa trời hè oi bức để tiếp máu, giành giật sự sống. “Cuộc sống không nói trước được điều gì nhưng được sống trong tình yêu thương vô bờ bến của công đoàn như thế, tại sao mình không yêu chính mình? Chính vì điều đó, tôi đã cố gắng hết sức để được như ngày hôm nay. Qua những cơn hoạn nạn, tôi thấy sức sống và việc làm ý nghĩa của tổ chức Công đoàn. Trong tương lại tôi cũng mong muốn trở thành cán bộ công đoàn để chăm lo cho những hoàn cảnh khó khăn khác”, cô Hồ Thị Lý xúc động tâm sự.

Trên đây là hai trong số hơn 800 câu chuyện, rút từ cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần II do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức. Cuộc thi với mục đích lan toả những câu chuyện nhân văn về cán bộ công đoàn, tổ chức Công đoàn đã đồng hành, chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động. Sự chăm lo ấy giúp đoàn viên, người lao động vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, cuộc sống của họ có sự chuyển biến, thay đổi rõ rệt theo hướng tích cực.

Cuộc thi nhằm cổ vũ những tấm gương cán bộ công đoàn, tổ chức Công đoàn thực hiện tốt nhất một trong những chức năng, nhiệm vụ của mình; động viên đoàn viên, người lao động tin tưởng gắn bó với tổ chức Công đoàn. Đồng thời khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi xứng đáng gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Đồng chí Trần Văn Thuật, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá: "Tạp chí Lao động và Công đoàn đã tổ chức thành công, xuất sắc cuộc thi tạo cảm hứng, truyền năng lượng cho đông đảo cán bộ, đoàn viên, người lao động qua đó phần nào đã góp phần tạo sự lan tỏa, truyền cảm hứng của những cán bộ đoàn viên công đoàn tâm huyết, những câu chuyện chân thực, những tấm lòng biết ơn của đoàn viên, CNLĐ khi được chia sẻ, giúp đỡ, động viên những lúc khó khăn trong cuộc sống; cung cấp đầy đủ các thông tin, địa chỉ cụ thể cho các nhà hảo tâm, các đơn vị tài trợ cùng với tổ chức Công đoàn các cấp giúp đỡ đoàn viên, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn cần được chia sẻ, giúp đỡ và bảo vệ…"

Tiếp nối thành công của Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ I, Tạp chí Lao động và Công đoàn phát động Cuộc thi viết lần thứ II (từ ngày 30/10/2021 đến 15/10/2022). Cuộc thi nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo cán bộ công đoàn, bạn viết trong cả nước, phản ánh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.

Ban Tổ chức Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn” lần thứ II đã nhận được gần 800 tác phẩm dự thi, tăng 35% so với Cuộc thi lần I.

Ban giám khảo bình chọn 01 giải Nhất; 02 giải Nhì; 03 giải Ba; 05 giải Khuyến khích.

Ngoài ra, có 05 Giải Chuyên đề: Giải Công đoàn có nhiều tác phẩm dự thi nhất (3 đơn vị); Giải Cán bộ công đoàn tận tuỵ nhất; Giải Tập thể công đoàn sáng tạo nhất; Giải Doanh nghiệp vì người lao động; Giải Bài dự thi độc đáo nhất.

Tường thuật trực tiếp Lễ trao giải Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn” lần thứ II, năm 2022 Tường thuật trực tiếp Lễ trao giải Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn” lần thứ II, năm 2022

Sáng nay (28/10/2022), tại tầng 3, trụ sở Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, số 65 Quán Sứ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ...

93 năm: Từ Tạp chí “Công hội đỏ” đến “Lao động và Công đoàn” 93 năm: Từ Tạp chí “Công hội đỏ” đến “Lao động và Công đoàn”

Cách đây 93 năm, ngày 1/10/1929, Tạp chí Công hội đỏ, tiền thân của Tạp chí Lao động và Công đoàn xuất bản số đầu ...

Công hội Đỏ: Tạp chí nghiên cứu lý luận đầu tiên trong dòng báo chí cách mạng Việt Nam Công hội Đỏ: Tạp chí nghiên cứu lý luận đầu tiên trong dòng báo chí cách mạng Việt Nam

Tạp chí Công hội Đỏ (nay là Tạp chí Lao động và Công đoàn), "Cơ quan truyền bá lý luận của Công hội Đỏ trong ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm