![]() |
Chuyện đón Tết ở bên nội hay bên ngoại lại là vẫn đề được nhiều cặp vợ chồng quan tâm, nhất là các cặp vợ chồng trẻ - Ảnh minh họa |
Trong xã hội truyền thống, đón Tết là thời gian quan trọng gắn liền với nhiều nghi lễ thiết yếu trong đời sống tâm linh của gia đình, dòng họ, nên hầu hết các gia đình người Việt sẽ đón tết ở nhà chồng (đằng nội), sau đó mới đến nhà vợ (đằng ngoại).
Thời nay, quyền bình đẳng giới được đề cao, con người có nhiều cách để lựa chọn không gian đón tết hơn. Có gia đình lựa chọn ăn Tết bên nhà nội rồi qua nhà ngoại như truyền thống. Có gia đình lại lựa chọn ăn Tết bên ngoại rồi về nội và năm sau lại đảo ngược. Cũng có những gia đình lựa chọn đón Tết ở một nơi khác bằng cách đi du lịch dài ngày dịp Tết.
Nhìn chung, đó là sự thỏa thuận giữa vợ chồng với nhau. Có nhiều yếu tố tác động đến sự lựa chọn của họ, từ truyền thống văn hóa gia đình, vị thế kinh tế của vợ hoặc chồng, tính chất công việc, hoàn cảnh gia đình,… Các cặp vợ chồng có nội ngoại gần nhau thì dễ thu xếp hơn, họ có thể đón Tết cả bên nội và bên ngoại trong vòng một ngày. Nhưng khoảng cách xa hơn thì việc thu xếp đón tết bên nội hay bên ngoại là vấn đề được nhiều vợ chồng quan tâm.
Đối với những cặp vợ chồng thường xuyên đón Tết ở bên nội, sau đó mới về ngoại, chủ yếu là do người chồng quyết định. Họ cho rằng mình là con trai nên Tết nhất phải gánh vác việc cúng lễ tổ tiên, lo cho cha mẹ. “Thuyền theo lái, gái theo chồng” nên vợ cũng phải về lo việc ở nhà chồng trước, sau đó mới về bên nhà vợ. Những lựa chọn như vậy, nhiều khi cũng làm cho cuộc sống vợ chồng gặp trục trặc, cãi nhau.
Như trường hợp của anh Tuấn và chị Phương. Anh Tuấn cho rằng gia đình và công việc ở Hà Nội, Tết đến, ngoài trách nhiệm của người con trưởng thì còn phải lo các quan hệ liên quan đến công việc làm ăn nữa nên nhất quyết phải đón tết ở bên nội. Nhưng chị Phương, vợ anh Tuấn - một cô gái người Nghệ An cũng có những ý kiến của riêng mình.
Chị Phương cho rằng đã 3 năm nay không được đón Tết bên gia đình nhà ngoại. Thế nên cứ Tết đến là hai vợ chồng lại cãi nhau nhiều lần về việc này. Anh Tuấn thì cho rằng trước tết mình đã đưa vợ con về Nghệ An và mua sắm chuẩn bị tết bên ngoại rồi. Ra tết rảnh lại đưa vợ con về là hợp lý. Nhưng chị Phương cho rằng đón tết là phải đón giao thừa cùng với gia đình chứ không phải về trước tết hay sau tết. Và tết năm nay, chị Phương rất kiên quyết: “Chị dành dụm được một ít tiền và xin phép bà nội (mẹ chồng) rồi chú ạ. Năm nay lão Tuấn (cách chị Phương gọi chồng) không chịu về thì chị đưa con về đón Tết với bố mẹ vài hôm rồi ra”.
![]() |
Những cặp vợ chồng lựa chọn thường xuyên ăn tết bên ngoại sau đó mới về nội lại thường rơi vào trường hợp khá đặc biệt. Hoặc gia đình bên nội ở quá xa mà đi lại ngày Tết vất vả, hoặc bố mẹ chồng đều đã qua đời, và cũng có lúc do áp lực từ gia đình vợ.
Như Thắng, chàng trai người Nam Định lấy vợ người Hà Nội đã mấy năm không đón giao thừa ở quê nhà. Bạn bè hỏi thì Thắng bảo là trước Tết xe cộ đông, đi lại vất vả, thiếu an toàn nên thường sau Tết cả gia đình mới về quê nội. Bạn bè thì ai cũng hiểu Thắng rất muốn đưa vợ về đón Tết ở quê nhưng gia đình vợ không chịu, mà vợ chồng Thắng lại đang sống cùng bố mẹ vợ.
Một điều ghi nhận là phần lớn các cặp vợ chồng trẻ hiện nay khá bình đẳng trong suy nghĩ về mối quan hệ bên nội và bên ngoại. Họ lựa chọn một cách công bằng là mỗi năm sẽ đón tết ở một nơi luân phiên. Như Dũng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa), một công nhân xây dựng lấy vợ người Bắc Giang chia sẻ: “Bên nội hay bên ngoại thì cũng là bố mẹ cả. Năm nay tết bên nội, năm sau lại tết bên ngoại. Trừ khi năm nào gia đình bên nội hay bên ngoại có việc quan trọng như mừng thọ ông bà thì hai vợ chồng lại ngồi thu xếp với nhau”.
Có thể nói, ngày nay quan hệ vợ chồng ngày càng bình đẳng hơn nên việc đón tết ở đâu cũng đa dạng hơn, và chủ yếu là sự thỏa thuận, lựa chọn từ các cặp vợ chồng với nhau. Xét cho cùng thì nội hay ngoại cũng đều có vai trò quan trọng, đều là những người đã sinh ra và nuôi nấng con cái cho đến khi trưởng thành rồi cưới vợ cưới chồng cho con. Vậy nên, chẳng có nguyên tắc nào quan trọng hơn việc vợ chồng phải chia sẻ, hiểu và cảm thông với nhau, phải tôn trọng cả nội cả ngoại để được đón những cái tết vui vẻ nhất, và cũng để cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() Trước diễn biến bất thường của bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới, ngày 16/1, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
