Nghiên cứu

Vai trò của công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp

NCS. PHẠM VĂN TÙNG - Phó Giám đốc Nhà Xuất bản Lao động
Xây dựng quan hệ lao động (QHLĐ) hài hòa, ổn định và tiến bộ là một chủ trương lớn mà Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm và quyết tâm thực hiện, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Bài viết dưới đây là một phần kết quả của đề tài “QHLĐ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (nghiên cứu trường hợp tại KCN Bắc Thăng Long)” thực hiện từ năm 2019 đến nay, mô tả vai trò của công đoàn trong xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Vai trò của công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp
Lãnh đạo Công ty Cổ phần In Công đoàn Việt Nam kiểm tra bữa ăn ca của công nhân. Ảnh: N. TUẤN.

Khái quát chung về QHLĐ trong doanh nghiệp

Sau hơn 35 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, QHLĐ đã có sự phát triển mạnh mẽ. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) đã có bước chuyển biến rõ rệt. Hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách về QHLĐ tiếp tục được hoàn thiện. Công tác quản lý Nhà nước về lao động được tăng cường; số vụ và tính chất các cuộc đình công có xu hướng giảm.

Vai trò của tổ chức Công đoàn các cấp, nhất là ở các doanh nghiệp được phát huy trong việc quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật của NLĐ được nâng lên; tiền lương, môi trường lao động được cải thiện đáng kể, góp phần nâng cao đời sống của NLĐ.

Nhìn chung, thực trạng QHLĐ trong các doanh nghiệp được khảo sát thông qua nhận xét, đánh giá của NLĐ cơ bản hài hòa, ổn định, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ được bảo đảm. Tuy nhiên, các tiêu chí nhận xét về doanh nghiệp của NLĐ chưa có điếm số tuyệt đối.

Tỷ lệ NLĐ hài lòng về tiền lương, tiền thưởng rất thấp, chiếm 16,0%. Các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho NLĐ cũng không được đánh giá cao, chỉ có 14,4% số người trả lời hài lòng. Những vấn đề này, nếu NSDLĐ không kịp thời quan tâm, rất dễ xảy ra mâu thuẫn trong QHLĐ.

Vai trò của tổ chức Công đoàn

Công đoàn giữ vai trò quan trọng đối với NLĐ, là một tổ chức không thể thiếu đứng giữa mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên, hài hòa mối quan hệ này để cùng phát triển, giữ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngày 17/7/2008, Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Kế hoạch số 1233/KH-TLĐ thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW của Ban Bí thư trong các cấp công đoàn. Cùng với đó, Tổng Liên đoàn đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW, Kết luận số 96-KL/TW trong các chương trình, kế hoạch của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch.

Vai trò của công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp
Biểu đồ 1: Đánh giá của NLĐ đối với doanh nghiệp

Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy, NLĐ đánh giá rất cao vai trò của CĐCS trong xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Công đoàn đã tuyên truyền, vận động NLĐ thực hiện nghiêm túc các quy định về ATVSLĐ, chú trọng công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách đối với NLĐ. Tích cực, chủ động phối hợp với chính quyền, doanh nghiệp thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, hướng dẫn, giúp đỡ NLĐ giao kết hợp đồng lao động với NSDLĐ, đại diện cho NLĐ thương lượng, ký kết TƯLĐTT, tham gia giải quyết tranh chấp lao động ở cơ sở, ngăn ngừa, hạn chế đình công bất hợp pháp, tạo niềm tin, sự gắn bó của NLĐ với doanh nghiệp

Theo biểu đồ 2, có tới 48% trong số những người khảo sát hài lòng về hoạt động của CĐCS tại doanh nghiệp. Nếu tính chung cả tiêu chí hài lòng và tạm hài lòng, trên 80% NLĐ rất hài lòng về cán bộ công đoàn. Kết quả này cho thấy, vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn đối với NLĐ là rất cao, các cấp công đoàn cần phát huy.

Vai trò của công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp
Biểu đồ 2: Mức độ hài lòng đối với cán bộ CĐCS

Giải pháp xây dựng QHLĐ trong các doanh nghiệp

Nhằm xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

Các cấp công đoàn cần phát huy tốt vai trò của mình, tích cực tham gia có hiệu quả trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, trước mắt tham gia sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, tập trung vào các vấn đề liên quan đến NLĐ. Kiến nghị với Đảng, Nhà nước tập trung giải quyết tốt các vấn đề về nhà ở, học hành của con em công nhân, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật lao động.

Tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và Luật Công đoàn. Vì hiện nay, phần lớn NLĐ trong các doanh nghiệp thiếu hiểu biết về pháp luật lao động và QHLĐ. Do không nắm vững các quy định của pháp luật, sẽ dẫn đến tác phong và những hành vi không phù hợp, dễ xảy ra xung đột trong QHLĐ với NSDLĐ. Khi có kiến thức pháp luật, NLĐ sẽ nâng cao ý thức chấp hành hoặc tuyên truyền, vận động mọi người cùng chấp hành.

Nâng cao hiệu quả đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Các cấp công đoàn cần hướng dẫn, tư vấn cho NLĐ trước khi ký kết, thực hiện HĐLĐ. Đại diện cho tập thể NLĐ thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện TƯLĐTT. Tham gia với NSDLĐ xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, đối thoại với NSDLĐ.

Tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách pháp luật về lao động và công đoàn. Kịp thời phát hiện những bất hợp lý của chính sách, pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung. Đề nghị xử lý nghiêm minh tất cả những hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.

Vai trò của công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp
Các học viên thảo luận nhóm tại buổi tập huấn nghiệp vụ cán bộ công đoàn và kỹ năng thương lượng thỏa ước lao động tập thể cho các Uỷ viên Ban Chấp hành, Tổ trưởng tổ công đoàn Công ty TNHH Sakurai Việt Nam do Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và Các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa tổ chức. Ảnh: Báo Thanh Hóa.

Tài liệu tham khảo

1. TS. Lê Thanh Hà, 2012, QHLĐ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

2. Nguyễn Mạnh Thắng, Lê Cao Thắng (2014-2017), Giáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân trong các KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học, Quỹ NAFOSTED, Hà Nội.

3. Đặng Ngọc Tùng (2008), Xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Lao động, Hà Nội.

4. TS. Phạm Minh Đức (2018), Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Thực trạng và giải pháp, Nxb Lao động, Hà Nội.

5. PGS. TS. Vũ Quang Thọ (2018), Việc làm, đời sống của người lao động sau khi kết thúc quan hệ việc làm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

6. Trung tâm hỗ trợ phát triển Quan hệ lao động, 2016, Báo cáo quan hệ lao động Việt Nam – 30 năm vận động và phát triển, Nxb Lao động, Hà Nội.

Vai trò của công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp Vai trò của công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp

Khi gia nhập tổ chức Công đoàn và là đoàn viên công đoàn người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi theo Điều 18 ...

Vai trò của Công đoàn trong hướng dẫn, tư vấn giao kết và thực hiện hợp đồng lao động Vai trò của Công đoàn trong hướng dẫn, tư vấn giao kết và thực hiện hợp đồng lao động

Những năm qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn đặt trọng tâm đến việc đại diện, chăm lo lợi ích đoàn viên, người lao động (NLĐ), ...

Thách thức trong hoạt động Công đoàn thời hội nhập Thách thức trong hoạt động Công đoàn thời hội nhập

Quá trình Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thông ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm