Công đoàn Hà Tĩnh vượt chỉ tiêu bảo vệ sức khoẻ NLĐ theo Nghị quyết Đại hội XVIII đề ra |
![]() |
Đồng chí Nguyễn Đức Tuấn - Nguyên Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam khóa lâm thời, khóa I, khóa II. Ảnh: HV |
Những năm 90 của thế kỷ trước, đồng chí Nguyễn Đức Tuấn - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - đào tạo của Bộ Công nghiệp nặng, được phân công theo dõi hoạt động của ngành Dầu khí. Nhiệm vụ của ông khi ấy là tham mưu cho Bộ Công nghiệp nặng sắp xếp lại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và các cơ quan, đơn vị thành viên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.
Thời điểm đó, Đại hội VI Công đoàn Việt Nam chủ trương cải tiến hệ thống tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn trong bối cảnh đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới. Một số Công đoàn ngành nghề được thành lập và dự kiến sẽ được nghiên cứu thành lập, trong đó có Công đoàn Dầu khí Việt Nam. Đó là cơ sở để thúc đẩy công tác nghiên cứu, đề xuất việc thành lập Công đoàn Dầu khí Việt Nam khi tổ chức chính quyền đã có sự thống nhất quản lý từ cấp Tổng Công ty đến các đơn vị thành viên.
Cùng với quá trình phát triển của ngành Dầu khí, đặc biệt là từ khi Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam thành lập (năm 1990), đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức, lao động ngành Dầu khí lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, ngày càng tin tưởng về con đường đổi mới và phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của ngành. Nhu cầu thành lập một tổ chức Công đoàn thống nhất trong toàn ngành (Công đoàn Dầu khí Việt Nam) để tham gia quản lý, phối hợp chuyên môn đồng cấp chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người lao động trong Ngành là tất yếu.
Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, sự giúp đỡ của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ban vận động thành lập Công đoàn Dầu khí Việt Nam ra đời. Đồng chí Nguyễn Đức Tuấn - Trưởng phòng Tổ chức nhân sự - Đào tạo làm Trưởng ban. Phòng Tổ chức nhân sự – đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, xây dựng phương án trình Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Trong quá trình sắp xếp, hoạt động của tổ chức Đảng và Công đoàn sẽ phát triển như thế nào để giúp Tổng Công ty phát triển khiến đồng chí Nguyễn Đức Tuấn trăn trở.
“Khi được thành lập, Công đoàn làm gì là câu hỏi tôi thường xuyên đặt ra. Phải tìm được đường đi, nước bước, hoạt động của Công đoàn. Khi tìm ra được việc phải làm thì suy nghĩ làm thế nào để thực hiện tốt nhiệm vụ? Rồi chọn ai là người làm Công đoàn? Tiền đâu để làm? Đó là những câu hỏi lớn ở thời điểm đó đối với Đề án thành lập Công đoàn Dầu khí Việt Nam. Thành lập để Công đoàn hoạt động thực sự hiệu quả nên chỉ tính riêng việc chọn cán bộ làm công tác công đoàn cũng phải mất gần 4 tháng mới quyết định được” - ông Nguyễn Quốc Tuấn chia sẻ.
Ngày 16/12/1991, Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Quyết định số 932/QĐ-TLĐ về việc thành lập Công đoàn Dầu khí Việt Nam trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam. Đồng thời quyết định Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam là thành viên Hội đồng Chủ tịch Công đoàn ngành Công nghiệp nặng. Ban Chấp hành lâm thời được chỉ định gồm 21 ủy viên, đồng chí Nguyễn Đức Tuấn được giao nhiệm vụ Chủ tịch lâm thời. Đến ngày 25/1/1992, Công đoàn Dầu khí chính thức được ra mắt.
Rồi cơ duyên, đồng chí Nguyễn Đức Tuấn được người lao động tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam khóa I, rồi khóa II.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Đức Tuấn - Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam phát biểu tại Lễ ra mắt thành lập Công đoàn Dầu khí Việt Nam. Ảnh tư liệu |
Công tác củng cố hệ thống tổ chức, hoàn chỉnh bộ máy được thực hiện khẩn trương. Ban Thường vụ Công đoàn Dầu khí căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ và tính chất sản xuất - kinh doanh của từng đơn vị để sắp xếp, kiện toàn tổ chức của các công đoàn cơ sở. Đồng thời, Ban Thường vụ làm việc với lãnh đạo và cấp ủy Đảng các đơn vị để lựa chọn cán bộ, bổ sung, kiện toàn đội ngũ cán bộ công đoàn ở các cơ sở và Công đoàn Dầu khí Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Đức Tuấn cùng các thành viên Ban Chấp hành không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các Công đoàn bạn, bàn bạc phương hướng xây dựng tổ chức Công đoàn Dầu khí Việt Nam sao cho phù hợp với thực tế của ngành. Đặc biệt là xây dựng quan hệ phối hợp giữa Công đoàn với lãnh đạo Tổng Công ty để ổn định đời sống, việc làm, chăm lo đời sống người lao động... Chủ trương lựa chọn cán bộ công đoàn phải là người tâm huyết, có năng lực công tác tốt mới đủ sức làm công đoàn và phải có sự đào tạo thế hệ kế cận để tiếp bước được thế hệ đi trước.
Từ những ngày đầu thành lập, Công đoàn Dầu khí Việt Nam xác định mục tiêu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình về chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong ngành; bám sát, nắm bắt tình hình sản xuất - kinh doanh, nguyện vọng của cán bộ công nhân, viên chức để cùng với lãnh đạo Tổng Công ty hoạch định các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động.
"Ngày ấy, ngành Dầu khí chưa có gì hấp dẫn với anh em công nhân, viên chức, lao động. Khu vực phía Bắc khả năng dầu khí ít nên Tổng Công ty chuyển hướng hoạt động về phía Nam. Vấn đề sắp xếp nhân sự, ổn định bộ máy, việc làm, chăm lo đời sống cán bộ, công nhân viên trong toàn ngành, bao gồm cả người nghỉ hưu, chuyển vùng, những người bị tác động bởi quá trình sắp xếp hết sức quan trọng.
Trong đó, số anh em về hưu khi đó có quá trình hàng chục năm vất vả, đóng góp cho Tổng Công ty. Nhưng khi ngành Dầu khí còn đang mong mỏi những giọt dầu thì họ đã về hưu, đời sống rất khó khăn. Công đoàn Dầu khí Việt Nam chủ trương thành lập Ban liên lạc Dầu khí là nơi tập hợp cán bộ từng đóng góp xây dựng ngành, thành lập Qũy tương trợ Dầu khí do các anh chị em đang làm việc đóng góp một ngày lương để chăm lo cho cán bộ về hưu, người có hoàn cảnh thực sự khó khăn ngay cả khi đang làm việc hay nghỉ hưu" - đồng chí Nguyễn Đức Tuấn chia sẻ.
![]() |
Hội nghị Ban Chấp hành lâm thời Công đoàn Dầu khí Việt Nam. Ảnh tư liệu |
Nhìn lại hành trình 32 năm hình thành và phát triển của Công đoàn Dầu khí Việt Nam, điều đồng chí Nguyễn Đức Tuấn hạnh phúc nhất là nhận thấy các thế hệ cán bộ công đoàn ngày càng vững vàng hơn, giữ vững, kế thừa và không ngừng phát huy vai trò, vị thế của Công đoàn Dầu khí Việt Nam.
“Trải qua 6 kỳ Đại hội, tổ chức Công đoàn ngày càng phát triển vững chắc hơn. Thời kỳ của chúng tôi là mới hình thành, chập chững bước đi và bước đi đúng hướng để các thế hệ sau cũng đi đúng hướng, đúng con đường và tiến lên. Tôi chưa nhìn thấy cán bộ công đoàn nào đi chệch định hướng phát triển của Công đoàn và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tôi tin ở thế hệ cán bộ Công đoàn Dầu khí Việt Nam hôm nay” - đồng chí Nguyễn Đức Tuấn chia sẻ.
![]() Việc đảm bảo trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập của con, em người lao động, trong đó có cấp học mầm non tại ... |
![]() Nhận định, đánh giá đúng thực tiễn, đưa ra giải pháp phù hợp, với sự quyết tâm của Thường trực, Ban Thường vụ Liên đoàn ... |
![]() Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở tại nơi làm việc lần đầu tiên được cụ thể hóa bằng Nghị định 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013, ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
