Trong bối cảnh đại dịch, cùng với hệ thống các chính sách an sinh xã hội (ASXH) tương đối đồng bộ, nhiều gói hỗ trợ đã được Bộ LĐ-TB&XH ban hành và tham mưu ban hành phù hợp theo diễn biến của dịch; được triển khai thực hiện quyết liệt, thận trọng và trách nhiệm.
Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách
TS. Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ảnh: Duy Trường.

Những vấn đề đặt ra

Đại dịch Covid-19 là dịch bệnh xảy ra trên phạm vi toàn cầu, chưa từng có tiền lệ. Tại Việt Nam, đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay đã trải qua 04 đợt với quy mô, địa bàn và mức độ lây lan ngày càng rộng, phức tạp, khó lường hơn. Đặc biệt, đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021) với biến chủng Delta lây nhiễm nhanh, mạnh, khó kiểm soát là nghiêm trọng nhất, ban đầu từ các tỉnh có nhiều KCN, doanh nghiệp phía Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang vào tháng 5-6/2021), sau đó đến các trung tâm động lực kinh tế phía Nam (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An... vào tháng 6/2021); đến nay đã lan rộng ra hầu hết các địa phương với diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, tác động tiêu cực tới thị trường lao động, nhất là trong quý III/2021.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, quý II/2021, cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 (mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/ nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…), nhưng đến quý III/2021 lên đến 28,2 triệu người; nguồn cung lao động suy giảm nghiêm trọng (quý III/2021 là 49,1 triệu người, giảm 2 triệu so với quý II/2021); số lao động có việc làm quý III/2021 giảm gần 2,6 triệu người so với quý trước (mức thấp nhất trong nhiều năm qua), chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ (giảm 1,5 triệu người) và đồng bằng sông Cửu Long (giảm 763 nghìn người); tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến lên 3,98% (cao nhất trong 10 năm qua), vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là trên 6%, riêng TP. Hồ Chí Minh lên tới 9,93%; thu nhập bình quân tháng của lao động là 5,2 triệu đồng/tháng (giảm 603 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2020), trong đó lao động vùng Đông Nam Bộ thu nhập bị giảm sâu nhất (giảm 1,9 triệu đồng).

Đặc biệt nghiêm trọng, làn sóng dịch lần thứ tư này đã xâm nhập và tác động trực tiếp vào các KCN, nơi có nhiều doanh nghiệp lớn, sử dụng nhiều lao động (khoảng 4 triệu người), đồng thời, thời gian phong tỏa, giãn cách kéo dài đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, việc làm của NLĐ.

Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung chủ trì buổi họp báo công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ NLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tháng 7/2021 tại Hà Nội. Ảnh: Văn Sơn.

Các chính sách hỗ trợ kịp thời

Trước những tác động tiêu cực của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”, Bộ LĐ-TB&XH đã chủ động tham mưu, trình ban hành và triển khai có hiệu quả nhiều chính sách hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội, cụ thể.

Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 126/ NQ-CP ngày 08/10/2021), tập trung hỗ trợ NLĐ, nhất là NLĐ ở các KCN, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành, nghề bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, gồm 12 chính sách hỗ trợ theo 03 nhóm: (i) Chính sách hỗ trợ tiền mặt, (ii) Chính sách miễn giảm, hỗ trợ từ các chính sách bảo hiểm, (iii) Chính sách hỗ trợ để duy trì, hướng tới phục hồi sản xuất.

Tính đến ngày 24/12/2021, đã hỗ trợ tiền mặt 24,55 nghìn tỷ đồng cho 15,15 triệu đối tượng, trong đó nhóm lao động có giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) gần 1,580 triệu người; hỗ trợ 375.000 đơn vị sử dụng lao động (đơn vị) với 11,238 triệu lao động giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTN, BNN) từ tháng 7/2021 đến hết tháng 6/2022, tổng số tiền (tạm tính) khoảng 4.322 tỷ đồng; tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất cho 842 đơn vị với 159.885 lao động, tổng số tiền 1.111,4 tỷ đồng; hỗ trợ đào tạo nghề duy trì việc làm từ Quỹ BHTN cho 1.252 lao động với số tiền 4,33 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay 2.183 đơn vị với số tiền 2.183 tỷ đồng để trả lương cho 466.902 lượt lao động. Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 ngày 24/9/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ BHTN, hỗ trợ 02 nhóm: (i) NLĐ tham gia BHTN (mức hỗ trợ từ 1,8 triệu đồng/người đến 3,3 triệu đồng/ người) và (ii) NSDLĐ: giảm mức BHTN từ 1% xuống 0% quỹ tiền lương trong 12 tháng (từ tháng 10/2021 đến tháng 9/2022).

Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách
Thời gian qua, các địa phương đã ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động thất nghiệp hoặc có nguy cơ bị thất nghiệp. Đến nay, đã hỗ trợ đào tạo nghề duy trì việc làm từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho 1.252 lao động với số tiền 4,33 tỷ đồng. Ảnh: Trí Nghĩa.

Tính đến ngày 24/12/2021, đã hỗ trợ giảm đóng Quỹ BHTN cho 363.600 đơn vị (khoảng 9,68 triệu lao động), tổng số tiền (tạm tính) khoảng 7.595 tỷ đồng; hỗ trợ 12.800.278 lao động, tổng số tiền 30.323 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chính sách BHTN tiếp tục phát huy vai trò quan trọng là cơ chế “chống sốc” tự động, hỗ trợ một phần thu nhập cho lao động thất nghiệp. Đến ngày 30/11/2021, cả nước có 699.880 lao động có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2020) và 16.866 lao động được hỗ trợ học nghề (giảm 31,1% so với cùng kỳ năm 2020); tổng số tiền hỗ trợ là 14.097 tỷ đồng. Nhìn chung, trong bối cảnh đại dịch, cùng với hệ thống các chính sách ASXH tương đối đồng bộ, một số gói hỗ trợ đã được ban hành phù hợp theo diễn biến của dịch và triển khai thực hiện quyết liệt, thận trọng và trách nhiệm, bước đầu đã hỗ trợ đúng đối tượng lao động có giao kết HĐLĐ khó khăn nhất, bị ảnh hưởng nhiều nhất (lao động trong các KCN, doanh nghiệp) và nhóm lao động tự do, dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ mang tính ngắn hạn, việc sửa đổi, bổ sung chính sách còn bị động so với diễn biến dịch; quy mô các gói hỗ trợ còn nhỏ, mức hỗ trợ thấp trong khi phong tỏa, giãn cách kéo dài, đối tượng rộng nên tỷ lệ thụ hưởng chưa cao; việc phê duyệt và chi trả còn chậm do thiếu nhân lực và nguồn kinh phí chủ động.

Tiếp tục hoàn thành các chính sách

Hiện nay, tình hình dịch trên thế giới và Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường; quán triệt chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, do đó, hệ thống ASXH cũng từng bước chuyển đổi theo hướng phù hợp, thích ứng, linh hoạt, hiệu quả.

Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách
Đến nay, chính sách miễn giảm, hỗ trợ từ các chính sách bảo hiểm đã hỗ trợ cho 375.000 đơn vị sử dụng lao động với 11,238 triệu lao động giảm mức đóng BHTN, BNN. Trong ảnh: Hướng dẫn thao tác máy may vi tính tại Công ty TNHH Giầy ADORA Việt Nam (Ninh Bình). Ảnh: Trường Giang.

Trước mắt, khẩn trương hoàn thành các gói hỗ trợ ASXH, nhất là chính sách hỗ trợ tiền mặt, đảm bảo mục tiêu, hiệu quả. Về lâu dài cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách trên cả 03 khía cạnh: (i) Phòng ngừa rủi ro (chính sách thúc đẩy tạo việc làm, đào tạo nâng cao chất lượng lao động, giảm nghèo bền vững...), (ii) Giảm thiểu rủi ro (BHXH, BHTN...) và (iii) Khắc phục rủi ro (hỗ trợ khi thiên tai, dịch bệnh...), tập trung vào 03 nội dung: (i) Kỹ năng lao động, (ii) Việc làm thỏa đáng và (iii) ASXH bền vững, trong đó, riêng đối với nhóm lao động trong các KCN, doanh nghiệp, Bộ LĐTB&XH đã và đang thực hiện một số giải pháp chính:

Một là, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về lao động, việc làm: nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật BHXH, Luật Việc làm…; rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành để giảm tối đa chi phí lao động của doanh nghiệp (BHXH, BHTN, bảo hiểm TNLĐ, BNN…), quy định về thời giờ làm việc, làm thêm giờ… phù hợp trạng thái “bình thường mới”.

Hai là, xây dựng và triển khai Chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động đi đôi với bảo đảm ASXH trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, với một số chính sách hướng tới nhóm CNLĐ như: hỗ trợ tiền mặt, đào tạo, đào tạo lại, phát triển nhà ở xã hội.

Ba là, đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, quyết liệt Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 14/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của CNLĐ.

Bốn là, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nghề nghiệp; chú trọng đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đảm bảo nguồn cung lao động chất lượng cho phục hồi và phát triển sản xuất; đặc biệt, cần đẩy mạnh đào tạo duy trì việc làm cho NLĐ từ nguồn Quỹ BHTN.

Năm là, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ; thực hiện đầy đủ và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động về tiền lương, hợp đồng lao động, BHXH, BHTN, ...

Sáu là, hoàn thiện mạng thông tin quốc gia về việc làm, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, nhất là kết nối trực tuyến; đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực lao động, việc làm, nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động.

Bốn chính sách mới liên quan đến quyền lợi lao động có hiệu lực từ tháng 2/2022 Bốn chính sách mới liên quan đến quyền lợi lao động có hiệu lực từ tháng 2/2022

Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), tăng thời gian làm thêm, tăng mức hỗ trợ cho người lao động ...

Công đoàn thăm nơi ở của đoàn viên để có chính sách chăm lo, hỗ trợ kịp thời Công đoàn thăm nơi ở của đoàn viên để có chính sách chăm lo, hỗ trợ kịp thời

Thông qua việc thăm hỏi đoàn viên, người lao động hằng tháng, Công đoàn Công ty TNHH Pouhung Việt Nam (tỉnh Tây Ninh) đã có ...

Chính sách BHXH tác động trực tiếp đến quyền lợi người lao động từ năm 2022 Chính sách BHXH tác động trực tiếp đến quyền lợi người lao động từ năm 2022

Năm 2022, chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ có những thay đổi liên quan tới việc đóng Bảo hiểm xã hội, chế độ ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm