![]() |
Hình ảnh thiếu an toàn này được sử dụng trong bài viết “Giúp thợ nail tự bảo vệ sức khỏe” của V.I.P Nail. |
Nhận diện hóa chất độc hại
Hóa chất được sử dụng nhiều trong mọi công đoạn làm nail (móng) từ tẩy rửa, vệ sinh, đến trang trí, làm bóng… Theo thống kê, hiện nay có khoảng hơn 10 loại hóa chất độc hại thường xuất hiện tại các cửa hàng nail như: Acetone, Acetonitrile, Butyl Acetate, Dibutyl phthalate (DBP), Ethyl acetate, Ethyl methacrylate (EMA), Formaldehyde, Isopropyl Acetate, Methecrylic acid, Methyl methacrylate (MMA), Toluene… Trong đó, có 3 loại nguy hiểm hơn cả là: Dibutyl phthalate; Toluene và Formaldehyde.
Trong làm nail, Dibutyl phthalate được sử dụng làm phụ gia cho chất kết dính và chống ăn mòn. Đây là loại hóa chất đã được bổ sung vào danh sách các chất gây quái thai nghi ngờ; gây rối loạn nội tiết đáng nghi ngờ.
Toluene dùng nhiều ở cả công đoạn tẩy rửa móng và sơn móng. Đây là hóa chất nếu tiếp xúc nhiều có thể mắc bệnh ung thư và gây hại đến thần kinh trung ương, mắt kích ứng da, ảnh hưởng đến hệ hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp.
Formaldehyde có trong sơn móng tay, chất làm cứng móng. Việc hít thở phải Formaldehy có thể gây ra các kích thích mắt và màng nhầy, làm chảy nước mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ phân loại hóa chất này như là chất có khả năng gây ung thư ở người và được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) coi là chất gây ung thư đã biết ở người.
Khảo sát một số của hàng nail tại Hà Nội, có thể thấy không gian làm việc của các cửa hàng này đa phần nhỏ hẹp, kín; trang thiết bị bảo vệ cá nhân ít được các nhân viên cửa hàng nail chú ý sử dụng. Những yếu tố này khiến cho nhân viên làm nail luôn phải tiếp xúc, hít thở trong bầu không khí tồn tại nhiều hóa chất. Vì vậy việc nhiễm độc hóa chất là khó tránh khỏi.
![]() |
Sản phẩm sơn móng tay giá rẻ bán tràn lan trên thị trường đều không ghi rõ thành phần hóa chất, xuất xứ hàng hóa. |
Các biện pháp phòng ngừa
Một số chuyên gia y tế cho rằng, để ngăn ngừa nhiễm độc hóa chất, tốt nhất nhân viên làm nail nên mang bao tay cao su, mặc quần áo che kín cơ thể; rửa tay bằng nước và xà phòng sau khi tiếp cận với hóa chất; mang vật bảo vệ mắt mũi…
Tài liệu “Sống khỏe mạnh và an toàn khi làm nghề nail” của Cơ quan Bảo vệ sức khỏe và An toàn lao động (OSHA) thuộc Bộ Lao động Hoa Kỳ xuất bản năm 2012 khuyến cáo, để bảo vệ sức khỏe, những người làm Nail nên chú trọng một số giải pháp then chốt. Trong đó, chọn lựa sản phẩm ít hóa chất độc hại nhất, tuyệt đối tránh những sản phẩm có dùng 3 loại hóa chất độc hại Dibutyl phthalate; Toluene và Formaldehyde; các sản phẩm chứa axit; sử dụng sản phẩm dựa trên thông tin hướng dẫn.
Sử dụng hệ thống thông gió để giảm mức độ hóa chất trong cửa hàng như: mở cửa chính và cửa sổ (nếu có), dùng quạt, hệ thống hút mùi, điều hòa không khí… Để tránh phơi nhiễm hóa chất, cần trữ hóa chất trong chai nhỏ, có nắp đậy, dãn nhãn và ghi đầy đủ thông tin; sử dụng thùng rác có nắp đậy kín và thường xuyên đổ rác, tránh tồn đọng. Không cho các sản phẩm chạm vào mắt và da; đồng thời bảo vệ cơ quan hô hấp bằng các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dụng.
![]() Để cho quá trình làm đẹp được hiệu quả và an toàn, chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến ... |
![]() Trong Tháng Công nhân năm 2019, các cấp công đoàn (CĐ) TP. HCM đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực cho đoàn ... |
![]() Dù đứng một mình hay xếp thành cặp thì đây là các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, nên được bổ sung thường xuyên ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
