![]() |
Bác sĩ xử lý biến chứng chảy máu sau nâng ngực ở ngày thứ 8 cho bệnh nhân (Ảnh: bác sĩ Hà cung cấp.) |
Những loại hình, phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ không được phép thực hiện
Theo PGS. TS. Nguyễn Hồng Hà, ai cũng có quyền làm cho mình đẹp hơn, hoàn thiện hơn bằng phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ. Tất cả các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ nếu nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế, hay các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ trên thế giới có trong danh mục cho phép của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ (FDA) hoặc các tiêu chuẩn thế giới khác thì đều được phép thực hiện. Do đó nếu phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ nào không nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế thì đó là những phương pháp người dân không nên thực hiện.
Bên cạnh đó, nếu cơ sở khám chữa bệnh không được phép thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ hoặc bác sĩ không được phép thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ; hay các chất dùng để cấy ghép không được Bộ Y tế cho phép, không rõ nguồn gốc xuất xứ thì đều không được phép thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ và người dân không nên thực hiện.
Ví dụ, các phương pháp làm đẹp bằng cách tiêm mỡ nhân tạo, tiêm silicon lỏng, truyền trắng… đều là những phương pháp làm đẹp không được phép thực hiện do không nằm trong danh mục của Bộ Y tế và silicon lỏng đã bị cấm tuyệt đối từ 1990. Những chất cấm này không có nguồn gốc xuất xứ và thường được dùng để tiêm ở các cơ sở chui, lậu, thậm chí được tiêm tại nhà. Rõ ràng đây là hoạt động không được phép và chắc chắn là không an toàn.
Những loại hình, phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ cần cân nhắc
PGS. TS. Nguyễn Hồng Hà khuyến cáo, trước khi quyết định phẫu thuật thẩm mỹ, mọi người cần cân nhắc kỹ giữa nhu cầu làm đẹp với chức năng vận động của cơ thể. Nếu tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện các chức năng vận động quan trọng như nói, nhai, nhìn, thở… thì đó là điều nên làm. Còn nếu tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ để giải quyết nhu cầu làm đẹp thì cần phải tìm hiểu kỹ xem loại hình thẩm mỹ đó có ảnh hưởng đến các chức năng vận động bình thường của các bộ phận trên cơ thể không.
Chẳng hạn như việc nâng mũi, làm cao lên, đẹp hơn và trông tự nhiên là đạt yêu cầu. Còn nếu nâng cao quá, người châu Á nhưng lại làm mũi cao như người châu Âu thì đứng về mặt thẩm mỹ sẽ không hài hoà giữa các phần của khuôn mặt. Như vậy rõ ràng là không tạo được vẻ đẹp tự nhiên. Nhưng quan trọng hơn là về lâu dài sẽ không tốt do bề mặt da có sức căng giới hạn, việc độn mũi quá cao sẽ làm cho da bị căng quá mức, hậu quả là da khu vực đó ngày càng mỏng. Nhiều năm sau có thể da vùng mũi sẽ tấy đỏ, sụn sống mũi bị biến dạng, méo mó, thậm chí trồi ra ngoài, buộc phải tháo bỏ. Lúc này có thể phải tái cấu trúc lại vùng mũi, một công việc rất phức tạp. Khi đó rất khó để chỉnh mũi được như xưa.
Như vậy, những người có ý định làm đẹp cần cân nhắc kỹ giữa nhu cầu thẩm mỹ và chức năng vận động của cơ thể trước khi quyết định phẫu thuật thẩm mỹ.Hay như phẫu thuật thẩm mỹ mắt, nếu cắt mí hết mức để cho mắt trông to hơn có thể sẽ gặp các vấn đế như mắt trông bị trợn lên hoặc nhắm mắt không kín, làm ảnh hưởng đến chức năng vận động bình thường của mắt, chưa kể đến việc mí mắt khép không kín có thể khiến cho mắt gặp nhiều vấn đề phiền phức như loét giác mạc gây nhiễm trùng… Bên cạnh đó, nếu đang bị bướu cổ mà vẫn thực hiện cắt mí thì mắt càng lộ ra ngoài, sẽ làm khô giác mạc.
Những trường hợp không nên phẫu thuật thẩm mỹ
PGS. TS. Nguyễn Hồng Hà cho rằng những người có ý định làm đẹp nếu không đảm bảo điều kiện về mặt sức khoẻ thì không nên thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ.
Trước hết, người chưa đủ 18 tuổi không nên phẫu thuật thẩm mỹ, trừ những trường hợp vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng đến chức năng vận động, và trong trường hợp này vì chức năng vận động lại cần phẫu thuật sớm hơn. Những người mắc các bệnh mãn tính ảnh hưởng đến quá trình mổ, quá trình gây mê, gây tê; hững người mắc các bệnh như bệnh tim, bệnh phổi nặng, bệnh thận mãn tính, tiền sử về dị ứng thuốc, viêm gan ở giai đoạn virus đang phát triển… cũng không nên phẫu thuật thẩm mỹ.
Thứ hai, những người đang mắc bệnh nhiễm trùng, hoặc đang bị tổn thương tại vùng định phẫu thuật thẩm mỹ; những người bị bệnh về tâm thần như bị hoang tưởng, tâm thần không ổn định, trầm cảm; những người quá kỳ vọng vào kết quả của phẫu thuật thẩm mỹ cũng không nên phẫu thuật thẩm mỹ.
![]() |
Nâng ngực qua đường nách có sử dụng kỹ thuật cao nội soi để đạt kết quả thẩm mỹ cao nhất và giảm thiểu nguy cơ biến chứng (Ảnh: bác sĩ Hà cung cấp). |
Nên tìm hiểu những thông tin nào?
Vẫn theo PGS. TS. Nguyễn Hồng Hà, người dân cần tìm hiểu những thông tin sau trước khi thực hiện phẫu thuật thẫm mỹ để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Trước tiên, cần phải biết về tình trạng sức khoẻ của bản thân xem có phù hợp để tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ không. Những người có ý định làm đẹp cần đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể tình trạng sức khoẻ của mình và chỉ định có thể thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ hay không.
Cần tìm hiểu thông tin về cơ sở thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Các cơ sở thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ phải được Bộ Y tế cấp phép; đảm bảo điều kiện về mặt vô trùng; có trang thiết bị máy móc chuyên dụng, phù hợp; có khả năng thực hiện gây mê, hồi sức, cấp cứu.
Cần tìm hiểu thông tin về bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ cho mình. bác sĩ phải đảm bảo về mặt chuyên môn kỹ thuật, được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành, dày dặn kinh nghiệm để có thể xử lý những rủi ro không may xảy ra trong quá trình phẫu thuật.
![]() Tạp chí An toàn vệ sinh lao động có nội dung phong phú, chuyên sâu, rất cần cho người đọc, nhưng cần phải có một ... |
![]() Nhà máy A34 có nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa, bảo đảm kỹ thuật, bảo đảm bay cho các đơn vị thuộc Quân chủng Phòng ... |
![]() Với phương châm con người là vốn quý, Công ty cổ phần Hóa chất Việt trì luôn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cũng ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
