![]() |
Bác sĩ Nguyễn Đức Viên. |
Các thẩm mĩ viện, spa đang xuất hiện ngày một nhiều; bên cạnh những cơ sở có uy tín, vẫn còn rất nhiều cơ sở không phép, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho khách hàng. Phóng viên Tạp chí ATVSLĐ vừa có cuộc trao đổi với Bác sĩ Nguyễn Đức Viên, Trưởng phòng Y tế quận Cầu Giấy (Hà Nội) về vấn đề này.
PV: Xin ông cho biết thực trạng các cơ sở làm đẹp trên địa bàn quận Cầu Giấy?
Bác sĩ Nguyễn Đức Viên: Theo thống kê của chúng tôi, tính đến tháng 7/2019, trên địa bàn quận có 187 cơ sở spa thẩm mỹ, trong đó chỉ có 9 phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ và chuyên khoa da liễu đã có giấy phép hoạt động do Sở Y tế Hà Nội cấp, họ được thực hiện các hoạt động xâm lấn như nhấn mí, nâng mũi, chỉnh sửa cằm và tiêm filler; còn lại các đơn vị khác chỉ đăng ký kinh doanh, được làm spa dịch vụ chăm sóc da cơ bản và không được thực hiện dịch vụ xâm lấn. Tuy nhiên, trong thực tế quá trình hoạt động vẫn còn có các cơ sở không đủ điều kiện thực hiện nhưng vẫn lén lút tiến hành các dịch vụ sâm lấn; Do vậy, nếu các khách hàng lựa chọn các cơ sở không đủ điều kiện để làm đẹp sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.
PV: Vậy làm thế nào để khách hàng nhận biết được đâu là cơ sở đủ điều kiện, có chất lượng, đâu là cơ sở hoạt động trá hình, thưa ông?
Bác sĩ Nguyễn Đức Viên: Những cơ sở được cấp phép, đủ tiêu chuẩn, bao giờ trên biển hiệu của họ cũng có chữ phòng khám theo một chuyên khoa nào đó. Còn các cơ sở chỉ ghi chữ spa, Thẩm mỹ… thì đa phần không đủ điều kiện để thực hiện các dịch vụ làm đẹp như xâm lấn, tiêm Filler, tiêm tính chất giảm béo, nâng ngực… Tuy nhiên, dù không được cấp phép để thực hiện các dịch vụ trên nhưng vẫn có cơ sở ngang nhiên thực hiện. Trong quá trình kiểm tra chúng tôi cũng đã phát hiện cơ sở vi phạm và tiến hành xử phạt, đình chỉ hoạt động.
PV: Khi thực hiện các dịch vụ không đủ tiêu chuẩn thì những nguy cơ nào có thể xảy ra, thưa ông?
Bác sĩ Nguyễn Đức Viên: Theo quy định, các kỹ thuật xâm lấn, từ đơn giản đến phức tạp chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ. Tuy nhiên, một số cơ sở spa lại tiến hành các dịch vụ trên bởi những người không được đào tạo, sẽ dễ xảy ra các biến chứng như hoại tử mũi, mù mắt, không cầm máu sau khi cắt mí mắt, tắc mạch, không tạo được hiệu quả thẩm mỹ. Việc sử dụng các chất Filler trôi nổi dễ gây dị ứng, chưa kể đến việc bị đánh tráo từ Filler sang silicon lỏng thì hậu quả khôn lường.
![]() |
Nữ khách hàng bị chảy máu sau khi cắt mí tại một cơ sở spa trên địa bàn TP. Hà Nội. |
PV: Ông có lời khuyên gì cho các chị em phụ nữ khi có nhu cầu làm đẹp?
Bác sĩ Nguyễn Đức Viên: Để đảm bảo an toàn, người dân chỉ nên làm những kỹ thuật xâm lấn, tiêm và các kỹ thuật khác ở các bệnh viện có khoa tạo hình và thẩm mỹ hay các cơ sở làm đẹp được Sở Y tế cấp phép. Riêng các loại hình phẫu thuật thẩm mỹ như: hút mỡ bụng, hút mỡ chi, nâng ngực… không được phép thực hiện tại thẩm mỹ viện dù có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh. Tốt nhất người dân có nhu cầu làm đẹp nên đến các phòng khám có phẫu thuật thẩm mỹ được cấp phép để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và nhất là sức khỏe, tính mạng của mình, không nên nhẹ dạ tin theo lời quảng cáo.
PV: Để xử lý những cơ sở thực hiện sai quy định trên địa bàn, Phòng Y tế quận Cầu Giấy sẽ triển khai những biện pháp nào trong thời gian tới, thưa ông?
Bác sĩ Nguyễn Đức Viên: Chúng tôi sẽ tham mưu để lãnh đạo quận chỉ đạo các phòng liên quan, UBND các phường chủ động điều tra, rà soát và giám sát thường xuyên, tổ chức kiểm tra các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ, xoa bóp (massage), chăm sóc sắc đẹp trên địa bàn. Khi phát hiện cơ sở nào hoạt động, quảng cáo quá phạm vi, sẽ yêu cầu gỡ bỏ quảng cáo tại cơ sở và trên mạng xã hội. Trường hợp cơ sở cố tình hoạt động lén lút, UBND phường thực hiện tháo dỡ biển hiệu, thông báo công khai trên hệ thống loa phường, Thông tin trên trang webite của quận để nhân dân biết, vận động chủ hộ dừng hoạt động thuê mượn nhà, đồng thời có văn bản đề nghị công ty điện lực cắt điện các cơ sở thẩm mỹ, xoa bóp (massage), chăm sóc sắc đẹp vi phạm luật.
Xin cảm ơn bác sĩ và chúc bác sĩ mạnh khỏe, hạnh phúc!
Theo quy định tại Thông tư số 41/2011/TT-BYT của Bộ Y tế về việc “Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”, Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động cho các phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ làm các dịch vụ như: Tạo má lúm đồng tiền, xóa xăm cung lông mày, nâng cung lông mày, tạo hình gò má, tạo hình cằm chẻ, cằm lẹm, sửa da ở vùng mặt, vùng cổ; tạo hình mí mắt, mũi, môi, tai. Đối với các cơ sở spa (dịch vụ làm đẹp) không thuộc phạm vi quản lý của ngành Y tế, nhưng nếu thực hiện dịch vụ làm đẹp có kỹ thuật xâm lấn thì vẫn phải đăng ký với Sở Y tế. |
![]() Ông Lê Đức Thiện, Phó Giám đốc Trung tâm An toàn lao động, Viện ATVSLĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam, đã đưa ra một số góp ý ... |
![]() Với chức năng quản lý súng pháo, khí tài, đạn dược, lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao, Cục Quân khí đã ... |
![]() Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình có trụ sở tại phường An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, chuyên sản xuất ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
