![]() |
Emmalyn Nguyễn hôn mê sau ca phẫu thuật nâng ngực. Ảnh: FOX 31 |
Vợ chồng ông Sonny Nguyễn nói với chương trình Problem Solvers của đài Fox 31 rằng Emmalyn muốn cải thiện diện mạo nên quyết định nâng ngực sau khi cô tốt nghiệp trung học tại một phòng khám ở Colorado ngày 1-8.
Theo đơn kiện của gia đình, tim của Emmalyn ngừng đập và cô không thể thở được trước khi các bác sĩ làm thủ thuật chỉnh sửa ngực. Theo luật sư đại diện của gia đình, ông David Woodruff, không ai trong phòng khám theo dõi và kiểm tra Emmalyn trong suốt 15 phút, và khi một y tá đến nơi, Emmalyn Nguyễn đã ngừng thở.
Bác sĩ và điều dưỡng bị cáo buộc để Emmalyn nằm im trên bàn mổ trong 5,5 giờ và không gọi điện vào số điện thoại khẩn cấp 911 trong khi mẹ Emmalyn ngồi trong phòng chờ mà không biết chuyện gì xảy ra, theo luật sư David Woodruff.
Emmalyn Nguyễn phải nằm viện, ăn bằng ống thông dạ dày trong 50 năm tới sau ca nâng ngực hỏng.
Lúc nhận ra Emmalyn gặp vấn đề, nhân viên viện thẩm mỹ đã tiến hành hồi sinh tim phổi cho cô, nhưng 5 tiếng rưỡi sau đó họ mới gọi cấp cứu. Sự chậm trễ này đã khiến cô gái trẻ không bao giờ tỉnh táo trở lại.
Fam cho hay sau khi ca phẫu thuật kết thúc, một trong số các bác sĩ đã bước ra và nói chị không được vào trong để xem tình hình con ra sao. "Anh ta còn bảo con bé ổn và có thể vì còn trẻ nên mất nhiều thời gian để tỉnh lại hơn", Fam kể.
![]() |
Emmalyn Nguyễn. Ảnh: FOX 31 |
Hiện y tá gây mê Rex Meeker và bác sĩ thẩm mỹ Geoffrey Kim bị kiện vì tội tắc trách tại tòa án quận Arapahoe.
Năm 2009, y tá Meeker từng bị một người đàn ông tên John Harty kiện ra tòa. Vợ của John, bà Paula, cũng qua đời vì chết não trong một ca phẫu thuật nâng ngực, trong đó Meeker là người tiêm thuốc gây mê. Vụ việc trên sau đó được dàn xếp trong bí mật năm 2012.
"Một quy trình làm đẹp đáng ra phải theo đúng tiêu chuẩn thì lại trở thành cơn ác mộng đối với cô ấy và gia đình. Đã không có ai theo dõi cô ấy sau khi tiêm thuốc gây mê. Emmalyn phải ở một mình trong 15 phút", Wooddruff nói.
Phẫu thuật nâng ngực có thể có rất nhiều biến chứng. Biến chứng sớm nhất là sốc khi tiêm thuốc tê và biến chứng chảy máu trong mổ. Sau đó một thời gian có thể gọi là biến chứng chảy máu sau mổ. Dấu hiệu là chảy máu, ngực căng tức, mảng tím dọc hai bên sườn, quầng vú, bệnh nhân kêu đau, khó thở...
Biến chứng nhiễm trùng vết mổ xảy ra không tức thì. Thông thường xảy ra sau một thời gian từ 3 - 5 ngày đầu sau mổ. Biểu hiện: vết mổ có dịch rỉ ra, bệnh nhân sốt. Để một thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng viêm hóa mủ. Trong trường hợp này, phải lấy túi ngực đã đặt ra, rửa sạch ổ mủ, dẫn lưu ra bên ngoài. Chỉ khi nào lành lại, hết nhiễm trùng thông thường từ 3-6 tháng mới có thể đặt túi lại được.
Các bác sỹ khuyến cáo, việc phẫu thuật phải được tiến hành ở cơ sở y tế uy tín, được thực hiện bởi các bác sỹ chuyên khoa, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ phẫu thuật, bao gồm: trang thiết bị về nhà mổ, gây mê, cấp cứu để giải quyết những bất thường xảy ra trong và sau khi phẫu thuật.
![]() “10 năm lập nghiệp ở Quảng Nam, đây là lần đầu tiên tôi đi “Chuyến xe Công đoàn”, tôi thật sự cảm thấy rất vui”, ... |
![]() Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh vừa tiếp nhận một bệnh nhân nguy kịch do nhiễm khuẩn liên cầu lợn. Những bệnh nhân mắc liên ... |
![]() Trước diễn biến bất thường của bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới, ngày 16/1, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn ... |
![]() Xả thân cứu người, không kịp nghĩ tới an toàn của bản thân là những gì có thể hình dung về hành động thật đẹp ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
