Thị trường lao động sau Tết không nhiều biến động
Thị trường lao động

Thị trường lao động sau Tết không nhiều biến động

Hưng Thịnh
Tác giả: Hưng Thịnh
Mùng 6 Tết, Lê Xuân Trường - công nhân KCN Sài Đồng (Hà Nội) đã trở lại nhà máy làm việc với tinh thần phấn khởi. Trường hy vọng, năm mới sẽ được tăng ca và thu nhập ổn định.
Doanh nghiệp về tận xã tuyển lao động, hỗ trợ tiền cho tháng đầu đi làm

Tại xưởng của Trường, chỉ có 5 người chưa quay trở lại làm việc. "Một số bạn nghỉ do chuyển về quê, còn lại tìm cơ hội việc làm lương cao hơn", nam công nhân nói.

Đó cũng là tình hình chung của các đơn vị sản xuất trên địa bàn Thủ đô. Theo LĐLĐ TP. Hà Nội, trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tình hình lao động trên địa bàn ổn định.

Báo cáo của các cấp Công đoàn Thủ đô cho biết, tính đến ngày 15/2/2024 (tức ngày mùng 6 Tết), đã có hơn 80% doanh nghiệp mở xưởng sản xuất với gần 90% số công nhân lao động trở lại làm việc.

Thị trường lao động sau Tết không nhiều biến động
Người lao động được tư vấn về nhu cầu tuyển dụng tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: Văn Quân.

Công ty TNHH FCC (KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội) ghi nhận, sau Tết lượng công nhân trở lại làm việc 95%, số còn lại về quê hoặc chuyển sang các công ty mới. Vì thế, Công ty đang có nhu cầu tuyển khoảng 50 công nhân.

Ông Phạm Quang Thanh, Chủ tịch LĐLĐ TP. Hà Nội cho biết, các cấp công đoàn đã tuyên truyền, vận động để người lao động trở lại làm việc đúng thời gian, nghiêm túc, tạo không khí phấn khởi, hăng say đầu năm mới.

Sau Tết, LĐLĐ TP. Hà Nội cũng tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, nắm bắt tình hình lao động, việc làm tại một số doanh nghiệp và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để động viên, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động.

Qua phân tích, dự báo thị trường lao động, ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, nhiều tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thành phố tiếp tục duy trì đà phục hồi khi số người có việc làm tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm so với đầu năm, nhu cầu tuyển dụng của đa số ngành có xu hướng tăng trưởng.

“Dự kiến, tuyển dụng trong giai đoạn đầu năm 2024 của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố khoảng 100.000 - 120.000 lao động, xu hướng tuyển dụng rất đa dạng, phân bố trên nhiều ngành nghề và đa dạng về phân khúc tuyển dụng”, ông Thành cho biết.

Video: Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định về thị trường lao động quý I/2024 trên địa bàn Thủ đô.

Ông Vũ Tiến Thành - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Ninh nhận định tình hình lao động sau Tết tại địa phương không có nhiều biến động.

Báo cáo của hơn 800 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cho biết, lao động quay trở lại làm việc tới 90% do doanh nghiệp có đơn hàng lớn ngay từ đầu năm.

Cũng theo ông Thành, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp năm nay rất lớn, đơn cử như Công ty TNHH Dream Tech Việt Nam và Foxconn tuyển gần 30.000 lao động.

Tại Bắc Giang, Công ty TNHH HYUN-BO VINA (KCN Đình Trám, huyện Việt Yên) sau Tết không có trường hợp nào nghỉ việc, công nhân đi làm đầy đủ và tập trung làm việc ngay từ đầu năm.

Thị trường lao động sau Tết không nhiều biến động
Người lao động tìm việc tại Ngày hội việc làm

Chị Quỳnh Anh - cán bộ tuyển dụng của Công ty cho biết, do đơn hàng ổn định, công nhân đi làm đầy đủ nên tình hình lao động không có biến động, Công ty cũng không có nhu cầu tuyển dụng thêm.

Theo các chuyên gia, thị trường lao động Việt Nam từ đầu năm 2024 đã có khởi sắc khi nhiều doanh nghiệp có đơn hàng mới, mở rộng kinh doanh và các dự án trọng điểm bắt đầu đi vào hoạt động.

Trung tâm Dịch vụ việc làm TP. Hồ Chí Minh thống kê, tháng 1/2024 đơn vị này tiếp nhận nhu cầu tuyển dụng lao động của 118 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng nhu cầu tuyển khoảng 21.000 vị trí việc làm.

Tại Bình Dương, quý I/2024, nhu cầu nhân lực của thành phố là khoảng 77.500 - 86.000 vị trí làm việc. Trong đó, khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 72,63%, công nghiệp - xây dựng chiếm 27,23%, khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,14%...

Báo cáo triển vọng thị trường lao động năm 2024 của Navigos Group cho thấy, dù có những biến động trong thị trường tuyển dụng, nhưng 59,1% doanh nghiệp cho biết vẫn sẽ tuyển dụng thêm dưới 25% nhân sự trong năm 2024.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng làn việc linh hoạt là xu hướng đang được nhiều người lao động quan tâm nhất trong thời gian tới, với 50% người lao động lựa chọn. Dự báo nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp có thể lên đến hàng trăm nghìn người trong quý I/2024.

Trong khi đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dự báo quý I/2024, khoảng 51,7 triệu người có việc làm, tăng 217.000 người so với quý IV/2023. Một số ngành dự báo tăng thêm việc làm như sản xuất chế biến thực phẩm, tăng 1,8%; sản xuất thiết bị điện, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 1,6%.

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, năm 2024, ngành sẽ tập trung xây dựng thị trường lao động ổn định, linh hoạt, đa chiều, phát triển bền vững. Bên cạnh đó, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng thị trường lao động, đặc biệt những ngành nghề mới nổi như chip, bán dẫn, thị trường tín chỉ carbon…

Doanh nghiệp về tận xã tuyển lao động, hỗ trợ tiền cho tháng đầu đi làm Doanh nghiệp về tận xã tuyển lao động, hỗ trợ tiền cho tháng đầu đi làm

Đó là cách của một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực may mặc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang thực hiện, nhằm tuyển 1.800 ...

Hối hả chạy đơn hàng, nhà máy tăng đãi ngộ, tuyển lao động U50 Hối hả chạy đơn hàng, nhà máy tăng đãi ngộ, tuyển lao động U50

Ngoài việc tăng chế độ phúc lợi nhằm giữ chân người lao động đã gắn bó lâu năm, nhiều doanh nghiệp đang tích cực tuyển ...

Những điểm mới về bảo lưu và hưởng trợ cấp thất nghiệp Những điểm mới về bảo lưu và hưởng trợ cấp thất nghiệp

Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan đến hưởng bảo hiểm thất nghiệp có hiệu ...

Thị trường lao động sau Tết không nhiều biến động

Tin mới hơn

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tin tức khác

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Xem thêm