
Làm việc xuyên Tết
Những ngày cuối năm mọi người đều tất bật chuẩn bị Tết nhưng chị Ngọc vẫn đang miệt mài với chiếc laptop của mình. Suốt 2 năm nay, kể từ khi chị trở thành Freelancer, Tết năm nào chị cũng trong tình trạng không có ngày nghỉ trọn vẹn.
“Tôi là nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội cho một đơn vị ở Hàn Quốc. Vì tần suất đăng các bài trên mạng xã hội phải được duy trì đều đặn nên dù Tết nhất tôi vẫn phải dành thời gian để hoàn thành cho công việc”, chị Ngọc tâm sự.
Với chị Ngọc, việc làm Tết đã không còn quá xa lạ, bởi đối với một Freelancer như chị ngày lễ, Tết cũng chỉ như những ngày bình thường.
“Tôi vẫn nhớ rõ ngày 30 Tết năm đó, đang phụ mẹ dọn mâm cúng giao thừa thì khách hàng nhắn tin bảo chưa ưng ý sản phẩm. Ngay lúc đó, tôi phải lập tức dừng mọi công việc để hỗ trợ sửa xong sản phẩm đang dang dở cho khách.”
Theo chị Ngọc, mối quan hệ giữa một Freelancer với khách hàng vốn không có nhiều sự ràng buộc. Thêm nữa, thị trường Freelancer trong bất cứ ngành nghề nào cũng có sự cạnh tranh vô cùng lớn. Do vậy, chị Ngọc luôn cố gắng hoàn thiện công việc tốt nhất để tạo ấn tượng với khách hàng. Có như thế trong những lần làm việc tiếp theo cần người hỗ trợ họ mới nhớ và tiếp tục thuê chị.
![]() |
Chị Ngọc hiện đang là một Freelancer chuyên quản lý mạng xã hội cho các doanh nghiệp tư nhân |
Trong những ngày đầu Xuân năm mới, các group của cộng đồng freelancer đã hoạt động vô cùng sôi nổi. Liên hệ với anh Tuấn Anh (designer tự do), anh chia sẻ: "Ngày Tết tôi không đi chơi nhiều với bạn bè, chỉ dành thời gian chủ yếu cho gia đình. Tranh thủ thời gian rảnh tôi lướt mạng xã hội tìm thêm việc làm. Ngày Tết đa phần mọi người đều nghỉ nên sự cạnh tranh cũng bớt đi phần nào. Nó giúp tôi tăng cơ hội nhận được công việc”.
Tuấn Anh kể lại vì lý do bệnh tật anh cần phải phẫu thuật nên đã xin nghỉ việc. Sau khi phẫu thuật hoàn tất thì trúng vào thời điểm cuối năm, thị trường tuyển dụng vô cùng hạn chế nên rất khó xin việc. Vì thế anh quyết định ở nhà làm Freelancer đợi qua Tết có thể đi tìm kiếm một đơn vị phù hợp hơn.
"Thời gian trong Tết tôi tranh thủ làm việc vào những ngày rảnh rỗi, để khi lên Hà Nội có thu nhập trang trải thêm cho cuộc sống".
Anh Tuấn Anh cho biết thêm, dẫu làm việc xuyên Tết nhưng anh vẫn chỉ nhận mức thù lao như ngày thường bởi Freelancer không có hợp đồng lao động, chỉ nhận thù lao theo từng công việc hoàn thành.
![]() |
Tết nhưng anh Tuấn Anh vẫn cố gắng để hoàn thiện công việc đã hẹn với khách |
"Với tôi đây cũng là một sự thiệt thòi lớn. Tuy nhiên, vì không có ràng buộc gì về hợp đồng nên mình cũng chấp nhận thôi. Bởi với thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện tại nếu mình tăng giá thì rất dễ mất khách”.
Lao động “toàn không”
“Đối với những người làm Freelancer thường không có hợp đồng lao động, cá nhân tôi cũng ít khi bắt khách hàng phải ký hợp đồng bởi chi phí cho một sản phẩm thiết kế không quá cao. Nếu bắt khách phải ký hợp đồng rườm rà họ sẽ từ chối. Thậm chí, nhiều khách cũng không chấp nhận cọc tiền trước”, anh Tuấn Anh nói.
Anh cho biết thêm trước đây đã có vài lần anh thuyết phục khách đặt cọc trước, tuy nhiên mỗi lần như vậy khách hay từ chối khéo không hợp tác với anh. Vì thế lâu dần anh cũng không còn bắt khách phải cọc trước nữa.
Freelancer mang lại nhiều lợi ích về mặt thời gian, không gian tuy nhiên cũng mang đến nhiều rủi ro. Chị Ngọc dẫn chứng chị cũng từng là nạn nhân khi bị lừa đảo số tiền khoảng 2 triệu đồng.
Theo chị Ngọc chia sẻ: “Lần đó tôi nhận công việc nhưng không nhận cọc trước, bên đó hứa thanh toán cho tôi theo từng đợt. Thế mà tôi vừa hoàn thành bài viết gửi qua thì bên đó ngay lập tức chặn facebook, telegram của tôi. Hồi đó tôi cũng chỉ mới làm Freelancer nên rất shock. Tôi tìm mọi cách để liên hệ nhưng không có thông tin nào ngoài mạng xã hội. Vì tôi đã quá tin tưởng khách hàng, sau lần đó tôi rút kinh nghiệm lựa chọn khách hàng kỹ hơn, nắm rõ mọi thông tin của khách thì tôi mới bắt đầu làm”.
Freelancer bị quỵt tiền không phải là câu chuyện quá mới, theo những gì chị Ngọc nói có những khách hàng ban đầu làm việc rất sòng phẳng, rõ ràng. Thế nhưng sau đó lại thay đổi kiếm hết cớ này đến cớ nọ để quỵt tiền công, từ chối thanh toán.
Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế số và mô hình làm việc Ngọc hoạt, công việc tự do trở thành xu hướng phổ biến. Tuy nhiên, các Freelancer thường phải đối mặt với nhiều khó khăn và thiếu sót trong việc bảo vệ quyền lợi lao động cơ bản. Việc không được hưởng các quyền lợi như BHXH, không có cơ hội tăng lương vào các dịp lễ là những thách thức mà họ phải đối mặt hàng ngày.
Để giải quyết vấn đề này, cần có sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo rằng các Freelancer cũng được bảo vệ và hưởng các quyền lợi cơ bản như các nhân viên làm việc theo hình thức truyền thống.
Freelancer là thuật ngữ để chỉ những người làm việc tự do hoặc độc lập, không phụ thuộc vào một công ty cụ thể và thường làm việc dưới hình thức hợp đồng ngắn hạn với các khách hàng khác nhau. Các Freelancer có thể là nhà văn, nhà thiết kế đồ họa, nhà phát triển web, nhà quảng cáo, nhà biên tập, chuyên gia tiếp thị, hoặc bất kỳ chuyên gia nào khác trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Làm việc dưới hình thức Freelancer mang lại sự linh hoạt cho người lao động, cho phép họ quản lý thời gian làm việc và chọn lựa dự án mà họ muốn tham gia. Tuy nhiên, các Freelancer thường phải tự chịu trách nhiệm về việc tìm kiếm khách hàng, quản lý tài chính cá nhân, và không nhận được các quyền lợi như Bảo hiểm Xã hội hoặc các chính sách phúc lợi mà một người lao động thông thường có thể nhận được từ một công ty. |
![]() Chăm lo cho công nhân lao động có một cái Tết đủ đầy rồi mới đến lượt chăm lo cho gia đình mình. Tết của ... |
![]() Chị Đỗ Thị Hường, công nhân Công ty TNHH Woosin Vina - KCN VSIP Nghệ An phấn khởi chia sẻ trong ngày làm việc đầu ... |
![]() Mùa Xuân - mùa lễ lạt hội hè, ấy cũng là khi các trò chơi trẻ con phong phú hơn cả. Dường như trẻ con ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
