Lao động trẻ và xu hướng “ngồi nhà” làm việc từ xa cho công ty nước ngoài
Thị trường lao động

Lao động trẻ và xu hướng “ngồi nhà” làm việc từ xa cho công ty nước ngoài

Phương Mai
Tác giả: Phương Mai
Thu nhập cao, địa điểm, thời gian linh hoạt, đang là những “điểm cộng” của hình thức làm việc từ xa được nhiều người lựa chọn. Việc ứng tuyển dễ dàng thông qua các nền tảng tìm việc quốc tế như Upwork hay Fiverr, thay vì ứng tuyển vào các công ty nội địa.
Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản

Ngồi nhà làm việc kiếm tiền đô

Khoảng 4-5 năm nay, Nguyễn Quỳnh, 32 tuổi (quận Hà Đông, Hà Nội), có sự nghiệp ổn định trong một tờ báo ở Singapore và chỉ cần bay sang nước ngoài khoảng 2 lần mỗi năm.

Trước đó, sau khi tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Quỳnh đã trải qua nhiều công việc thuộc lĩnh vực truyền thông tại một số công ty trong nước, song không ngừng tìm kiếm cơ hội để tăng thu nhập.

Lao động trẻ và xu hướng “ngồi nhà” làm việc từ xa cho công ty nước ngoài
Làm việc từ xa cho doanh nghiệp nước ngoài đang là xu hướng được nhiều người lao động lựa chọn. Ảnh: Phương Mai

Theo Quỳnh, làm việc từ xa cho công ty nước ngoài đem lại nhiều lợi thế, đặc biệt linh hoạt và tự do trong quản lý thời gian. Đối với công việc làm báo chí, sự linh hoạt này càng thể hiện rõ ràng hơn nữa.

Công việc từ xa không chỉ giúp giảm bớt thời gian “chết” cho việc đi lại, mà còn tạo điều kiện tối ưu cho việc tập trung vào sản xuất nội dung tin tức chất lượng hơn.

“Thêm vào đó, hoạt động với một doanh nghiệp quốc tế mở ra cho tôi nhiều cơ hội để trau dồi kỹ năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ và thích nghi với phong cách làm việc đa văn hoá. Sự tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau thúc đẩy tôi tìm tòi kiến thức mới, từ đó phát triển bản thân một cách toàn diện và sâu rộng”, Quỳnh chia sẻ.

Giống như Quỳnh, Vũ Phương Hiền, 24 tuổi cũng lựa chọn hình thức làm việc từ xa cho một công ty về marketing của nước Anh, trong khi vẫn “tận hưởng” cuộc sống bình yên tại quê nhà Bắc Ninh. Ngay từ khi tốt nghiệp chuyên ngành Quan hệ công chúng, Hiền đã có định hướng sự nghiệp theo cách này. Cô cho biết, một trong những lợi thế lớn nhất mà công việc này mang lại chính là mức thu nhập ổn hơn so với mặt bằng chung (khoảng 800$/tháng) và cơ hội để nâng cao khả năng ngoại ngữ, mà vẫn có thể linh hoạt địa điểm làm việc.

Lao động trẻ và xu hướng “ngồi nhà” làm việc từ xa cho công ty nước ngoài
Linh hoạt thời gian nên Phương Hiền vẫn có thể vừa đi du lịch, vừa đảm bảo công việc. Ảnh: NVCC

Phương Hiền cho hay trước đó đã tìm kiếm công việc qua một số trang web như: LinkedIn, Upwork, hoặc Fiverr,... Việc này sẽ không khó nếu như người lao động có ngoại ngữ và không ngại tìm kiếm trên nhiều nền tảng.

Toàn bộ nội dung liên quan đến công việc và trao đổi chủ yếu thực hiện qua các ứng dụng: Skype, Telegram, Google Workspace,... Hợp đồng lao động kí bằng hình thức online và tiền lương được thanh toán qua PayPal. Tùy vào yêu cầu từng công ty, người lao động cần cung cấp một số chứng chỉ, văn bằng, nhưng chắc chắn cần có bằng cấp liên quan đến học vấn, chuyên môn.

"Với vị trí của tôi là cấp quản lý, yêu cầu của sếp sẽ cao hơn, cả về chuyên môn và cách cân bằng các mối quan hệ trong công việc. Khi ứng tuyển, sau khi qua vòng hồ sơ, tôi cũng cần trải qua nhiều vòng phỏng vấn, làm bài kiểm tra kỹ năng, hoàn toàn bằng tiếng Anh qua online. Về cơ bản, các chế độ đều được đảm bảo theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, miễn đảm bảo công việc. Tuy nhiên, tùy vào tính chuyên nghiệp của mỗi công ty mà tình trạng nợ/chậm lương thỉnh thoảng có xảy ra", Hiền chia sẻ.

Cô cũng cho biết, vì không phải tốn chi phí thuê trọ ở Thủ đô, không phải chịu cảnh tắc đường..., nhất là khi giá thuê nhà ở Hà Nội đang tăng mạnh, mà đã có thể để dành một quỹ tích lũy riêng cho bản thân. Không chỉ vậy, nhờ tính linh động của công việc, cô có điều kiện thường xuyên đi chơi mà không cần lên kế hoạch nhiều. Chỉ cần mang theo chiếc máy tính cá nhân, coi đây như một cách “thay đổi chỗ làm việc để hiệu quả hơn”.

Lợi ích lớn đi kèm cạnh tranh cao

Báo cáo 10 năm nhìn lại Xu hướng nhân tài Việt Nam (2013-2023) của Anphabe chỉ ra rằng, làm việc linh hoạt là tiêu chuẩn mới xuất hiện nhưng có đến 47% lao động ưu tiên tiêu chí này khi tìm nơi làm việc. Tiêu chuẩn này đứng thứ hai chỉ sau thưởng nóng, thưởng một lần khi nhân viên đạt thành tích nổi bật.

Khảo sát qua các năm của Anphabe cũng ghi nhận xu hướng lực lượng tham gia vào nền kinh tế Gig (nền kinh tế tự do) ngày càng tăng. Nếu năm 2020, tỷ lệ này là 39% thì đến năm 2021 đã tăng lên 44% và tăng lên vào năm 2023 với tỷ lệ 57% nguồn nhân lực trí thức tại Việt Nam.

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích, song để có thể có được công việc như mong muốn theo hình thức này, người lao động buộc phải đối mặt với tính cạnh tranh cực lớn trên thị trường việc làm. Internet phát triển, lượng người ứng tuyển ngày càng nhiều, buộc bạn phải không ngừng nâng cao trình độ, trong cả lĩnh vực chuyên môn lẫn kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ,...

Lao động trẻ và xu hướng “ngồi nhà” làm việc từ xa cho công ty nước ngoài
Nguyễn Quỳnh đánh giá tính cạnh tranh gay gắt khi làm việc từ xa cho các công ty nước ngoài. Ảnh: Phương Mai

Bên cạnh đó, người lao động cũng phải “chấp nhận” không được hưởng một số quyền lợi như: không có lương tháng 13, bảo hiểm xã hội, hay những bữa tiệc dịp lễ, Tết... Để khắc phục điều này, người lao động đã tự đóng bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân.

“Mặc dù có nhiều lợi thế, làm việc từ xa cũng đi kèm với những thách thức nhất định. Việc xử lý các vấn đề khẩn cấp trở nên khó khăn hơn khi không thể tham gia giao tiếp trực tiếp. Bên cạnh đó, đôi khi bạn sẽ cảm thấy khá cô đơn vì không có một môi trường công sở xung quanh để tương tác thường xuyên với đồng nghiệp”, Quỳnh chia sẻ.

Còn với Phương Hiền, mọi thứ không phải lúc nào cũng màu hồng. Cô nàng cho biết, có những thời điểm khối lượng công việc lớn, thêm việc lệch múi giờ, nhiều đêm liền phải thức khuya để hoàn thành.

“Các nền tảng tìm việc quốc tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro lừa đảo. Một người bạn của tôi đã bị lừa làm việc không công thậm chí mất tiền trong khi tìm kiếm cơ hội việc làm”, Hiền chia sẻ.

Lao động trẻ và xu hướng “ngồi nhà” làm việc từ xa cho công ty nước ngoài
Phương Hiền không tránh khỏi những lúc làm việc căng thẳng, tăng ca vì trái múi giờ. Ảnh: Phương Mai

Và dù là làm cho các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, nhưng những người như Nguyễn Quỳnh hay Phương Hiền vẫn tranh thủ thời gian rảnh hẹn gặp các đồng nghiệp cùng ngành để trao đổi, giao lưu, học hỏi và tăng tính kết nối xã hội.

Cả hai cũng đưa ra lời khuyên với những người đang tìm kiếm cơ hội việc làm từ hình thức này, cần xác định, ban đầu nên chấp nhận làm các công việc không lương để nhận những đánh giá tốt của khách hàng. Từ đó, khách hàng sau có cơ sở đánh giá bạn để thuê bạn.

Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, cũng khuyến cáo: Mỗi quốc gia có pháp chế, văn hóa làm việc khác nhau, nên người lao động, nhất là lao động trẻ, cần cẩn trọng xem xét các điều khoản, hạng mục làm việc trong hợp đồng, tránh trường hợp quyền lợi bị ảnh hưởng, cũng như vô tình vướng phải những vấn đề liên quan đến pháp lý không đáng có.

Hiện nay, có nhiều hình thức làm việc từ xa mà không cần đến công ty hay có mặt trực tiếp. Tuy nhiên, cần phân biệt một số khái niệm cơ bản, gồm: Remote (là dành toàn bộ thời gian cho công việc từ xa), Hybrid (là mô hình xen lẫn thời gian làm việc ở văn phòng và tại nhà), Work from home (thường được xem là tình trạng làm việc tạm thời thích ứng, như trong Covid-19), hay Freelance (là hình thức làm việc tự do theo từng dự án hoặc công việc ngắn hạn, cùng lúc cho nhiều doanh nghiệp).

Tết không nghỉ của Freelancer Tết không nghỉ của Freelancer

Trở thành Freelancer giúp cho người lao động được tự do và chủ động hơn về mặt thời gian. Tuy nhiên, vì tính chất công ...

Lợi dụng các nền tảng trực tuyến để dẫn dụ lao động trẻ vào nạn mua bán người Lợi dụng các nền tảng trực tuyến để dẫn dụ lao động trẻ vào nạn mua bán người

Những gánh nặng kinh tế và áp lực nuôi sống gia đình đã khiến nhiều người vội vàng tin vào những cái bẫy việc làm ...

Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản

Nhiều người trẻ có xu hướng thay đổi công việc với những lý do như: thử sức môi trường mới, tìm chế độ tốt hơn,... ...

Tin mới hơn

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tin tức khác

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Xem thêm