Hoạt động Công đoàn

Suy nghĩ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong điều kiện hội nhập

TS. PHẠM THỊ THU LAN, Viện Công nhân và Công đoàn
Trước yêu cầu của thời kỳ hội nhập với việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), cán bộ công đoàn (CBCĐ) cần thay đổi để thích ứng với vai trò của mình trong một môi trường có thể xuất hiện các tổ chức đại diện NLĐ khác và cạnh tranh đoàn viên với Công đoàn Việt Nam. Vậy, CBCĐ cần được đào tạo như thế nào và đâu là hướng thay đổi đúng?

Thách thức lớn đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ

Năm 2019, CPTPP và EVFTA có hiệu lực; năm 2021, Bộ luật Lao động của Việt Nam 2019 có hiệu lực đã tạo ra luật chơi mới, trong đó công đoàn không còn là tổ chức duy nhất đại diện bảo vệ cho NLĐ - không còn “một mình một sân chơi” như thời kỳ 90 năm đã qua. Thách thức vô cùng lớn này đặt ra đối với CBCĐ, đòi hỏi phải được nâng cao năng lực, trình độ để đại diện và bảo vệ hiệu quả cho NLĐ, nhằm thu hút NLĐ, cạnh tranh với tổ chức đại diện khác của NLĐ.

Suy nghĩ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong điều kiện hội nhập
Đại diện các nước thành viên CPTPP tại Lễ ký kết Hiệp định ngày 8/3/2018 tại Santiago, Chile. Ảnh: Reuters.

Việc nâng cao năng lực, trình độ cán bộ công đoàn phụ thuộc rất nhiều vào công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ. Công đoàn không thể chỉ đào tạo, bồi dưỡng những nội dung, kỹ năng đã quen thuộc trong nhiều năm qua, mà phải đào tạo và bồi dưỡng cho CBCĐ nội dung, kỹ năng mà luật chơi mới yêu cầu.

Trong hơn 90 năm qua, Công đoàn Việt Nam đã trải qua hai thời kỳ: Thời kỳ kinh tế kế hoạch tập trung và thời kỳ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường đã vận hành được hơn 30 năm, thế nhưng mô hình hoạt động của Công đoàn Việt Nam về cơ bản vẫn chưa thay đổi, vẫn là mô hình “chăm lo phúc lợi” của thời kỳ kinh tế kế hoạch tập trung, chứ chưa có những đột phá mới mẻ, táo bạo, thuyết phục để phù hợp với nền kinh tế thị trường. Cũng vì thế hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ cũng không thể đi trước, mà vẫn tập trung vào những nội dung đáp ứng yêu cầu hoạt động của công đoàn theo mô hình hiện tại.

CPTPP và EVFTA đã phá vỡ “luật chơi cũ”, đặt Công đoàn Việt Nam vào một sân chơi mới đầy bỡ ngỡ, thậm chí có phần hoang mang về việc đổi mới như thế nào. Hoạt động công đoàn có thể chưa đổi mới tận gốc ngay lập tức, nhưng một điều chắc chắn là đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ đòi hỏi phải đổi mới, phải đi trước một bước, phải giúp thay đổi tư duy cho CBCĐ để “chơi trong sân chơi mới”. Điều này nghĩa là các cơ sở đào tạo của công đoàn phải chuyển đổi từ mô hình đào tạo, bồi dưỡng dựa trên tri thức kinh nghiệm với các lý thuyết và cơ chế vận hành đã có sẵn sang một mô hình đào tạo những lý thuyết và tư duy hành động mới phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường. Đây là thách thức vô cùng lớn với nhà trường và đội ngũ các nhà giáo, các nhà khoa học. Việc chuyển đổi này thật không dễ dàng bởi tư duy vượt khỏi khung đã định hình sẵn là rất khó. Con đường đi còn chưa hình dung được thì người giáo viên giúp CBCĐ bước đi trên con đường đó sẽ định hướng như thế nào?

Suy nghĩ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong điều kiện hội nhập
Cán bộ công đoàn phải xây dựng được niềm tự hào và ý nghĩa về cuộc đấu tranh cho quyền lợi người lao động. Trong ảnh: Lễ ký kết chương trình phúc lợi giữa Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại INO VINA và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu - Thương mại - Sản xuất YUHA. Ảnh: Cát Tường.

Đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ hiện nay

Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ của hệ thống công đoàn hiện vẫn chưa thay đổi có tính chất cách mạng so với thời kỳ cách đây hơn 20 năm. Mặc dù nội dung đào tạo có thể đã có những điểm mới, cập nhật, phù hợp với các quy định mới, song mới chỉ là “cá nhân hóa” ở những giá trị lớn, chứ chưa “đồng bộ hóa” và chuyên sâu, đặc biệt là chưa đổi mới nhiều về phương pháp giảng dạy và tài liệu đào tạo.

Trong môi trường nhiều biến động và thay đổi nhanh chóng như hiện nay, người học cần được hướng dẫn để tự học, tự nghiên cứu hơn là truyền kiến thức một chiều. Phương pháp dạy học hiện nay chủ yếu là cung cấp những kiến thức sách giáo khoa đã có, chứ chưa chỉ ra các hướng đi, các quan điểm và lập luận khác nhau để khuyến khích người học tranh luận, tìm hiểu, lựa chọn cho mình một hướng đi, một lập trường, một tư duy tốt trong lĩnh vực của họ. Điều này làm cho học viên thụ động, dựa vào cái được dạy hơn là tìm ra cái để nghiên cứu và phát triển thêm từ những nền tảng tri thức đã có.

Tài liệu học tập vẫn theo khuôn mẫu cũ với những thông tin không được cập nhật, đặc biệt là không kích thích người học động não. Công tác đào tạo của hệ thống công đoàn vẫn chủ yếu là dạy kiến thức hơn là dạy tư duy, chưa kích thích tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự tìm tòi và tự khám phá của người học. Người học không dám nghĩ khác bởi họ sợ sai với những lý thuyết truyền thống, mà có những lý thuyết hiện không còn giá trị nữa. Kết quả kiểm tra chất lượng học thường dựa trên kiến thức (biết gì) hơn là dựa trên khả năng tư duy logic, sáng tạo và khả năng phát hiện cái mới. Đào tạo như vậy khó tạo được nhân tài cho tổ chức.

Một điểm nữa rất quan trọng là việc đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ cần xuất phát từ nhu cầu của người học kết hợp với yêu cầu của hoạt động công đoàn trong môi trường mới. Đây thực sự là trở ngại vì các tài liệu đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ hiện nay đều chỉ để đáp ứng yêu cầu của hoạt động công đoàn trong môi trường cũ, trong khi các tài liệu mới về hoạt động công đoàn trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập với thế giới… lại chưa có. Thậm chí, thay đổi vai trò hoạt động của công đoàn như thế nào để công đoàn hoạt động hiệu quả hơn, đại diện và bảo vệ NLĐ thực chất hơn trong môi trường mới vẫn là một chủ đề còn tranh luận và chưa có hồi kết.

Suy nghĩ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong điều kiện hội nhập
Người cán bộ công đoàn cần được vun đúc lý tưởng đấu tranh xóa bỏ sự bất công trong xã hội để xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, đoàn kết và tiến bộ. Trong ảnh: Tặng mũ bảo hiểm cho đoàn viên công đoàn Công ty TNHH Tân Đệ (Thái Bình). Ảnh: T.A

Một số suy nghĩ để đổi mới công tác đào tạo CBCĐ

Chúng ta đang chứng kiến một thế giới với sự gia tăng bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo giãn rộng và những thực hành “lách luật” diễn ra mà không bị lên án. “Lách luật” không hẳn vi phạm luật nhưng sẽ vi phạm những giá trị đạo đức. Rất khó để có pháp luật hoàn thiện khi sự thay đổi của nền kinh tế thị trường diễn ra nhanh chóng. Đạo đức bị bào mòn sẽ làm mất đi lòng tự trọng, dẫn tới các hành vi “không trái luật” nhưng “không đạo đức” diễn ra mà không thể ngăn chặn. Vì vậy, đào tạo CBCĐ không chỉ để nâng cao vai trò đại diện, bảo vệ NLĐ, giải quyết bài toán “cơm, áo, gạo, tiền” mà còn cần xây dựng tầm nhìn và đóng góp cho thay đổi xã hội. Người CBCĐ cần được vun đúc lý tưởng đấu tranh xóa bỏ sự bất công trong xã hội để xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, đoàn kết và tiến bộ. Một môi trường tốt sẽ tạo ra những con người tốt. Từng cá nhân thay đổi sẽ tạo ra môi trường thay đổi.

Đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ ở Việt Nam cần theo chuẩn của các nước lâu năm trong nền kinh tế thị trường - là cái nôi của phong trào công đoàn quốc tế. Học tập kinh nghiệm quốc tế để đổi mới hoạt động công đoàn là hết sức cần thiết.

Khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy, phần đông công nhân được phỏng vấn trả lời rằng họ không muốn con em nối nghiệp mình. Điều này cho thấy địa vị của công nhân trong xã hội là thấp kém đến mức họ muốn thoát ra, và khi không thể thì họ không muốn thế hệ tương lai nối gót họ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng của công đoàn phải hướng tới xây dựng nhận thức về vai trò và sứ mệnh của hoạt động công đoàn nói riêng, phong trào công đoàn nói chung, đó là nâng cao địa vị xã hội của công nhân và tầng lớp lao động.

Suy nghĩ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong điều kiện hội nhập
Trao giấy khen cho các học viên tại Lễ bế giảng lớp đào tạo lý luận và nghiệp vụ công tác công đoàn do Trường Trung cấp Du lịch - Công nghệ số 9 (Quảng Bình) phối hợp với Trường Đại học Công đoàn tổ chức. Ảnh: Xuân Viễn.

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu. Thách thức của CPTPP và EVFTA dường như còn khá xa xôi với CBCĐ. CBCĐ cần dũng cảm nhìn thẳng vấn đề, nêu vấn đề, dũng cảm đối mặt với sự chỉ trích, dũng cảm đấu tranh trong cuộc đấu tranh chính nghĩa để xóa bỏ bất công và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Đồng thời, đào tạo CBCĐ phải xây dựng được niềm tự hào là CBCĐ và ý nghĩa về cuộc đấu tranh cho quyền lợi NLĐ. Giáo dục, đào tạo chính là quá trình truyền cảm hứng cho CBCĐ.

CBCĐ cần được đào tạo về cách tư duy. Theo thiên tài Albert Einstein, học tư duy là học phá vỡ các khuôn mẫu và nguyên tắc. CBCĐ cần quan niệm “không có gì là bất biến”. CBCĐ cần tư duy giải quyết vấn đề, thay vì đổ lỗi cho khách quan; cần có tư duy phản biện, chất vấn thay vì tư duy chấp nhận và từ bỏ; cần có tư duy tìm ra cách làm mới thay vì làm theo thói quen… Muốn tư duy được như vậy, CBCĐ cần được đào tạo bản lĩnh, sự dũng cảm đương đầu thử thách, chấp nhận thách thức và sẵn sàng thay đổi.

Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh và phát triển đoàn viên trong bối cảnh mới Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh và phát triển đoàn viên trong bối cảnh mới

Vần đề xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; thu hút, tập hợp người lao động (NLĐ) và tổ chức của NLĐ tại doanh ...

Quy định mới về phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cơ sở Quy định mới về phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cơ sở

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp ...

Bàn về đổi mới tổ chức Công đoàn ngành trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Bàn về đổi mới tổ chức Công đoàn ngành trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Theo Điều lệ của Công đoàn Việt Nam khóa XII, công đoàn ngành Trung ương là công đoàn tổ chức theo ngành, nghề, có phạm ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm