Nghiên cứu

Sự giúp đỡ kịp thời cho doanh nghiệp và người lao động

TS. Phạm Thị Thu Lan  - Viện Công nhân và Công đoàn
Ngày 24/8/2021, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định số 3089/QĐ-TLĐ về hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động thực hiện “3 tại chỗ” trên địa bàn các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/người và thời điểm thực hiện tính từ ngày 24/8/2021, thời điểm Quyết định có hiệu lực.
Sự giúp đỡ kịp thời cho doanh nghiệp và người lao động

Công ty TNHH Royal Foods (Tiền Giang) bố trí nơi ăn, nghỉ cho công nhân ở lại làm việc tại doanh nghiệp theo phương án “3 tại chỗ”. Nguồn: apbac.vn

Chiều hướng dịch bệnh phức tạp, nhiều thách thức

Kể từ đầu dịch đến hết tháng 8/2021, Việt Nam có 462.096 ca nhiễm, đứng thứ 59/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nếu tính tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.700 ca nhiễm). Đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4/2021. Đợt dịch lần thứ 4 đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp, nhiều thách thức với sự xuất hiện đa ổ dịch, đa nguồn lây và đa biến chủng.

Cho đến nay, Việt Nam đã ghi nhận năm biến chủng virus SARS-CoV-2 gồm: Biến chủng D614G từ châu Âu (dịch tại Đà Nẵng); biến chủng B.1.1.7 từ Anh (dịch tại Hải Dương); biến chủng B.1.351 từ Nam Phi trên bệnh nhân người Nam Phi (BN1422), nhập cảnh sân bay Nội Bài từ Nam Phi ngày 19-12-2020; biến chủng A.23.1 từ Rwanda, châu Phi tại Sân bay Tân Sơn Nhất, Hồ Chí Minh và biến chủng kép của Ấn Độ B.1.617.2. Đồng thời, biến thể Delta mới xuất hiện khiến cho khả năng lây nhiễm nhanh hơn. Với môi trường làm việc trong nhà máy, chỉ cần xuất hiện một ca F0, lập tức hàng trăm người khác sẽ là F1 hoặc F2.

Để ứng phó với tình hình dịch bệnh, ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Chỉ thị 16 là văn bản quyết liệt nhất với biện pháp cách ly toàn xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.

Sự giúp đỡ kịp thời cho doanh nghiệp và người lao động

Khu vực nhà ăn của công nhân Công ty TNHH Nidec Việt Nam (TP. Hồ Chí Minh) đang thực hiện phương án “3 tại chỗ”.

“3 tại chỗ”, giải pháp cho mục tiêu kép

Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Chính phủ, các doanh nghiệp đã đưa ra sáng kiến, học tập kinh nghiệm triển khai giải pháp “3 tại chỗ” (sản xuất, cách ly, ăn nghỉ tại chỗ) và “một cung đường, hai điểm đến” để vừa duy trì sản xuất, vừa ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trên tinh thần “Tổ chức sản xuất phải an toàn và thích nghi với điều kiện cụ thể, nghiên cứu xây dựng mỗi nhà máy, xí nghiệp phải là “pháo đài” chống dịch và mỗi công nhân phải là một “chiến sĩ” chống dịch, tích cực hiệu quả để bảo đảm sản xuất, kinh doanh và sức khỏe cho chính mình” như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trong triển khai “3 tại chỗ”, các doanh nghiệp đều xác định nguyên tắc hàng đầu là đảm bảo đầu vào âm tính với Covid-19. Mọi công nhân, người lao động đều được công ty tổ chức xét nghiệm sàng lọc trước khi tham gia sản xuất tập trung. Với những nhóm lao động có nguy cơ lây nhiễm cao, như có người nhà trong vùng dịch, nghỉ phép từ quê lên…, công ty yêu cầu cách ly tại nhà và trả lương đầy đủ.

Các doanh nghiệp quán triệt thực hiện theo quy định ai ở đâu ở yên đó trong khu vực sản xuất và nơi ở tập trung, theo nguyên tắc "dây chuyền cách ly với dây chuyền; phân xưởng cách ly với phân xưởng; ca kíp cách ly với ca kíp" để hạn chế tối đa việc tiếp xúc và thuận lợi cho công tác khoanh vùng. Công nhân được phép mang các vật dụng cá nhân vào nơi sinh hoạt tập trung tại công ty sau khi đã được khử khuẩn toàn bộ, tránh tình trạng mầm bệnh được mang từ các khu nhà trọ, dân cư vào trong nhà máy. Công ty chuẩn bị thêm đồ dùng cá nhân như: màn cá nhân, chiếu đệm, chăn ga, xô, chậu, bột giặt, cả đồ dùng vệ sinh phụ nữ,... bố trí thêm nhà vệ sinh công cộng và máy uống nước nóng lạnh để tiện sử dụng trong sinh hoạt tập trung.

Sự giúp đỡ kịp thời cho doanh nghiệp và người lao động
Cán bộ công đoàn tỉnh Cà Mau trao quà hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Các công nhân tham gia giải pháp “3 tại chỗ” của doanh nghiệp đều đồng ý khi nào hết dịch bệnh mới về hoặc là khi có nguyện vọng về, công nhân phải báo trước với lãnh đạo doanh nghiệp để sắp xếp. Trường hợp công nhân muốn về nhà, công ty sẽ mời cơ quan y tế đến xét nghiệm, nếu âm tính mới được về và phải cách ly y tế tại nhà theo hướng dẫn của chính quyền địa phương. Thực tế cho thấy công nhân chỉ xin về khi gia đình có việc khẩn; những công nhân về đều tuân thủ đúng quy trình của Bộ Y tế và địa phương. Còn lại đa số vẫn an tâm làm việc, tin tưởng vào doanh nghiệp.

Mục tiêu của giải pháp “3 tại chỗ” là an toàn để sản xuất và sản xuất phải an toàn, vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm giữ vững chuỗi cung ứng hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế, đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp và duy trì việc làm, đời sống cho NLĐ.

Công đoàn Việt Nam chung tay cùng doanh nghiệp

Thực hiện “3 tại chỗ”, công ty tổ chức cung cấp 3 bữa ăn hàng ngày cho công nhân, sẵn sàng chấp nhận tăng chi phí để giữ vững “trận địa”. Trên tinh thần chủ động phối hợp cùng giải quyết khó khăn, vướng mắc, chủ doanh nghiệp, công đoàn, NLĐ cùng nhau đoàn kết, trách nhiệm, đưa ra sáng kiến để “vừa chống dịch, vừa sản xuất”, cùng nhau tạo môi trường an toàn, duy trì hoạt động sản xuất, và vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19.

Sự giúp đỡ kịp thời cho doanh nghiệp và người lao động

Trao quà hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động thực hiện phương án “3 tại chỗ” tại TNHH MTV SIGMA ( Long An).

Thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; tham gia cùng với Chính phủ, các ban, bộ, ngành trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thực hiện Chương trình phối hợp số 2242/LĐTBXH-TLĐ-PTM ngày 4/7/2021 giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc vừa cách ly, vừa sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, để chia sẻ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp động viên, hỗ trợ công nhân lao động thực hiện “3 tại chỗ”, ngày 24/8/2021, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định số 3089/QĐ-TLĐ về hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động thực hiện “3 tại chỗ” trên địa bàn các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổng số người lao động đang thực hiện “3 tại chỗ” dự tính là hơn 1.000.000 người và như vậy, tổng mức hỗ trợ sẽ là trên 1.000 tỉ đồng. Mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/người và thời điểm thực hiện tính từ ngày 24/8/2021, thời điểm Quyết định có hiệu lực.

Sự hỗ trợ, giúp đỡ của Công đoàn Việt Nam với doanh nghiệp và người lao động là việc làm rất ý nghĩa trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay, giá lương thực, thực phẩm cao hơn khiến bữa ăn của công nhân giảm chất lượng. Sự hỗ trợ kịp thời này sẽ giúp nâng cao chất lượng bữa ăn cho đoàn viên và công nhân lao động, giúp họ đảm bảo sức khỏe, yên tâm lao động, sản xuất, từ đó đóng góp thực hiện mục tiêu kép của doanh nghiệp và Chính phủ.

Bữa cơm công nhân “3 tại chỗ” thêm nhiều thịt, cá nhờ công đoàn hỗ trợ 1 triệu đồng Bữa cơm công nhân “3 tại chỗ” thêm nhiều thịt, cá nhờ công đoàn hỗ trợ 1 triệu đồng

Mới đây, khi nhận được Quyết định 3089 về việc hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện “3 tại ...

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất an toàn tại các tỉnh phia Nam Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất an toàn tại các tỉnh phia Nam

19 tỉnh phía Nam là nơi tập trung 48% doanh nghiệp của cả nước, trong đó riêng TP. Hồ Chí Minh chiếm 65% số doanh ...

Người lao động sản xuất Người lao động sản xuất "3 tại chỗ" vui mừng nhận hỗ trợ 1 triệu đồng tiền ăn

Người lao động đang thực hiện “3 tại chỗ” tại Bình Dương đã và đang nhận được hỗ trợ 1 triệu đồng tiền ăn từ ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm