![]() |
Hướng dẫn, cài đặt ứng dụng VSSID - BHXH số. Ảnh: XD |
Những con số đáng báo động
Tính đến hết tháng 01 năm 2023, tổng số tiền nợ BHXH của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 284,064 tỉ đồng, trong đó nợ từ 12 tháng trở lên chiếm 150,954 tỉ đồng. Nhiều doanh nghiệp chây ì không đóng BHXH cho NLĐ, với số tiền hàng chục tỉ đồng.
Cụ thể, nợ bảo hiểm các loại của khối doanh nghiệp hơn 228,400 tỉ đồng; nợ của các đơn vị hành chính - sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, cán bộ xã, phường, thị trấn... hơn 27,605 tỉ đồng; nợ tiền BHYT của các đối tượng do ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng hơn 28,038 tỉ đồng.
Trong tổng số tiền nợ trên toàn tỉnh, có 886 đơn vị nợ kéo dài từ 3 tháng trở lên, với số tiền nợ hơn 117,528 tỉ đồng; trong đó có những đơn vị nợ khó thu (các đơn vị giải thể, phá sản, mất tích, ngừng hoạt động...) với số tiền nợ hơn 38,564 tỉ đồng.
Riêng đối với những đơn vị, doanh nghiệp còn đang hoạt động có số tiền nợ từ 100 triệu đồng, hoặc số tháng nợ từ 12 tháng trở lên là 150,954 tỉ đồng.
Từ tuyên truyền, vận động đến sự vào cuộc của cơ quan công an
Về công tác tuyên truyền, trong năm qua, BHXH tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động giới thiệu những tính năng, tiện ích mới của ứng dụng VssID - BHXH số; việc đóng tiếp BHXH tự nguyện và đóng gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình trực tuyến; sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip để khám chữa bệnh BHYT; chi trả các chế độ BHXH, trợ cấp BHTN qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Cùng với đó, BHXH huyện phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn mở chuyên mục hằng tháng bằng tiếng Cơtu, Cadong, Xơ Đăng,… – tiếng bản địa của người dân.
Đặc biệt, BHXH tỉnh khuyến khích công chức, viên chức và NLĐ sử dụng tài khoản mạng xã hội cá nhân tuyên truyền BHXH tự nguyện, chia sẻ những câu chuyện hay, gương người tốt việc tốt nhằm lan tỏa giá trị nhân văn của chính sách BHXH trên môi trường Internet và mạng xã hội; chia sẻ các thông tin hữu ích về BHXH, BHYT lên trang Facebook, Zalo, Youtube… cá nhân và đồng thời vận động người thân, bạn bè cùng đăng tải nhằm lan tỏa rộng rãi các sản phẩm truyền thông.
Ngoài ra, BHXH huyện, thị xã, thành phố phối hợp với LĐLĐ huyện và Phòng LĐTB&XH tham mưu UBND huyện tổ chức đối thoại với NLĐ nhân Tháng Công nhân (tháng 5) để tuyên truyền, nắm bắt tháo gỡ, đề xuất giải quyết các nguyện vọng của NLĐ, đặt biệt là công nhân trực tiếp các chính sách pháp luật liên quan đến BHXH, BHYT và BHTN.
Tuy nhiên, năm 2022 dịch Covid-19 dù đã được kiểm soát nhưng hậu quả để lại rất nặng đối với nền kinh tế, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nên việc trích nộp BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ chưa kịp thời, để nợ đọng đã ảnh hưởng đến quyền lợi NLĐ. Một số doanh nghiệp đã khấu trừ tiền lương tham gia BHXH của NLĐ theo quy định, nhưng vẫn không đóng BHXH cho NLĐ, cố tình nợ để tạo nguồn vốn phục vụ mục đích khác của đơn vị.
Trong năm 2022, BHXH tỉnh đã ban hành 15 văn bản tham mưu chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh vê việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn. Trong đó, ngay từ đầu năm, BHXH tỉnh đã thành lập Tổ công tác liên ngành giải quyết vấn đề nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN theo quyết định số 157/QĐ-UBND 13/01/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam.
Trao đổi về nợ đọng BHXH, đồng chí Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: “Năm qua, tỉnh đã tổ chức 49 đợt kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách BHXH đối với NLĐ. Qua đó, tiến hành phạt các đơn vị nợ đọng kéo dài và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ chi trả. Hiện, ngành chức năng đã thu hồi được hơn 73 tỉ đồng nợ đọng BHXH, xử phạt 04 doanh nghiệp với số tiền 123 triệu đồng. Thời gian tới, tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện thanh toán nợ BHXH cũng như BHTN đối với NLĐ. Những trường hợp né tránh, không phối hợp, chúng tôi sẽ có biện pháp mạnh”, đồng chí Tuấn nhấn mạnh.
Đỉnh điểm là cuối năm 2022, BHXH tỉnh đã chuyển danh sách 10 đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN kéo dài sang Công an tỉnh Quảng Nam đề nghị phối hợp thu hồi nợ. Được biết, sau khi BHXH chuyển danh sách sang Công an tỉnh, đến nay đã thu hồi hàng chục tỉ đồng nợ đọng BHXH.
Đồng chí Nguyễn Thanh Danh, Giám đốc BHXH Quảng Nam cho biết: “Nhờ thực hiện những biện pháp triệt để được triển khai ngày từ đầu năm nên công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHTN, BHYT của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2022 được thực hiện đảm bảo theo quy định, quyền lợi của NLĐ và đối tượng thụ hưởng chính sách bảo hiểm được đảm bảo, góp phần ổn định chính sách an sinh xã hội trên địa bàn”.
"Năm 2023, BHXH tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động, thông qua các tổ chức Công đoàn tuyên truyền đến NLĐ ý nghĩa nhân văn của chính sách BHXH… Đồng thời, sẽ tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện thanh toán nợ BHXH cũng như BHTN đối với NLĐ. Những trường hợp né tránh, không phối hợp, sẽ có biện pháp mạnh", đồng chí Danh nói.
![]() Ngay sau khi nhận được thông báo của Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội ngày 4/3/2023 về phương án trả lương, nợ BHXH và ... |
![]() BHXH huyện Gia Lâm đã chuyển 23.682.750 đồng, tiền tử tuất 1 lần và mai táng phí của chị Lê Thị Ngân - nữ công ... |
![]() Ngày 17/3, Công ty CP Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) tiếp tục nộp số tiền hơn 2,4 tỷ đồng vào BHXH huyện Gia Lâm ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
