![]() |
Lực lượng thanh tra chuyên ngành BHXH tỉnh Quảng Nam tăng cường thanh tra việc thực hiện chế độ BH tại các doanh nghiệp trên địa bàn. Ảnh: BHXH Quảng Nam |
Trong đó, nợ BHXH, BHYT, BHTN của khối doanh nghiệp hơn 220 tỷ đồng; nợ tiền của các đơn vị Hành chính- sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, cán bộ xã, phường, thị trấn…hơn 8,5 tỷ đồng; nợ tiền BHXH của các đối tượng do ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng hơn 40,5 tỷ đồng.
Đồng chí Lưu Văn Thương, Phó chủ tịch LĐLD tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH tỉnh đã bàn nhiều biện pháp để thực hiện chính sách cho người lao động. “Riêng đối với tổ chức Công đoàn hiện nay chúng tôi đang chỉ đạo các cấp công đoàn phải nắm rõ cho được doanh nghiệp nào đã khấu trừ 10,5% bảo hiểm do người lao động đóng, được khấu trừ vào bảng lương hằng tháng nhưng doanh nghiệp đó không nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Như vậy, có thể quy vô việc doanh nghiệp chiếm dụng tiền của người lao động đóng BHXH. Các cấp công đoàn, sau khi nắm được thông tin doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động, sẽ lập tức báo về Liên đoàn Lao động tỉnh và chúng tôi sẽ báo cho các cơ quan chức năng thực thi pháp luật để củng cố hồ sơ và có thể khởi tố”.
Đồng chí Lưu Văn Thương cho rằng, “Điều quan trọng nhất mà các cấp công đoàn cần tập trung thực hiện từ nay đến cuối năm (âm lịch) là: phải nắm được tư tưởng của đoàn viên cũng như người lao động là họ mong muốn ở tổ chức Công đoàn cái gì, mong muốn ở chính quyền địa phương cái gì, mong muốn sự lãnh đạo của Đảng điều gì để tổng hợp, phối hợp, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng để kịp thời xử lý, không tạo ra điểm nóng. Chính từ chỗ chăm lo cho người lao động thì phải giám sát việc thực hiện đóng BHXH ở các doanh nghiệp”.
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
