Quảng Nam: Cách nào thu nợ kinh phí công đoàn hơn trăm tỷ?
Công đoàn

Quảng Nam: Cách nào thu nợ kinh phí công đoàn hơn trăm tỷ?

Hoài Nam
Tác giả: Hoài Nam
Thống kê của Ban Tài chính Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Nam, đến hết quý 1 năm 2024, trên địa bàn tỉnh có đến 89 đơn vị, doanh nghiệp nợ kinh phí công đoàn, với số tiền 101 tỷ đồng.

Cán bộ công đoàn là người nhen lửa cho cấp cơ sở

Tình trạng nợ kinh phí công đoàn gây ảnh hưởng đến quyền lợi của đoàn viên và người lao động (NLĐ). UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã có văn bản gửi LĐLĐ tỉnh, các sở, ngành, địa phương về việc phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về nợ phí công đoàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được cải thiện.

Phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với đồng chí Phan Xuân Quang - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Nam về vấn đề này.

Quảng Nam làm sao thu hồi hơn 100 tỷ đồng nợ kinh phí công đoàn?
Ký kết quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh Quảng Nam với LĐLĐ tỉnh. Ảnh: Trần Thường

PV: Thưa đồng chí, tình trạng một số người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh đóng kinh phí công đoàn chưa đủ, chưa đúng mức 2% tiền lương theo quy định dẫn đến số nợ kinh phí công đoàn tăng cao. Xin đồng chí cho biết nguyên nhân của tình trạng này?

Đồng chí Phan Xuân Quang: Tình trạng nợ kinh phí công đoàn đúng là ngày càng nhiều và theo lũy kế hằng năm thì tương đối cao. Nguyên nhân thì nhiều, trong đó chúng tôi rút ra mấy nguyên nhân chính.

Thứ nhất là nhận thức, cách hiểu của chủ sử dụng lao động đối với vấn đề trích và nộp kinh phí công đoàn chưa được đầy đủ. Có trường hợp né tránh, cố tình không thực hiện đúng quy định. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của cấp công đoàn cơ sở, mà trực tiếp là đối với đoàn viên và NLĐ.

Nguyên nhân thứ 2 là đội ngũ cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, mà trực tiếp là cán bộ phụ trách về tài chính công đoàn hiện nay rất mỏng; số lượng ít lại phải kiêm nhiệm nhiều việc nên thời gian dành cho công tác này chưa nhiều.

Nguyên nhân thứ 3 là chế tài xử lý các trường hợp vi phạm chưa đủ sức răn đe. Cho nên một số doanh nghiệp nợ rồi không thực hiện đúng quy định về đóng kinh phí công đoàn diễn ra trong nhiều năm.

PV: Chúng ta hẳn cũng đã có nhiều giải pháp nhưng theo đồng chí thì những giải pháp nào được cho là hữu hiệu để tránh thất thu kinh phí công đoàn?

Quảng Nam làm sao thu hồi hơn 100 tỷ đồng nợ kinh phí công đoàn?
Thu đủ kinh phí công đoàn để chăm lo NLĐ được tốt hơn. Ảnh: ĐVCC

Đồng chí Phan Xuân Quang: Đứng trước tình trạng nhiều chủ sử dụng lao động đóng không đúng quy định về kinh phí công đoàn, LĐLĐ tỉnh Quảng Nam cũng đề ra nhiều giải pháp.

Trong đó, tăng cường tuyên truyền đối với chủ sử dụng lao động có nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm đóng kinh phí công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Nghị định số 191 ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn.

Giải pháp thứ 2 là kiến nghị với các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động cũng như pháp luật công đoàn. Trong đó có vấn đề tài chính công đoàn, trích nộp kinh phí công đoàn để phát hiện kịp thời và đề nghị chủ sử dụng lao động đóng cho đúng quy định cũng như củng cố hồ sơ nếu như những trường hợp vi phạm kéo dài, có thể căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật.

Cùng với đó là việc phân công cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, nhất là cán bộ phụ trách tài chính công đoàn tăng cường hơn trách nhiệm trong việc thông báo trích nộp kinh phí công đoàn, đôn đốc nhắc nhở, kịp thời có tham mưu, đề xuất với cấp trên để có hướng chỉ đạo xử lý.

Quảng Nam làm sao thu hồi hơn 100 tỷ đồng nợ kinh phí công đoàn?
Đồng chí Phan Xuân Quang nói về tình trạng nợ kinh phí công đoàn và các giải pháp đặt ra trong thu hồi nợ

PV: Vấn đề thu kinh phí công đoàn qua tài khoản tập trung là bước cải tiến của Tổng LĐLĐ Việt Nam, thể hiện sự minh bạch và phân phối lại kịp thời cho các cấp công đoàn. Song hiện nay không ít người sử dụng lao động chưa đồng thuận ủng hộ việc này. Đồng chí nhận định như thế nào về vấn đề này?

Đồng chí Phan Xuân Quang: Việc thực hiện đóng kinh phí công đoàn 2% khối các đơn vị sản xuất kinh doanh qua tài khoản tập trung của Công đoàn Việt Nam tại các ngân hàng là phương pháp phải nói là hết sức khoa học, tối ưu để tăng cường hiệu quả quản lý tài chính, làm giảm thất thu tài chính công đoàn để phân phối lại cho các cấp công đoàn nhanh chóng, kịp thời.

Đối với Quảng Nam là một trong những địa phương tiên phong trong thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam từ năm 2018. Cho đến nay thì các đơn vị cấp trên trực tiếp cơ sở triển khai thực hiện khá tốt.

Tuy nhiên, việc thực hiện này cũng đang gặp một số khó khăn nhất định, bởi vì không ít người sử dụng lao động chưa đồng thuận cao với chủ trương này. Bởi vì một số doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về chủ trương này.

Doanh nghiệp cũng không muốn khai báo số lượng lao động, quỹ lương trên hệ thống thu. Vì nếu không đóng đủ, đóng không đúng quy định thì sẽ bị treo nợ trên hệ thống của đơn vị.

Trước đây thì có nhiều đơn vị khai báo, nộp kinh phí công đoàn theo tài khoản tập trung có nhiều vướng mắc, một số trường hợp không được xử lý kịp thời làm ảnh hưởng đến hoạt động của công đoàn các cấp.

Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay thì việc triển khai thu của các ngân hàng đã được cải tiến. Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đã mở tài khoản thu này trên nhiều tổ chức tín dụng cho nên cũng đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp chuyển kinh phí công đoàn qua tài khoản tập trung.

Và những lỗi trong quá trình chuyển nộp kinh phí cũng cơ bản đã được khắc phục. Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo những đơn vị còn lại triển khai thực hiện trong thời gian tới.

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

Video: Phỏng vấn đồng chí Phan Xuân Quang

Cần giữ nguyên mức đóng 2% kinh phí công đoàn được thực hiện từ năm 1957 đến nay Cần giữ nguyên mức đóng 2% kinh phí công đoàn được thực hiện từ năm 1957 đến nay

Nghĩa vụ đóng kính phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động được ...

Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình chủ động bảo vệ sức khỏe cho người lao động Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình chủ động bảo vệ sức khỏe cho người lao động

Để chủ động bảo vệ sức khỏe cho công nhân lao động trong dịp Tháng Công nhân, Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình ...

Đề xuất trích nộp 2% kinh phí công đoàn nhận được sự đồng thuận cao Đề xuất trích nộp 2% kinh phí công đoàn nhận được sự đồng thuận cao

Hơn 10 năm kể từ khi ban hành Luật Công đoàn, nước ta đã có nhiều chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm