
Theo Quyết định 1754/QĐ-TLĐ, lao động thuộc đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn (KPCĐ) gồm:
Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở: LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thực hiện thống kê số lao động thuộc đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại các đơn vị theo khu vực hành chính sự nghiệp, khu vực sản xuất kinh doanh. Số lao động được thống kê tại các đơn vị bao gồm:
+ Số lao động đang đóng BHXH tại thời điểm 30/6/2024, khuyến khích các đơn vị lấy số liệu sát thời điểm lập dự toán 2025 (theo số liệu của cơ quan BHXH cung cấp tại khoản 5 Điều 8 Quy chế phối hợp 3601/QCPH-TLĐ-BHXH)
+ Số lao động tại đơn vị thuộc đối tượng phải nộp KPCĐ nhưng chưa tham gia BHXH,
+ Số lao động dự kiến tăng (giảm) tại đơn vị trong năm kế hoạch năm 2025.
Đối với đơn vị, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở: LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thực hiện thống kê danh sách các doanh nghiệp đã đóng BHXH tại thời điểm 30/6/2024 (theo số liệu của cơ quan BHXH cung cấp), từ đó xác định số lao động tại các doanh nghiệp tương tự như cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở.
Quỹ tiền lương xác định thu kinh phí công đoàn năm 2025 tại các đơn vị được xác định từ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tính theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP và mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP (theo số liệu của cơ quan BHXH cung cấp) nhân với số lao động thuộc đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn được xác định tại mục “1.1. Lao động thuộc đối tượng phải đóng KPCĐ” của quy định này và nhân với 12 tháng.
Số thu đoàn phí công đoàn (ĐPCĐ) năm 2025 được xác định trên cơ sở số đoàn viên thực tế (có đối chiếu với Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn) tại các công đoàn cơ sở nhân với tiền lương và phụ cấp của đoàn viên được quy định chi tiết tại Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Mức thu đoàn phí công đoàn bình quân của 1 đoàn viên năm 2025 tại các LĐLĐ tỉnh thành phố, Công đoàn ngành TW và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn đảm bảo không thấp hơn mức thu bình quân của 1 đoàn viên công đoàn theo báo cáo quyết toán năm 2023 được duyệt.
Các đơn vị xây dựng dự toán số thu ĐPCĐ năm 2025 tăng tối thiểu 5% so với số ước thực hiện năm 2024.
Công đoàn cơ sở được sử dụng 70% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 75% tổng số thu kinh phí công đoàn. Phần đoàn phí công đoàn thu tăng thêm so với quy định tại Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 và nguồn thu khác được để lại 100% cho công đoàn cơ sở sử dụng.
Tổng Liên đoàn giao chỉ tiêu nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp cho LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành TW và tương đương trong dự toán tài chính hàng năm để các đơn vị thực hiện và xem xét cấp kinh phí chỉ đạo phối hợp cho các đơn vị được hưởng theo quy định.
![]() Người sử dụng lao động chậm đóng kinh phí công đoàn thì sẽ bị phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số ... |
![]() Theo Luật Công đoàn năm 2012, kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn ... |
![]() Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện dự án luật, nhất là cơ chế quản lý tài chính công đoàn được nêu tại hội nghị ... |
![]() Hơn 10 năm kể từ khi ban hành Luật Công đoàn, nước ta đã có nhiều chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động ... |
Tin mới hơn

Công chức có thể được làm việc từ xa, nghỉ phép nhiều hơn để lo việc gia đình

Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178?

Nâng mức thanh toán khoán công tác phí theo tháng với cán bộ cấp xã
Tin tức khác

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức sau khi bỏ cấp huyện

Người thuộc nhóm đối tượng nào thì được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất?

Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào khi mất việc?

Tiền lương tháng để làm căn cứ tính hưởng chính sách sau sắp xếp như thế nào?

Cán bộ không chuyên trách được hưởng chính sách gì khi sáp nhập xã?
