![]() |
Một tàu biển đã qua sử dụng. Ảnh: TL |
Theo Nghị định số 82/2019/NĐ-CP quy định nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng thì:
Tàu biển đã qua sử dụng có thân tàu không bằng vật liệu phi kim loại được phép nhập khẩu để phá dỡ bao gồm: 1- Tàu chở hàng khô gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép; 2- Tàu container; 3- Tàu chở quặng; 4- Tàu chở hàng lỏng gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật; 5- Tàu chở gas, khí hóa lỏng; 6- Tàu Ro - Ro, tàu khác, sà lan biển, phà biển.
Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải đáp ứng các điều kiện sau: 1- Thuộc 1 trong 6 loại tàu trên; 2- Chủ tàu có văn bản xác nhận và chịu trách nhiệm về việc cam kết tàu biển không trong tình trạng thế chấp hoặc khiếu nại hàng hải; 3- Không được hoán cải, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng và không được chuyển nhượng, mua, bán lại.
Doanh nghiệp Việt Nam do tổ chức, cá nhân Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ; hoặc là người sở hữu hoặc người quản lý, khai thác cơ sở phá dỡ tàu biển đã được đưa vào hoạt động theo quy định của pháp luật mới được nhập khẩu tàu đã qua sử dụng để phá dỡ.
Cơ sở phá dỡ tàu biển phải có cầu cảng, luồng hàng hải đã được công bố theo quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017; Có nhân lực, quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016… Nguyên tắc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng là phải bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động, an toàn phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Thời gian phá dỡ tàu biển không được kéo dài quá 180 ngày kể từ ngày bắt đầu phá dỡ.
Doanh nghiệp nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải mua bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường liên quan đến hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo quy định.
Việc phá dỡ tàu biển Việt Nam và tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài bị chìm đắm tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 05/2017/NĐ-CP ngày 16/01/2017 của Chính phủ quy định về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyên đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam và các quy định có liên quan khác của pháp luật. Trường hợp tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài bị chìm đắm tại Việt Nam, phá dỡ tại Việt Nam phải thực hiện thủ tục nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
![]() Vừa qua, LĐLĐ huyện đã phối hợp với UBMTTQVN và các đoàn thể chính trị-xã hội ( CT- XH) huyện tổ chức thực hiện và ... |
![]() Khu vực Bắc Bộ dự báo có nắng ấm, đêm và sáng sớm trời lạnh trong ngày 16/11. |
![]() Sáng ngày 15/11/2019, Liên đoàn Lao động tỉnh Lào Cai tổ chức Gặp mặt Kỷ niệm 68 năm Ngày thành lập Công đoàn Lào Cai ... |
Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết
Tin tức khác
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
