Đầu tiên là mức hưởng tai nạn lao động (TNLĐ) từ quỹ bảo hiểm TNLĐ. Trong trường hợp người lao động bị TNLĐ, mức hưởng từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ được quy định như sau:
Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. Nếu suy giảm 5% khả năng lao động được hưởng 5 lần mức lương cơ sở, sau đó, cứ suy giảm thêm 1% hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
Ngoài mức trợ cấp quy định nêu trên, còn hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống tính bằng 0,5 tháng. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp (BNN). Trường hợp bị TNLĐ ngay tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn, sau đó, trở lại làm việc, tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương tháng đó.
Bên cạnh đó, người lao động sẽ nhận trợ cấp hằng tháng trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên. Mức trợ cấp hằng tháng quy định như sau:
- Suy giảm 31% khả năng lao động được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở. Sau đó, cứ suy giảm thêm 1% hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
- Ngoài mức trợ cấp theo quy định, hằng tháng được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ hoặc được xác định mắc BNN. Trường hợp bị TNLĐ ngay tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc thời gian tham gia gián đoạn, sau đó, trở lại làm việc, tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương tháng đó.
![]() |
Nếu không may bị tai nạn lao động, người lao động nên nắm các quyền lợi mà mình được hưởng. Ảnh minh họa (baohiemxahoidientu.vn) |
Ngoài ra, người bị TNLĐ còn được hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; Trợ cấp phục vụ; Trợ cấp khi người lao động chết do TNLĐ; Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật; Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ; Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN…
Ngoài ra, theo Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị TNLĐ được quy định như sau: Thanh toán chi phí y tế, viện phí; Tiền lương trong thời gian bị TNLĐ. Đặc biệt là bồi thường cho người bị TNLĐ như sau:
- Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
- Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do TNLĐ, BNN.
Trong trường hợp người bị TNLĐ mà lỗi do chính người lao động gây ra thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động bị TNLĐ một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại mục 1.3, Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.
Ngoài ra, người sử dụng lao động phải giới thiệu để người lao động bị TNLĐ được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật.
![]() Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Đà Nẵng, với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023, mức trợ cấp một lần tính ... |
![]() Khi nào tai nạn được coi là tai nạn lao động (TNLĐ)? Người lao động (NLĐ) khi bị TNLĐ cần chuẩn bị hồ sơ gồm ... |
![]() Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được Quốc hội ban hành năm 2015 quy định rõ quyền và nghĩa vụ về ATVSLĐ của ... |
Tin mới hơn
Chi tiết 12 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024
Bãi bỏ một số quy định về lao động, tiền lương từ ngày 15/2/2025
Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã
Tin tức khác
Vì sao thời gian nghỉ thai sản không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Cách tính chế độ cho cán bộ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Đi ngược chiều: Tài xế ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định bị phạt bao nhiêu từ 1/1/2025?
