Sổ tay pháp luật

Khi nào được coi là tai nạn lao động và làm hồ sơ hưởng chế độ gồm những giấy tờ gì?

NGUYỄN LUẬN
Tác giả: NGUYỄN LUẬN
Khi nào tai nạn được coi là tai nạn lao động (TNLĐ)? Người lao động (NLĐ) khi bị TNLĐ cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì để hưởng chế độ?
Lao động tự do có thể đóng bảo hiểm tai nạn tự nguyện Từ 1/7/2023, mức trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng Hải Dương: Công ty Hợp Sáng Technology chậm trễ phối hợp điều tra tai nạn lao động
Khi nào được coi là tai nạn lao động và làm hồ sơ hưởng chế độ gồm những giấy tờ gì?
Người lao động làm việc. Ảnh minh họa: NGUYỄN LUẬN.

Hiểu đúng tai nạn được coi là TNLĐ

Điều 12, Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động nêu rõ:

TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho NLĐ, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

Tai nạn được coi là TNLĐ là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi NLĐ đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.

TNLĐ được phân loại như sau: TNLĐ chết người; TNLĐ nặng; TNLĐ nhẹ.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động (NSDLĐ)

Tại khoản 1, 2 và 3 của Điều 38, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

Cụ thể, thứ nhất, kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho NLĐ bị TNLĐ và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho NLĐ bị TNLĐ hoặc bệnh nghề nghiệp.

Thứ hai, thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị TNLĐ hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với NLĐ tham gia bảo hiểm y tế.

- Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do NSDLĐ giới thiệu NLĐ đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

- Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với NLĐ không tham gia bảo hiểm y tế.

Thứ ba, trả đủ tiền lương cho NLĐ bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.

Hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ

Tại Điều 57, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 có quy định hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ, gồm:

- Sổ bảo hiểm xã hội.

- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ đối với trường hợp nội trú.

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tại khoản 2, Điều 104 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.

Lao động tự do có thể đóng bảo hiểm tai nạn tự nguyện Lao động tự do có thể đóng bảo hiểm tai nạn tự nguyện

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đang lấy ý kiến người dân dự thảo nghị định về bảo hiểm tai nạn ...

Từ 1/7/2023, mức trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng Từ 1/7/2023, mức trợ cấp một lần khi bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Đà Nẵng, với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023, mức trợ cấp một lần tính ...

Hải Dương: Công ty Hợp Sáng Technology chậm trễ phối hợp điều tra tai nạn lao động Hải Dương: Công ty Hợp Sáng Technology chậm trễ phối hợp điều tra TNLĐ

Mặc dù Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương yêu cầu Công ty TNHH Hợp Sáng Technology tổ chức điều ...

Tin mới hơn

Chi tiết 12 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024

Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ XV gồm 6 chương, 37 Điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.

Bãi bỏ một số quy định về lao động, tiền lương từ ngày 15/2/2025

Thông tư số 15/2024/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) ban hành cho biết 10 văn bản quy phạm pháp luật về lao động, tiền lương sẽ bị bãi bỏ từ ngày 15/2/2025.

Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm.

Tin tức khác

Vì sao thời gian nghỉ thai sản không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Người lao động nghỉ chế độ thai sản thì thời gian nghỉ chế độ thai sản không được tính là thời gian tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Cách tính chế độ cho cán bộ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký ban hành Thông tư 01/2025 hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024 của Chính phủ).

Đi ngược chiều: Tài xế ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Nghị định 168, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao, trong đó có hành vi đi ngược chiều.

Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định bị phạt bao nhiêu từ 1/1/2025?

Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định phạt bao nhiêu từ 1/1/2025, và dừng đỗ xe ô tô những vị trí nào thì bị phạt, mời bạn tìm hiểu trong phần dưới đây.
Để trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi trước xe máy sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng

Để trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi trước xe máy sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng

Từ ngày 1/1/2025, việc chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi phía trước xe máy có thể bị phạt nặng, lên tới 14 triệu đồng. Thông tin này được đưa ra dựa trên các quy định sửa đổi về xử phạt vi phạm giao thông, nhằm tăng cường an toàn cho trẻ em.

Hiệu lực "nhanh" của Nghị định 168: Hiểu đúng để không hiểu lầm

Gần đây, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục, do có hiệu lực chưa đủ 45 ngày sau khi ban hành". Tuy nhiên, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an khẳng định đây là nhận định thiếu chính xác.
Xem thêm