Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới. Bộ luật Lao động 2019 được sửa đổi theo hướng giảm bớt các quy định cụ thể về tiền lương và điều kiện làm việc, trao cho công đoàn vai trò thương lượng mạnh mẽ hơn. Điều này có nghĩa là cuộc sống và công việc của người lao động (NLĐ) có ngày một tốt lên hay không phụ thuộc khá nhiều vào vai trò của cán bộ công đoàn (CBCĐ) ở tất cả các cấp.
Những nỗi niềm không dễ nói
Cán bộ Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang trao tặng “Sổ tiết kiệm Công đoàn Việt Nam” cho trẻ em là con đoàn viên công đoàn tử vong do dịch Covid-19. Ảnh: Lý Oanh.

Điều này cũng có nghĩa, nhiệm vụ, công việc của cán bộ công đoàn ngày một nặng nề hơn, nhất là trong bối cảnh tinh giảm biên chế và nền kinh tế ngày càng phát triển; trong khi đó, họ cũng là cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ cụ thể ở từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

“Chiếc bánh mỳ kẹp thịt”

Tại cấp cơ sở, đứng giữa doanh nghiệp và NLĐ, CBCĐ được ví như phần “thịt” trong “chiếc bánh mỳ kẹp thịt”. CBCĐ luôn cố gắng vận động NLĐ thi đua lao động sản xuất để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, từ đó, thương lượng tăng lương và cải thiện quyền lợi cho NLĐ. CBCĐ luôn giữ vai trò cầu nối giữa NLĐ và doanh nghiệp để hai bên đi đến thỏa thuận với nhau. Với vai trò đại diện cho NLĐ, CBCĐ luôn khéo léo nêu vấn đề, đưa ra các lập luận hỗ trợ, thuyết phục để doanh nghiệp quyết định có lợi cho NLĐ.

Trong trường hợp mong muốn và nguyện vọng của NLĐ không được doanh nghiệp đáp ứng vì một lý do nào đó, CBCĐ sẽ cố gắng giải thích lại và thuyết phục NLĐ để tạo ra môi trường quan hệ lao động hài hòa, ổn định.

CBCĐ cơ sở như có người nói, phải “đi trên dây” trong mối quan hệ này. Khi nảy sinh vấn đề mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên hoặc giữa những NLĐ hay những người quản lý với nhau, CBCĐ luôn đóng vai trò cầu nối để giải quyết vấn đề. Nếu đó là vấn đề vi phạm của doanh nghiệp liên quan đến các chế độ chính sách dành cho NLĐ, CBCĐ đại diện cho NLĐ để giải quyết; và ngược lại, nếu đó là vấn đề vi phạm kỷ luật của NLĐ trong doanh nghiệp, CBCĐ đại diện cho tập thể người lao động phối hợp với doanh nghiệp xử lý vi phạm của NLĐ trên cơ sở quy định của pháp luật.

Trong thực hiện thương lượng tập thể, CBCĐ cũng luôn cố gắng để hài hòa giữa hai bên, bằng cách tập hợp các mong muốn, nguyện vọng, kiến nghị của NLĐ và đề xuất với doanh nghiệp. Sau khi nghe ý kiến của doanh nghiệp, CBCĐ sẽ cân nhắc những đề xuất nào có khả năng được doanh nghiệp đồng ý, sau đó tìm cách thuyết phục doanh nghiệp bằng nhiều lý do, trong đó có lý do là phòng ngừa tranh chấp lao động và đình công tự phát xảy ra.

Có nhiều trường hợp CBCĐ phải xử lý những tình huống khó. Ví dụ, một cán bộ công đoàn ở thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Công nhân đến gặp CBCĐ nêu vấn đề thắc mắc, sau đó CBCĐ đến gặp “ông chủ” và trình bày vấn đề công nhân nêu. Ông chủ nói “Công đoàn đại diện cho NLĐ thì công đoàn đi giải quyết. Đây là trách nhiệm của công đoàn”.

Thế là người CBCĐ này phải đi tìm hiểu vấn đề và giải đáp lại cho công nhân. Hay một CBCĐ khác ở Hà Nội kể: với vai trò tổ trưởng phụ trách chuyền, CBCĐ phải yêu cầu công nhân tăng ca theo đề nghị của giám đốc trong khi công nhân không muốn. Trong trường hợp này, cách duy nhất CBCĐ có thể làm là giao việc nhưng đồng thời giải thích, động viên, thuyết phục công nhân. Nhưng trong nhiều trường hợp, nếu “anh em công nhân không nghe” vì một lý do nào đó, thì CBCĐ cũng không biết làm thế nào.

Những nỗi niềm không dễ nói
Các tổ chức công đoàn đã làm được rất nhiều việc có ý nghĩa giúp công nhân, người lao động trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, được các công đoàn viên ghi nhận và dư luận đánh giá cao. Ảnh: Thanhuytphcm.vn.

Họ phải làm rất nhiều việc có tên và không tên, đối mặt với rất nhiều vấn đề phát sinh mà không quy định nào bao quát hết. Trong khi đó, họ cũng chỉ là một NLĐ như mọi NLĐ khác, dù được chút phụ cấp ít ỏi và khoảng thời gian nhất định để làm công tác công đoàn. Trách nhiệm, nghĩa vụ cao thì thấy rõ, quyền lợi ít, mất thời gian thì không mấy ai hay. Từ đây dẫn đến trạng thái mệt mỏi, tâm lý ức chế. Và vì thế, không phải lúc nào họ cũng tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết để triển khai một cách chu đáo, tận tụy, triệt để các nhiệm vụ công đoàn.

CBCĐ cấp trên nói chung và cấp trên cơ sở nói riêng cũng không khác “chiếc bánh mỳ kẹp thịt” khi đứng giữa yêu cầu cải thiện đời sống của NLĐ và mục tiêu ổn định chính trị - xã hội. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp vi phạm pháp luật, không đảm bảo tiền lương, không đóng bảo hiểm xã hội hay không đảm bảo chất lượng bữa ăn của NLĐ, NLĐ đình công. CBCĐ thường bị trách khi đình công xảy ra, vì để mất ổn định chính trị - xã hội, ảnh hưởng tới môi trường đầu tư của địa phương. Lỗi này thường được nhìn nhận ở công đoàn và CBCĐ trước nhất.

Song, thực tế, biên chế CBCĐ cấp trên cơ sở hạn hẹp, trong khi địa bàn họ phụ trách thường rộng, số doanh nghiệp, NLĐ lớn. Ngoài tổ chức các hoạt động nội tại theo quy định, triển khai các phong trào lớn đột xuất có, thường xuyên có; họ còn phải tham gia rất nhiều Ban Chỉ đạo của địa phương. Nói không ngoa, CBCĐ cấp trên cơ sở gần như “mất” một cán bộ chuyên đi họp.

Công tác đoàn thể, hoạt động phong trào, ngoài kinh tế gia đình - mà mỗi gia đình mỗi khác - thì họ không có thu nhập khác ngoài lương. Khối lượng công việc nhiều, áp lực lớn, do người ít và có thể ngày càng ít, trong khi số lượng doanh nghiệp, CNLĐ ngày càng tăng, nghĩa là việc nhiều thêm, nên cũng không khó hiểu khi có lúc họ mệt mỏi và chỗ này chỗ kia để bê trễ công việc.

Những nỗi niềm không dễ nói
Tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe cho NLĐ là là một trong các hoạt động của các cấp công đoàn. Trong ảnh: Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế tỉnh Tây Ninh phát động chạy việt dã nhân Tháng Công nhân 2022 cho NLĐ. Ảnh: CĐKKT Tây Ninh.

Vị thế và sự khẳng định lúc khó khăn nhất

Trong các đợt cao điểm dịch của Covid-19, khi ai ai cũng đều lo lắng về sự an toàn của bản thân, CBCĐ luôn đi tiên phong để chăm lo cho những người khác. Những “người lính áo xanh” xông vào những ổ dịch mang theo thuốc men, khẩu trang, vật dụng y tế khám chữa bệnh đến cho những người bị F0, F1, trực tiếp phát khẩu trang và đồ bảo hộ lao động phòng dịch cho đoàn viên, NLĐ.

Những suất ăn và phần quà được chuẩn bị và chuyển đến cho NLĐ, người dân trong khu cách ly. Không kể ngày đêm, CBCĐ chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho CNLĐ tham gia sản xuất “3 tại chỗ”, tìm nguồn thực phẩm để cung cấp đầy đủ cho mọi NLĐ, đảm bảo không một CNLĐ nào bị đói, tổ chức tiêm vắc xin cho CNLĐ.

Những lời thăm hỏi ân cần, chia sẻ và cảm thông của CBCĐ đối với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, những CNLĐ phần nào xoa dịu nỗi đau mất cha, mẹ, con cái, người thân do Covid-19. Nhưng bản thân họ cũng có chung tất cả các mối lo, nguy cơ như mọi người dân, mọi NLĐ; họ đành chăm sóc, động viên lẫn nhau và đó là điều không phải ai cũng biết.

Đội ngũ CBCĐ các cấp “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng trường hợp”, tổ chức kịp thời các hoạt động an sinh, hỗ trợ CNLĐ đảm bảo an toàn giúp họ vượt qua khó khăn. “Trong lúc dịch bệnh bùng phát, hàng trăm CBCĐ đã lăn lộn vào trong tâm dịch để tích cực tham gia phòng chống dịch, hỗ trợ, chăm lo đoàn viên, NLĐ. Anh chị em đã không quản ngại khó khăn, vất vả, mặc dù chủ động phòng dịch nhưng hoàn toàn không lo sợ, quên bệnh tật, tất cả vì CNLĐ”, đồng chí Nguyễn Văn Cảnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giảng bày tỏ.

Đồng chí cho rằng, chỉ có trong những ngày tháng khó khăn của đại dịch Covid-19 mới thấu hiểu được tình người, tình cảm của CBCĐ với đoàn viên, NLĐ.

Những việc làm của công đoàn và CBCĐ trong dịch bệnh được cấp ủy, chính quyền các cấp, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, NLĐ và toàn xã hội đánh giá cao. Nhưng dịch bệnh qua, người anh hùng hôm qua không chắc đã được nhớ đến hôm nay. Có CBCĐ khi được hỏi làm việc gì đã ngậm ngùi, chua chát nói làm nghề “hát hò, hiếu hỷ”.

Những nỗi niềm không dễ nói
Trong thực hiện thương lượng tập thể, CBCĐ cũng luôn cố gắng để hài hòa hai bên giữa NLĐ và doanh nghiệp. Trong ảnh: Liên đoàn Lao động quận Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh) ký kết thỏa ước lao động tập thể với Công ty TNHH MR.SIMPLE. Ảnh: PHƯƠNG ANH.

Đối mặt với nhiều rủi ro nhưng không nản

Một CBCĐ một công ty may ở Đồng Nai được đông đảo CNLĐ tín nhiệm, chuẩn bị bầu cử thì bị điều chuyển sang một chi nhánh khác ở Long An. Một trường hợp khác, CBCĐ hoạt động năng nổ, luôn lên tiếng đại diện cho NLĐ, vừa kết thúc nhiệm kỳ BCH công đoàn, một tháng sau đã bị công ty chấm dứt hợp đồng lao động. Rất nhiều hành vi phân biệt đối xử đối với CBCĐ diễn ra trong thực tế, bao gồm phân biệt đối xử trong tuyển dụng, không tuyển dụng NLĐ đã từng là CBCĐ hoạt động tích cực, phân biệt đối xử trong quá trình làm việc, loại CBCĐ ra khỏi danh sách khen thưởng của công ty hoặc cản trở, gây khó khăn đối với CBCĐ về tiền lương và điều kiện làm việc, hay điều chuyển CBCĐ sang các công việc khác nhàm chán hoặc thu nhập thấp hơn, sa thải, lý do hoạt động công đoàn, bao gồm cả đình công…

Thực tiễn hoạt động công đoàn đang được CBCĐ thực hiện theo cách cầu nối giữa NLĐ và người sử dụng lao động cũng chính là xuất phát từ “nỗi sợ” bị phân biệt đối xử này. Thay vì lên tiếng cho quyền lợi của NLĐ, CBCĐ cố gắng ráp nối mong muốn của NLĐ và doanh nghiệp với nhau. CBCĐ cố gắng đại diện cho cả hai bên để hài hòa lợi ích giữa hai bên. Cách làm sáng tạo này giúp cho CBCĐ tránh được bị phân biệt đối xử, đồng thời vẫn bảo vệ được quyền lợi NLĐ và thực hiện được chức năng của công đoàn. Nhưng không phải ai cũng chịu được áp lực và xử lý được việc này như vậy; khi đó họ rất dễ buông xuôi.

Trong bối cảnh mới, CBCĐ sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Nhưng với sự nhiệt tình, tâm huyết, với truyền thống hoạt động công đoàn hơn 90 năm qua, với sự năng động, sáng tạo của CBCĐ và với việc các chủ trương, chính sách đãi ngộ, bảo vệ CBCĐ ngày càng hoàn thiện, chắc chắn CBCĐ sẽ tìm ra cách thức để thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền lợi NLĐ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Lâm Đồng: Sôi nổi, thiết thực ngày hội kết nối, giới thiệu việc làm Lâm Đồng: Sôi nổi, thiết thực ngày hội kết nối, giới thiệu việc làm

Ngày 26/6, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), Ban Quản lý các Khu công ...

Nhận biết sớm dấu hiệu ngộ độc methanol từ những loại rượu trôi nổi Nhận biết sớm dấu hiệu ngộ độc methanol từ những loại rượu trôi nổi

Hình ảnh những chai rượu màu, rượu thuốc hay rượu trắng bên cạnh vài chiếc chén bày sẵn trên bàn ở quán ăn bình dân ...

Một công nhân tử vong do không nắm rõ nội quy và quy trình Một công nhân tử vong do không nắm rõ nội quy và quy trình

Vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm một công nhân tử vong xảy ra tại Công ty TNHH Phát triển Xuất nhập khẩu và Đầu ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm