![]() |
Trứng là thức ăn không nên hâm nóng lại bởi dễ gây ra các bệnh về tiêu hoá. (Ảnh: Internet) |
1. Trứng
Một số chủng vi khuẩn phát triển mạnh khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ từ 40-150 độ F (từ 4.5 – 65.6 độ C). Và điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa và làm hỏng thực phẩm. Đó là lý do tại sao để trứng nấu chín ở nhiệt độ phòng trong một khoảng thời gian và sau đó hâm nóng để sử dụng sau này không bao giờ là một ý tưởng tốt.
Theo Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA), bạn có thể dự trữ các món ăn từ trứng nấu chín trong tủ lạnh trong vài ngày nhưng phải tiêu thụ chậm nhất trong vòng 3 đến 4 ngày sau đó. Ngoài ra, tránh đưa trứng ra khỏi tủ lạnh của bạn lâu hơn 2 giờ. Nếu thời tiết ấm và nhiệt độ cao hơn 32°C thì bạn cũng nên tránh bỏ trứng ra bên ngoài quá 1 tiếng.
2. Rau lá xanh
Trong các thực phẩm này rất giàu hàm lượng nitrat, điển hình như rau bina, súp lơ, dưa chuột… Nitrat rất dễ bị thiu, nhất là để qua đêm và biến chất thành nitrit khi hâm nóng lại nhiều lần. Nitrit là chất có thể gây ung thư. Vì vậy, khi thừa rau tốt nhất bạn nên bỏ đi, không để qua đêm hoặc hâm nóng lại.
![]() |
Khoai tây là thức ăn có thể là nguyên nhân gây ngộ độc nếu bạn giữ chúng trong giấy nhôm ở nhiệt độ phòng.(Ảnh: Internet) |
3. Khoai tây
Khoai tây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn botulinum Clostridium phát triển. Khoai tây khi được hâm nóng mất đi hương vị và lợi ích của chúng, nó còn có thể là nguyên nhân gây ngộ độc nếu bạn giữ chúng trong giấy nhôm ở nhiệt độ phòng.
4. Thịt gà
Thịt gà là nơi nuôi dưỡng các vi khuẩn khác nhau, khi hâm nóng lại có thể khiến cấu trúc protein của nó bị phá hủy, có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa từ Escherichia coli đến Salmonella có thể khiến bạn bị bệnh tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm.
5. Hải sản
Các loại hải sản như cá, tôm, cua nếu để lâu thường làm giảm lượng protein, và nếu hâm nóng nhiều lần sẽ gây biến chất, làm tổn thương đến thận và gan khi ăn vào cơ thể. Do đó, trong trường hợp bạn mua nhiều hải sản, bạn ăn cho vài hộp đặt trong tủ đông và chỉ dùng lượng vừa ăn để chế biến.
![]() |
Hải sản là loại thức ăn thường được hâm lại, nhưng nếu để lâu sẽ gây nhiều bệnh cho cơ thể. (Ảnh: Internet) |
6. Rau chân vịt, củ cải, cần tây
Cần tây chứa nitrat tương đối vô hại, nhưng nếu bạn làm ấm nó, nó sẽ biến thành nitrit độc hại và nitrosamine gây ung thư. Luôn luôn làm nguội rau bina đã nấu chín của bạn và để nó trong tủ lạnh càng sớm càng tốt sau khi nấu. Bảo quản ở nhiệt độ 4 ° C trong 12 giờ.
Cần tây là loại rau chứa nitrat cao có tác động tương tự như rau chân vịt khi hâm nóng.
Oxit nitric trong củ cải đỏ có tác dụng tăng cường tập luyện và ổn định huyết áp nhưng dưỡng chất này phản ứng không tốt với nhiệt. Do đó, nếu hâm đi hậm lại nhiều lần có thể chuyển đổi thành nitrit dẫn đến nitrosamine có thể gây ra ung thư.
7. Thực phẩm có dầu
Dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt lanh, dầu hạt cải và các loại dầu khác… đều là những thực phẩm giàu omega-3 rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, những thực phẩm đều rất nhạy cảm với nhiệt độ, việc đun nóng dầu nhiều lần khiến chúng dễ phát sinh các độc tố gây hại cho sức khỏe.
8. Nấm, mộc nhĩ
Tương tự như các loại rau, nấm cũng là thức ăn nên ăn ngay, không để qua đêm và không nên hâm đi hâm lại. Thành phần protein trong nấm sẽ gây hại cho tiêu hóa nếu bạn làm điều này. Ngoài ra, trong nấm cũng chứa nitrat, sẽ sinh ra độc tố nếu hâm nóng.
![]() |
Cơm không phải là thức ăn có thể để qua đêm hay hâm lại vì dễ sinh nhiều vi khuẩn. (Ảnh: Internet) |
9. Cơm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gạo khi nấu thành cơm vẫn còn các bào tử vi khuẩn sống sót. Do đó, cơm nguội để thừa sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn này sinh sôi, có thể gây ra tiêu chảy, nôn mửa. Trường hợp, hâm nóng lại cơm cũng không có tác dụng diệt được hết các vi khuẩn này.
10. Sữa mẹ
Trẻ được bú sữa mẹ một cách tự nhiên là tốt nhất nên việc vắt sữa để dư và hâm nóng là điều không nên. Sữa vắt ra để lâu trong không khí có thể bị nhiễm vi khuẩn, và việc hâm nóng không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn này./.
![]() Táo, quýt, trứng gà, chuối... mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe nhưng ăn không đúng cách sẽ khó phát huy hiệu quả. |
![]() Phổi là bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp trao đổi các khí và đem oxi từ không khí vào cơ thể. Vậy ăn ... |
![]() Những chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm tra chất lượng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ... |
![]() Ợ hơi là hiện tượng xảy ra khi trong dạ dày có quá nhiều khí thừa, nếu tiếp tục kéo dài gây ảnh hưởng trực ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
