Đời sống

Những chuyện “dở khóc dở cười” của công nhân trong xóm trọ

NGỌC TIẾN
Tác giả: NGỌC TIẾN
Lương thấp, nhiều công nhân ngoại tỉnh chấp nhận sống trong những xóm trọ giá rẻ. Có không ít tình huống “dở khóc, dở cười” diễn ra bên trong những khu nhà trọ tuềnh toàng ấy.

Căn phòng trong xóm trọ ọp ẹp

Vừa tan ca, Vừ A Dành (SN 2000, Lào Cai), công nhân KCN Phú Minh, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội vui vẻ mời chúng tôi tới xóm trọ nơi anh đang ở. Dẫn chúng tôi qua con ngõ ngỏ trên đường Phú Diễn, nam công nhân đẩy cánh cổng dãy nhà trọ mời khách vào phòng.

Những chuyện “dở khóc dở cười” của công nhân trong xóm trọ
Dãy xóm trọ nơi công nhân làm việc tại KCN Phú Minh nghỉ ngơi sau giờ làm. Ảnh: NGỌC TIẾN

Cuối buổi chiều mà hơi nóng vẫn hầm hập phả xuống từ tấm lợp fibro xi măng. Ánh nắng cuối ngày chiếu vào căn phòng nhỏ, xuyên qua các khe hở giữa mái lợp và bức tường cũ kỹ. Căn phòng trọ chưa đến 10 mét vuông càng trở nên ngột ngạt. Đồ dùng trong phòng hầu như chẳng có gì. Một chiếc quạt cũ, một chiếc phản ghép lại từ những tấm gỗ tạp, một bình nước.

Những chuyện “dở khóc dở cười” của công nhân trong xóm trọ
Căn phòng trọ xuống cấp của Công nhân. Ảnh: NGỌC TIẾN

Trên bức tường nham nhở treo vài bộ quần áo cũ. Nếu không mục sở thị, thật khó có thể hình dung đây là nơi nghỉ ngơi, lấy lại sức lao động của một công nhân trong làm việc trong một công ty chuyên sản xuất về khung vành xe máy

Vừ A Dành thuê phòng trọ này với giá 700.000 đồng mỗi tháng - mức giá chung cho những căn phòng trọ có cùng “phân khúc” xung quanh KCN Phú Minh. Mùa nắng thì nóng ngộp thở, mùa lạnh rét thấu xương, những hôm mưa to, hắt ướt cả chỗ nằm. Cả dãy trọ có một khu nhà tắm chung, mỗi khi tắm rửa, họ lại phải chờ nhau.

Chàng thanh niên dân tộc Mông thổ lộ, dù đã tiết kiệm hết mức song chi phí hằng tháng cho tiền nhà, tiền điện nước và ăn uống sinh hoạt cũng không dưới 4 triệu đồng.

“Đi làm về, tắm rửa, chạy ra ngoài quán ăn xong một lúc là lại leo lên phản lướt facebook, tiktok, rồi nằm ngủ”, Dành kể về cuộc sống sau giờ tan ca.

Chàng trai bộc bạch: “Em luôn mong muốn dành dụm chút tiền để gửi về cho gia đình ở quê”.

Những tình huống “dở khóc, dở cười”

Giàng A Và (SN 1998, Lào Cai), một trong những người hàng xóm của Dành đã ở xóm trọ này 3 năm nay chia sẻ rất thật rằng, bất tiện nhất là mỗi khi vợ xuống thăm. Phòng nhỏ, bức tường ngăn với phòng khác lại mỏng quá mức, khiến những sinh hoạt riêng trở nên bất tiện. Thay vì thoải mái trò chuyện tình cảm với người vợ ở xa xuống thăm, nam công nhân luôn sợ ảnh hưởng đến phòng bên cạnh, nói gì cũng sợ người khác nghe được.

Những chuyện “dở khóc dở cười” của công nhân trong xóm trọ

Mong muốn một không gian riêng tư là điều xa xỉ đối với những công nhân trong xóm trọ này. Nhưng, với mức thu nhập hiện nay, họ không thể có sự lựa chọn nào khác.

Chị Bùi Thị Xuân, 32 tuổi, quê Hòa Bình, công nhân KCN Bắc Thăng Long cho biết, hai vợ chồng đã cố gắng thuê căn phòng trọ khép kín để thêm chút tiện nghi trong sinh hoạt với mức giá cao hơn. Tuy nhiên, trong những ngày đầu mới về ở, tiếng hàng xóm nói chuyện dù nhỏ cũng nghe thấy rõ khiến anh chị phải e dè, thận trọng hơn mỗi khi chia sẻ chuyện riêng tư, mãi rồi cũng thành quen.

Nhưng chị Xuân cho biết, tình huống “dở khóc, dở cười” xảy ra khi ông bà lên thăm cháu. Việc sinh hoạt trong xóm trọ chật hẹp đã khiến ông bà phải trải nghiệm những âm thanh tế nhị. “Chính vì thế, vợ chồng tôi quyết định gửi con về quê cho ông bà trông nom giúp. Dù nhớ con, nhưng đổi lại, tránh cho ông bà được những điều tế nhị khó nói nơi xóm trọ”, Xuân thẹn thùng chia sẻ.

Đối với các công nhân ở những khu nhà trọ tạm bợ, chật hẹp, việc nấu ăn cũng trở nên khó khăn. Trời nóng bức, phòng thì nhỏ, việc phải ra ngoài ăn quán đã trở thành thói quen với họ.

Những chuyện “dở khóc dở cười” của công nhân trong xóm trọ
Dãy phòng trọ san sát khiến những chuyện dở khóc, dở cười trong xóm trọ diễn ra. Ảnh: NGỌC TIẾN

Nhiều người muốn thuê phòng rộng hơn để cải thiện cuộc sống, song thu nhập eo hẹp nên phải chấp nhận ở trong không gian chật chội, gò bó. Đó cũng là cách tiết kiệm tiền gửi về cho gia đình, người thân ở quê, hoặc ấp ủ những dự định tương lai.

Cũng trong không gian sinh hoạt đặc thù như vậy, Giàng A Và cho biết, những công nhân nơi đây dần hình thành nên một nét văn hóa đáng quý: “Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên”. Tuy không có nội quy xóm trọ nhưng họ luôn phải có ý thức tập thể, để có những giờ nghỉ ngơi, đảm bảo sức khỏe cho những ngày lao động tiếp theo.

Tại hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp ngày 1/8 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh rằng: “Nhu cầu nhà ở của công nhân, người lao động vẫn rất cấp bách”.

Theo báo cáo của Viện công nhân và Công đoàn, hiện nay cả nước có 214 dự án nhà ở ở dành cho công nhân, lao động với quy mô sử dụng đất khoảng 600ha. Tuy nhiên, thực tế mới chỉ có khoảng 116 dự án với 41% diện tích đất được đầu tư đưa vào sử dụng. Về số lượng nhà ở cho công nhân, lao động đã hoàn thành là 2.580.000m2, mới đáp ứng được khoảng 330.000 công nhân, lao động đạt khoảng 39% mục tiêu về nhà ở công nhân khu công nghiệp so với chỉ tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của Chính phủ.

Những nữ công nhân nhớ nhà nhưng không thể về quê ăn Tết Những nữ công nhân nhớ nhà nhưng không thể về quê ăn Tết

Khu công nghiệp Đồng Văn (Duy Tiên, Hà Nam) có những nữ công nhân là mẹ đơn thân, họ nhớ nhà nhưng không thể về ...

Xây nhà ở cho công nhân khó khăn: Công đoàn và công nhân cùng chung tay Xây nhà ở cho công nhân khó khăn: Công đoàn và công nhân cùng chung tay

Nói về hoạt động góp tiền giúp đồng nghiệp khó khăn do Công đoàn phát động, chị Nguyễn Thị Màu - Tổ trưởng tổ Chặt ...

Công nhân mong mỏi sớm được nhận tiền công để trả bớt nợ nần Công nhân mong mỏi sớm được nhận tiền công để trả bớt nợ nần

Công nhân làm việc cho Dự án nhà ở Cao Ngạn (TP Thái Nguyên) bị nợ lương cho biết, áp lực trang trải cuộc sống ...

Đọc nhiều

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm