Nghiên cứu

Nhu cầu và giải pháp phát triển công đoàn tại cơ sở y tế ngoài công lập

Phạm Thanh Bình - Hoàng Thị Mỹ Hạnh - Nguyễn Đức Hữu -  Nguyễn Thanh Tùng - Trần Thị Thu Hiền
Tính đến cuối năm 2018, cả nước ta có hơn 240 bệnh viện tư, hơn 35.000 phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân; 66.910 cơ sở bán lẻ, 4.828 cơ sở bán buôn và 380 cơ sở sản xuất, xuất nhập khẩu dược phẩm. Ước tính, khoảng 250 ngàn cán bộ y tế thuộc lĩnh vực ngoài công lập, bằng khoảng 50% cán bộ y tế (CBYT) ở lĩnh vực công. Nhận thức của các đối tượng CBYT ngoài công lập về tổ chức Công đoàn và tổ chức đại diện chưa cao nên tỷ lệ cán bộ y tế (CBYT) ngoài công lập tham gia tổ chức Công đoàn thấp. Do đó, đổi mới phương thức tập hợp NLĐ tham gia tổ chức Công đoàn giai đoạn thực hiện CPTPP, EVFTA là hết sức cần thiết.
Nhu cầu và giải pháp phát triển công đoàn tại cơ sở y tế ngoài công lập

Nhận thức của CBYT ngoài công lập về tổ chức Công đoàn chưa cao nên tỷ lệ CBYT ngoài công lập tham gia tổ chức Công đoàn thấp. Do đó, đổi mới phương thức tập hợp NLĐ tham gia tổ chức Công đoàn giai đoạn thực hiện CPTPP, EVFTA là hết sức cần thiết. Nguồn: ictsunflower.com

Đối tượng, phương pháp và kết quả nghiên cứu

Xuất phát từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu đề tài tại 3 TP: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng với 543 NLĐ ở CSYT ngoài công lập (đã thành lập công đoàn và chưa thành lập) từ tháng 6-9/2020. 543 NLĐ làm tại 24 CSYT tư nhân, gồm 178 người làm việc tại bệnh viện; 290 người làm việc tại các phòng khám đa khoa và chuyên khoa; 60 người làm ở các doanh nghiệp và 15 người làm ở các loại hình CSYT tư nhân khác

Với phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang; kết hợp điều tra định tính (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm) và định lượng (thống kê và xử lý số liệu điều tra); NLĐ mỗi nhóm cần khảo sát được tính theo công thức tính cỡ mẫu theo tỷ lệ:

Nhu cầu và giải pháp phát triển công đoàn tại cơ sở y tế ngoài công lập

Trong đó: n là số NLĐ được khảo sát; z là hệ số tin cậy. Với độ tin cậy 95% thì giá trị của z = 1,96; p: tỷ lệ NLĐ hài lòng với hoạt động của CĐCS có nhu cầu tham gia công đoàn/tổ chức đại diện cho NLĐ ở cơ sở; q = 1 - p = 0,5; d: sai số chấp nhận, chọn d = 0,08; DE = 1.5; tỷ lệ từ chối/phiếu không hoàn thành: 5%. Áp dụng công thức trên, cỡ mẫu nhóm đã thành lập công đoàn là 240 người, mỗi tỉnh 80 người chọn có chủ đích cho từng loại hình CSYT ngoài công lập; đối tượng chưa thành lập CĐCS làm tròn là 315 NLĐ, mỗi tỉnh chọn 105 ngẫu nhiên ở 15 đơn vị (phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tính đến cuối năm 2019, tại 22 tỉnh thành phố đã có trên 31.050 CSYT ngoài công lập, trong đó có 82 bệnh viện; 12.084 phòng khám và 18.884 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế. So với cuối năm 2018, số lượng CSYT ngoài công lập tại các tirnh được thống kê đã tăng lên 14,5%. Tuy nhiên, theo thống kê của 39 LĐLĐ tỉnh thành phố, tỷ lệ CSYT ngoài công lập thành lập công đoàn chiếm chỉ 1,3% (670/51.290).

Phân tích 543 NLĐ được điều tra tại 3 tỉnh với đối tượng tại CSYT ngoài công lập đã thành lập công đoàn và chưa thành lập công đoàn thì quyền lợi của người tham gia công đoàn cao hơn đối tượng chưa tham gia về BHXH, BHYT và bảo hiểm tai nạn (xem biểu đồ 1). Cao nhất là tỷ lệ tham gia BHYT 92,9%, cao hơn 74,7% ở các đơn vị chưa tham gia tổ chức Công đoàn.

Nhu cầu và giải pháp phát triển công đoàn tại cơ sở y tế ngoài công lập
Biểu đồ 1: Tình hình tham gia các loại bảo hiểm của NLĐ, phân theo tình trạng thành lập CĐCS

Người tham gia tổ chức Công đoàn ở CSYT ngoài công lập được trang bị bảo hộ lao động (BHLĐ) đầy đủ hơn 65,8% so với 46,7% ở các CSYT chưa tham gia công đoàn (xem biểu đồ 2).

Nhu cầu và giải pháp phát triển công đoàn tại cơ sở y tế ngoài công lập
Biểu đồ 2: So sánh mức độ trang bị BHLĐ trong các CSYT ngoài công lập

NLĐ tham gia công đoàn, ngoài lương, tiền chuyên cần, tiền phụ cấp, tiền độc hại cao hơn ở các CSYT chưa có tổ chức Công đoàn (xem biểu đồ 3). Cao nhất là tiền độc hại 41,6% so với 5,49%.

Nhu cầu và giải pháp phát triển công đoàn tại cơ sở y tế ngoài công lập

Biểu đồ 3: So sánh các khoản thu nhập ngoài lương của NLĐ, phân theo đơn vị có công đoàn và đơn vị chưa có công đoàn

Kết quả khảo sát ở đơn vị chưa thành lập công đoàn cho thấy, có 64,5% cho biết họ không mong muốn thành lập tổ chức đại diện NLĐ trong đơn vị mình (xem biểu đồ 4).

Nhu cầu và giải pháp phát triển công đoàn tại cơ sở y tế ngoài công lập
Biểu đồ 4: Mong muốn thành lập tổ chức đại diện NLĐ trong các CSYT ngoài công lập

Tỷ lệ trung bình 72,5% muốn thành lập tổ chức Công đoàn theo hình thức kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp mới (xem bảng 1).

Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù đơn vị chưa có tổ chức CĐCS, nhưng đã có 87,2% NLĐ tham gia khảo sát đã từng nghe nói đến tổ chức Công đoàn, nhưng nhận thức về tổ chức Công đoàn thì chỉ 12,8%.

Một đặc trưng cơ bản của các Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới là đưa những tiêu chuẩn rất mới gắn với quyền con người với các vấn đề xã hội và vấn đề quản trị quốc gia vào hiệp định. Việt Nam đã cam kết thể hiện cụ thể hóa tại Điều 170, Bộ luật Lao động năm 2019 về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở, cho phép NLĐ tại một doanh nghiệp được thành lập “tổ chức đại diện của NLĐ” mà không cần phải có sự ủy quyền trước từ bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.

CSYT ngoài công lập gia tăng 14,5%/ năm, số lượng CĐCS trong các CSYT ngoài công lập đã tăng lên 11,3%, tỷ lệ CSYT ngoài công lập tham gia công đoàn rất thấp (1,9%). Khảo sát cho thấy, 65% NLĐ không muốn tham gia tổ chức NLĐ mới, đây là một thuận lợi cho tổ chức Công đoàn Việt Nam. 72,5% NLĐ mong muốn vào tổ chức Công đoàn bằng cả hai phương thức kết hợp cũ và mới. Lý do họ muốn tham gia tổ chức Công đoàn Việt Nam là có lợi hơn so với không tham gia tổ chức Công đoàn tại các biểu đồ 1,2,3 về các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn và đặc biệt là trang thiết bị bảo hộ và chế độ độc hại.

Bảng 1: Các hình thức vận động thành lập CĐCS theo mô hình hoạt động của các CSYT ngoài công lập

Cách thức vận động

Phòng khám

Bệnh viện

Doanh nghiệp

Tỷ lệ chung

Công đoàn cấp trên tiếp cận NSDLĐ và đề nghị thành lập CĐCS.

12.9%

50.0%

31.6%

18.0%

Công đoàn cấp trên tiếp cận và vận động NLĐ tự nguyện thành lập CĐCS.

9.8%

10.0%

0.0%

9.5%

Kết hợp cả 2 hình thức trên

77.3%

40.0%

68.4%

72.5%

Như vậy, tập hợp lực lượng lao động tại các CSYT ngoài công lập là một mục tiêu cấp bách. Giải pháp để tập hợp được lực lương này chính là đồng bộ về văn bản, hướng dẫn của Tổng Liên đoàn về việc tập hợp theo phương pháp kết hợp cũ và mới. Tại 670 CĐCS năm 2019 có 51.290 người (trung bình 77 đoàn viên 1 CĐCS); trên thực tế NLĐ trong các CSYT ngoài công lập mong muốn thành lập các công đoàn ghép theo các lĩnh vực chuyên khoa của ngành. Hiện nay mô hình công đoàn ghép này cũng chưa có hướng dẫn của Tổng Liên đoàn, cần được thí điểm mô hình để nhẩn rộng.

Về công tác tuyên truyền, 87,2% NLĐ tham gia khảo sát đã từng nghe nói đến tổ chức Công đoàn, nhưng nhận thức về tổ chức Công đoàn thì chỉ 12,8%. Do đó, tuyên truyền cho đối tượng lao động cần được quan tâm đầu tiên để họ hiểu biết đầy đủ về hệ thống công đoàn, từ đó họ mới có mong muốn tham gia, thành lập ban vận động. Không chỉ có NLĐ, NSDLĐ cũng cần hiểu biết đầy đủ về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ.

Cần có sự chỉ đạo thống nhất của cấp ủy Đảng các địa phương doanh nghiệp, kết hợp với cơ quan quản lý nhà nước về y tế tại địa phương để nắm bắt chính sách các CSYT được cấp phép hoạt động để có kế hoạch phối hợp tuyên truyền vận động tham gia tổ chức Công đoàn Việt Nam. Ngoài ra, có rất nhiều hội nghề nghiệp tại địa phương, có thể thông qua kênh để tuyên truyền NLĐ ở CSYT ngoài công lập tham gia tổ chức Công đoàn và phối hợp bảo vệ NLĐ.

Nhu cầu và giải pháp phát triển công đoàn tại cơ sở y tế ngoài công lập

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Kon Tum và Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế tỉnh thăm, động viên cán bộ y tế làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại Chốt số 6 huyện Tu Mơ Rông . Nguồn: syt.kontum.gov.vn

Kết luận

1. CSYT ngoài công lập gia tăng 14,5%/năm; số lượng CĐCS trong các CSYT ngoài công lập đã tăng 11,3%, nhưng tỷ lệ CSYT ngoài công lập tham gia công đoàn rất thấp (1,9%).

2. Nhận thức về tổ chức Công đoàn chưa đầy đủ, 87,2% NLĐ tham gia khảo sát đã từng nghe nói đến tổ chức Công đoàn, nhưng nhận thức về tổ chức Công đoàn thì chỉ có 12,8%.

3. So sánh giữa NLĐ tại CSYT có công đoàn thì các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn và đặc biệt là trang thiết bị bảo hộ và chế độ độc hại cao hơn.

4. Khảo sát cho thấy, 65% NLĐ không muốn tham gia tổ chức của NLĐ mới, đây là một thuận lợi cho tổ chức Công đoàn Việt Nam. 72,5% NLĐ mong muốn vào tổ chức Công đoàn bằng cả hai phương thức cũ và mới.

Nghiên cứu chỉ ra việc tập hợp NLĐ ở CSYT ngoài công lập là yêu cầu cấp bách và cần phải đổi mới phương thức tập hợp theo hướng công đoàn ghép các lĩnh vực chuyên ngành; kết hợp với hội nghề nghiệp, cơ quan quản lý dưới sự chỉ đạo của cấp ủy để tập hợp NLĐ tham gia tổ chức Công đoàn; cần kết hợp cả hai phương pháp tập hợp truyền thống và phương pháp mới.

Nhu cầu và giải pháp phát triển công đoàn tại cơ sở y tế ngoài công lập
Tuyên truyền cho NLĐ hiểu biết đầy đủ về hệ thống công đoàn, từ đó NLĐ mới có mong muốn tham gia tổ chức Công đoàn. Ảnh: Ngọc Thủy

Khuyến nghị

Tổng LĐLĐ Việt Nam cần có văn bản hướng dẫn đầy đủ, đồng bộ về phương thức tập hợp lồng ghép mới và cũ; hướng dẫn về thành lập CĐCS ghép; tăng cường tuyên truyền đầy đủ cho cho NLĐ, NSDLĐ; đào tạo cho đội ngũ cán bộ công đoàn cấp trên chuyên nghiệp để hướng dẫn ban vận động.

Xây dựng kế hoạch tổng thể và giao chỉ tiêu thành lập công đoàn CSYT ngoài công lập cho LĐLĐ các địa phương, Công đoàn ngành Y tế hàng năm. Chỉ đạo công đoàn các cấp phối hợp với hội nghề nghiệp, cơ quan quản lý hành nghề địa phương tập hợp NLĐ tham gia tổ chức Công đoàn.

Tài liệu tham khảo

  1. Jacques Bourgeois, WilmerHale và Trường cao đẳng Châu Âu (2013): Một phân tích so sánh về các quy định được lựa chọn trong các hiệp định thương mại tự do - phần “Quy định FTA về tiêu chuẩn lao động”.
  2. Tổng LĐLĐ Việt Nam - FES (Hà Nội, 26/2/2014): Hội thảo quốc tế “Vấn đề lao động và vai trò của công đoàn trong hiệp định thương mại tự do (FTA) EU với các nước”.
  3. TS. Phạm Thị Thu Lan (2020), Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA: Thực tiễn Mexico và bài học cho Việt Nam, Nxb Lao động, HN.
  4. ThS. Nguyễn Ngọc Sơn (2014), Tình hình tổ chức, cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực hoạt động đáp ứng yêu cầu mới.
  5. Viện Công nhân và Công đoàn (2015), “Đổi mới mô hình tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động công đoàn hướng về đoàn viên và NLĐ thời gian tới”, Đề tài cấp TLĐ.
  6. Viện Công nhân và Công đoàn (2015), “Dự báo tác động tới việc làm, QHLĐ và hoạt động công đoàn khi Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do” Đề tài cấp TLĐ.

Chú thích

  1. PGS. TS. Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam;
  2. TS. Hoàng Thị Mỹ Hạnh, Nghiên cứu viên Viện Chiến lược và Chính sách Y tế;
  3. TS. Nguyễn Đức Hữu, Giảng viên Trường Đại học Công đoàn;
  4. ThS. Nguyễn Thanh Tùng, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học, Viện Công nhân và Công đoàn
  5. CN. Trần Thị Thu Hiền, Ban Tổ chức Công đoàn Y tế Việt Nam.
Vaccine có thực sự là lá chắn Covid-19? Vaccine có thực sự là lá chắn Covid-19?

53 nhân viên BV Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh dương tính với SARS-CoV-2 sau khi tiêm vaccine. Vậy vaccine có thực sự là ...

Nữ cán bộ công đoàn là điểm tựa vững chắc của NLĐ, là hậu phương yên bình của gia đình Nữ cán bộ công đoàn là điểm tựa vững chắc của NLĐ, là hậu phương yên bình của gia đình
Đồng chí Nguyễn Thị Mai Chi (sinh năm 1993) là nữ Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH ...
Công ty cho người lao động vay tiền trang trải cuộc sống: Câu chuyện ấm áp nghĩa tình Công ty cho người lao động vay tiền trang trải cuộc sống: Câu chuyện ấm áp nghĩa tình

5 năm qua, Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An thực hiện chính sách cho công nhân lao động vay tiền để ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm