Sức khỏe

Vaccine có thực sự là lá chắn Covid-19?

An Bình
Tác giả: An Bình
53 nhân viên BV Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh dương tính với SARS-CoV-2 sau khi tiêm vaccine. Vậy vaccine có thực sự là lá chắn Covid-19 hiệu quả?
Đến cuối tháng 8, dự kiến toàn bộ công nhân các khu công nghiệp được tiêm vaccine "Chiến thắng của Đội tuyển Việt Nam như một liều vaccine đặc biệt" Những thực phẩm quen thuộc nên bổ sung trong mùa dịch Covid-19
Vaccine có thực sự là lá chắn Covid-19?
Tiêm vaccine Covid-19 trên diện rộng góp phần hình thành cộng đồng miễn dịch, tạo lá chắn bảo vệ mỗi cá nhân. (Ảnh: Internet)

Từ sự việc 53 nhân viên y tế tại Việt Nam mắc Covid-19 sau khi tiêm vaccine, nhìn trên bản đồ dịch bệnh của thế giới, GS. Trần Tịnh Hiền, giám đốc chuyên môn Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM chia sẻ, một khảo sát trên dân số Anh đã chủng ngừa từ tháng 12/2020 đến tháng 2/2021, vaccine Covid-19 AstraZeneca có hiệu quả bảo vệ 60% sau 28 ngày. Theo công bố trên tạp chí The Lancet, vaccine AstraZeneca giúp giảm các trường hợp mắc Covid-19 có triệu chứng, giảm tỷ lệ tử vong và bệnh nặng.

"Ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM hay ở bất cứ cộng đồng nào đã tiêm vaccine, nếu ghi nhận tỷ lệ 5-10% trường hợp xét nghiệm dương tính, thì không phải do tiêm chủng thất bại. Và không có bất cứ loại vaccine nào bảo vệ 100% người tiêm khỏi mắc bệnh", GS. Hiền nhấn mạnh.

Vaccine có thực sự là lá chắn Covid-19?
Cận cảnh Vaccine AstraZenca. (Ảnh: AFP)

Chia sẻ về vaccine Covid-19, PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết:

"Vaccine phòng Covid-19 là loại vaccine mới, được cấp phép theo điều kiện khẩn cấp nên chúng ta chưa biết chắc chắn rằng việc tiêm vaccine có làm giảm được khả năng nhiễm bệnh và lây truyền bệnh hay không.

Tuy nhiên, phải khẳng định rằng khi tiêm vaccine COVID-19, nếu chưa cản được sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 thì vaccine sẽ giảm tình trạng nặng và tử vong đối với người nhiễm."

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, hiện nay cũng chưa biết rõ thời gian hình thành kháng thể phòng bệnh sau tiêm là bao lâu. Ngoài ra, vaccine không bảo vệ tuyệt đối, nhất là khả năng phòng ngừa việc mang mầm bệnh. Hơn nữa, đây là chủng virus mới nên cũng cần có thời gian để nghiên cứu, đánh giá vaccine này có hiệu lực bảo vệ tốt với chủng Ấn Độ hay không.

Vaccine có thực sự là lá chắn Covid-19?
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí MInh ghi nhận 53 trường hợp dương tính là các nhân viên y tế đã được tiêm vaccine. (Ảnh: Internet)

Cùng quan điểm trên, TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết điều quan trọng là người đã tiêm vaccine nếu bị bệnh thì rất hiếm khi xảy ra bệnh nặng, gần như không có. Người đã tiêm ngừa nếu virus xâm nhập được vào cơ thể thì khả năng virus nhân lên thấp hơn bình thường, nguy cơ lây lan ra cộng đồng cũng thấp hơn.

Thực tế, 52 trong số 53 nhân viên mắc Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM hoàn toàn không có triệu chứng. Một trường hợp có triệu chứng sốt nhẹ, là nhân viên phòng công nghệ thông tin đầu tiên được phát hiện dương tính khi phân luồng khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc lúc đến bệnh viện làm việc, sáng 11/6. Từ ca đầu tiên này, bệnh viện khẩn trương sàng lọc, truy vết, cách ly, lấy mẫu tất cả nhân viên y tế trong bệnh viện, phát hiện 52 ca nhiễm, chủ yếu tại các phòng ban khối hậu cần.

Vaccine có thực sự là lá chắn Covid-19?
Hiện BV Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh đang tạm thời phong tỏa để Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh tiến hành truy xuất điều tra dịch tễ. (Ảnh: Hồng Giang)

Theo BS Hùng, thống kê của hãng AstraZeneca ghi nhận khoảng 4-6 tuần sau khi tiêm mũi vaccine thứ hai mới tạo được miễn dịch tốt nhất. Trong 4 tuần đầu sau khi tiêm mũi thứ hai, nếu tiếp xúc F0 vẫn có nguy cơ mắc bệnh cao vì chưa được bảo vệ tốt nhất.

"Sau tiêm mũi thứ hai khoảng 4 tuần, khả năng mắc bệnh giảm, nhưng không có nghĩa 100% không mắc bệnh", BS Hùng nói. Theo đó, cơ thể mỗi người tạo ra lượng kháng thể khác nhau sau khi tiêm vaccine. Nếu tiêm mà cơ thể không tạo ra lượng kháng thể đủ thì vẫn bị nhiễm virus.

BS Hùng cũng nhìn nhận, lợi ích của vaccine phải nhìn trên tổng thể, ở yếu tố miễn dịch cộng đồng. Tiêm vaccine đồng loạt, với tỷ lệ khoảng 70-80% người trong cộng đồng được chích ngừa, có thể bảo vệ được cộng đồng đó khỏi mắc bệnh.

Vaccine có thực sự là lá chắn Covid-19?
Ông Biden tiêm liều vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên tại bang Delaware. (Ảnh: AP)

BS Hùng cho biết sau khi Mỹ triển khai tiêm vaccine ở phần lớn dân số, vẫn ghi nhận số mắc Covid-19 khoảng 10.000 ca mỗi ngày. Tuy nhiên, số này đã giảm rất nhiều lần so với trước đây, khoảng 400.000 ca một ngày. Số ca bệnh nặng, số tử vong cũng giảm hẳn. Tương tự, số mắc mới, số tử vong ở Trung Quốc cũng giảm mạnh sau khi người dân được tiêm vaccine.

Việc triển khai tiêm vaccine Covid-19 trên diện rộng tại Việt Nam hiện vẫn là biện pháp bảo vệ cá nhân và cộng đồng hiệu quả.

Tổng hợp

Nguồn (SKĐS, VNE, BCP)

Bình Dương: Xuất hiện các ca nhiễm, nghi nhiễm Covid-19 là công nhân Bình Dương: Xuất hiện các ca nhiễm, nghi nhiễm Covid-19 là công nhân

Bình Dương là địa phương có đông công nhân lao động nhập cư đến làm việc. Với diễn biến dịch bệnh căng thẳng hiện nay, ...

Công ty cho người lao động vay tiền trang trải cuộc sống: Câu chuyện ấm áp nghĩa tình Công ty cho người lao động vay tiền trang trải cuộc sống: Câu chuyện ấm áp nghĩa tình

5 năm qua, Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An thực hiện chính sách cho công nhân lao động vay tiền để ...

Giám sát doanh nghiệp trả lương ngừng việc cho công nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Giám sát doanh nghiệp trả lương ngừng việc cho công nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

LĐLĐ tỉnh Bắc Giang vừa chỉ đạo các cấp công đoàn giám sát doanh nghiệp trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho ...

Tin mới hơn

Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Tác phẩm đạt giải Ba cuộc thi "Sáng tạo các sản phẩm truyền thông về phòng, chống ma tuý" của tác giả Trần Thị Thu Ánh - giáo viên Trường THPT Vị Thuỷ (tỉnh Hậu Giang).
Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?

Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?

Trong bối cảnh thị trường sữa công thức ngày càng mở rộng với những quảng cáo đầy hấp dẫn, nhiều bà mẹ đang đối mặt với sự hoài nghi về lợi ích của sữa mẹ. Tuy nhiên, hàng triệu nghiên cứu và khuyến nghị từ các tổ chức y tế quốc tế vẫn khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.
Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận

Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận

14/6 là Ngày Quốc tế Người hiến máu. Ngày này giống như một lễ hội của tình nhân ái, nơi những người hùng thầm lặng – những người hiến máu tình nguyện – được tôn vinh và tri ân.

Tin tức khác

Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất

Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất

Hãy tưởng tượng một ngày mà tất cả các con đường quanh nơi bạn sống không còn bóng ô tô, xe máy, tất cả thay bằng những chiếc xe đạp đủ màu sắc.
Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"

Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"

Hôm nay (23/5/2024), gần 1.300 công nhân lao động của Công ty Pearl Global Việt Nam đã được cùng lãnh đạo nhà máy, cán bộ công đoàn thưởng thức "Bữa cơm Công đoàn" an toàn, đầm ấm trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.
Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Tại Công ty SCAVI Huế, công đoàn và chuyên môn cùng giám sát an toàn, vệ sinh thực phẩm, đảm bảo bữa ăn ca an toàn, bổ dưỡng.
Dấn thân vì người bệnh

Dấn thân vì người bệnh

Kíp bác sỹ đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vượt 15 hải lý trong điều kiện thời tiết rất xấu ra đảo Cồn Cỏ để thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu người bệnh viêm ruột thừa vào ngày 13/1/2021 gồm TS.BS Phan Khánh Việt, bác sỹ gây mê Trần Thanh Hoài và Nguyễn Chí Thanh.
Thầy thuốc quân hàm xanh

Thầy thuốc quân hàm xanh

Dù xuất ngũ nhưng những kỷ niệm một thời còn công tác tại vùng đất phên dậu Quảng Trị vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của sĩ quan quân y - trung tá Lê Văn Đức.

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động trong mùa lạnh

Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai hướng dẫn các cán bộ y tế cơ sở tăng cường phổ biến, hướng dẫn các biện pháp dự phòng bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và người lao động.
Xem thêm