![]() |
Xuất ăn tại một công ty khu Công nghiệp Như Quỳnh A(Hưng Yên). Khay thức ăn đã được chia sẵn, chỉ chờ công nhân xuống là cho thêm cơm và một bát canh. Ảnh: Hoàng Hà |
Có rất nhiều công ty quan tâm đến sức khỏe người lao động vì họ hiểu công nhân phải thật khỏe thì làm việc mới tốt, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số công ty vì mục đích lợi nhuận hoặc khâu quản lý bến ăn chưa tốt dẫn đến những xuất cơm của công nhân rất “nghèo nàn” về cả số lượng và chất lượng.
Ngoài chất lượng không đạt tiêu chuẩn, thì khâu vệ sinh trong quá trình nấu ăn cũng rất kém. Trong vai một công nhân thời vụ được nhận vào phụ bếp tôi được “mục sở thị” quy trình nấu ăn tại một công ty ở khu công nghiệp Như Quỳnh A (Văn Lâm, Hưng Yên).
Thay vì nhặt rau, thì các chị cắt tường mớ một rồi dũ cho các lá vàng úa rơi ra, sau đó là khâu rửa rau qua loa, khi luộc xong nhìn dưới đáy xoong thì thấy rất nhiều hạt cặn bẩn. Đến khâu rán đậu, tôi thấy cô phụ lấy một can dầu ăn, vỏ là Neptune nhưng ruột thì màu không phải, màu dầu trắng bệch và hơi sền sệt. Em Nguyễn Thị Hồng làm ở bếp cũng đã 2 năm tâm sự: “Cơm buổi chiều thường sẽ không ngon như buổi sáng bởi vì không có các sếp ăn, nên chị bếp trưởng hay bớt lại thức ăn hoặc chấp cơm nguội”.
Một công nhân trong khu công nghiệp Phố Nối A cho biết: “Bọn em chỉ đi ăn cho đỡ đói, chứ nhiều hôm cơm không thể nuốt nổi, làm đã mệt, cơm thì hôm sống, hôm thì nát bét. Thức ăn thì chỉ xoay quanh cá khô kho, trứng hoặc thịt lợn rang, thịt lợn thì rất dai ạ, như thịt lợn sề, không thể cắn được. Thi thoảng mới cho bọn em ăn cá tươi 1 lần”.
Hiện nay rất nhiều công ty thường nhập thực phẩm qua một công ty khác dẫn đến tình trạng các chủ cung cấp thực phẩm phải nhập nhiều hàng để cấp đông. Các thực phẩm được cấp đông như thịt lợn, thịt gà, cá đông lạnh khi đã cấp đông nếu không được bảo quản cấp đông thường xuyên sẽ dẫn đến dễ bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng gây ngộ độc thực phẩm là rất cao.
Anh Phùng Tiến Minh (35 tuổi, đang làm việc tại khu công nghiệp Phố Nối A) tâm sự: “Bữa ăn dù có thay đổi món nhưng khẩu phần rất ít, vài con cá khô rán, ít rau xào thì khó mà đảm bảo dinh dưỡng, nhất là với công nhân làm nghề nặng nhọc như khuân vác, bốc xếp. Dù công ty có báo giá tới 25.000 đồng/suất, nhưng nhìn vào bữa ăn thì đoán chắc không thể tới mức đó, Nhiều lúc làm việc rất mệt mà nhìn thấy suất cơm tôi nuốt không trôi. Ăn lấy no thôi. Chúng tôi cũng nhiều lần kiến nghị lên công đoàn công ty để mong được cải thiện, nhưng đến bây giờ vẫn chưa có gì thay đổi gì”.
Theo chúng tôi tìm hiểu thì cũng có nhiều doanh nghiệp chi tiền cho nhà bếp cho 1 xuất ăn rất cao khoảng 25.000đ – 35.000đ/xuất, nhưng qua nhiều khâu trung gian “cắt xén” mà giá thành suất ăn khi đến với công nhân rất thấp, có nơi chỉ còn 12.000-13.000 đồng/suất.
Hàng năm, có rất nhiều công ty mới thành lập trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Sự phát triển lớn mạnh của các công ty đã giải quyết được vấn đề việc làm cho phần lớn người lao động ở nước ta, song nhất định không nên đánh đổi sức khỏe của người lao động vì mục đích kinh tế.
Cải thiện bữa ăn bằng cách thay đổi món thường xuyên, đủ cả chất và lượng, sử dụng những thực phẩm tươi sạch luôn là mong mỏi của tất cả các công nhân gửi đến các công ty.
![]() Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương tổ chức thi giao lưu nấu ăn với chủ đề “Mâm cơm dinh dưỡng ngày chủ ... |
![]() Vụ án mạng gây chấn động Hà Đông khi chồng đâm chết vợ trong lúc đang ngồi ăn bữa cơm tối. |
![]() Nồi cơm điện tách đường của Tập đoàn Nagakawa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt tốt cho sức khỏe người ăn ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
