Đời sống

"Nhờ Công đoàn, Tết này tôi có nhà mới, xe mới”

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Đó là chia sẻ của chị Ngô Thùy Liêm (41 tuổi) công nhân Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam tại chương trình "Tết sum vầy” 2022 do LĐLĐ TP Hà Nội tổ chức, sáng 22/1.
Sau "Tết sum vầy", nữ công nhân vui mừng nói: “Tết này tôi có nhà mới, xe mới”
Bà Đặng Thị Phương Hoa, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP Hà Nội (phải) chia vui với nữ công nhân may mắn. Ảnh: Ý YÊN

Chưa hết run vì bất ngờ, chị Ngô Thuỳ Liêm (41 tuổi) vội gọi điện về khoe với chồng rằng mình vừa trúng giải Đặc biệt là một chiếc xe máy Wave RSX trị giá gần 25 triệu đồng. Chị không quên dặn chồng chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để nhận xe trong ngày.

Kết thúc cuộc điện thoại mà trống ngực chị vẫn đập liên hồi, giọng nữ công nhân lạc đi vì vui sướng: “Chẳng bao giờ em được may mắn cả! Lần này được giải Đặc biệt, em run quá không thể diễn tả được”.

Chị Liêm là một trong số 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tham dự chương trình “Tết sum vầy” 2022 do LĐLĐ TP Hà Nội tổ chức.

Chương trình có tổ chức bốc thăm may mắn với hàng chục giải thưởng giá trị khác nhau dành cho đoàn viên, công nhân lao động. Khi lá thăm của giải Đặc biệt được MC đọc lên, chị Liêm bất ngờ, phải nghe đến lần thứ ba mới dám bước lên sân khấu nhận giải.

Nhận món quà, chị Liêm cho biết sẽ sử dụng chiếc xe máy để đi lại và để nhớ về một kỷ niệm đặc biệt trong đời công nhân.

Chị Liêm chia sẻ cảm xúc trên sân khấu sau khi trúng giải Đặc biệt. Ảnh: Ý YÊN

“Đây là lần thứ hai tôi tham gia “Tết sum vầy” do LĐLĐ TP Hà Nội tổ chức. Năm ngoái cũng bốc thăm nhưng không nhận được phần thưởng nào. Năm nay tôi thấy mình quá nhiều niềm vui, may mắn”, chị Liêm xúc động chia sẻ.

Nữ công nhân quê Sóc Sơn (Hà Nội) đã làm việc tại Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam được 16 năm. Tết năm nào chị cũng nhận được sự hỗ trợ, chăm lo của tổ chức Công đoàn. Dù mỗi năm một khác, nhưng sự ấm áp, nghĩa tình của các cấp Công đoàn dành cho đoàn viên, công nhân lao động là điều mà chị không thể nào quên.

Năm vừa qua, dịch Covid-19 khiến cuộc sống gia đình chị chật vật hơn. Chồng chị làm phụ hồ, thất nghiệp mấy tháng, bây giờ gần Tết cũng không có việc. Với mức thu nhập hằng tháng khoảng 7 triệu đồng, nữ công nhân phải trang trải cuộc sống gia đình, nuôi 2 con ăn học và chăm sóc mẹ chồng mắc bệnh hiểm nghèo. Ngoài giờ làm, chị còn tranh thủ cùng chồng làm thêm nhiều việc để có thêm đồng ra, đồng vào.

Gia đình chị sống trong căn nhà mái ngói ông bà để lại, tuềnh toàng, xập xệ. Kinh tế eo hẹp, tằn tiện lắm cũng chỉ đủ ăn, chị chẳng bao giờ dám nghĩ đến việc xây nhà.

Thế nhưng, hoàn cảnh của chị được Công đoàn nắm bắt, hỗ trợ. Trong chương trình “Mái ấm Công đoàn”, LĐLĐ TP Hà Nội đã hỗ trợ 40 triệu đồng, Công đoàn công ty hỗ trợ 10 triệu đồng để giúp gia đình chị có thêm kinh phí xây dựng lại ngôi nhà. “Chi phí xây dựng nhà hết hơn 100 triệu, quá nửa là do Công đoàn và anh chị em đồng nghiệp, người thân, bạn bè hỗ trợ. Nhờ Công đoàn mà Tết này tôi có nhà mới, xe mới”, chị vui mừng nói.

Ông Nguyễn Phi Thường, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội. Ảnh: Ý YÊN

Trao đổi với PV bên lề chương trình “Tết sum vầy” 2022, ông Nguyễn Phi Thường, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội cho biết: “Chúng tôi xác định khi người lao động khó khăn thì vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn phải thể hiện rõ nét hơn. Có lẽ trong rất nhiều năm, thì năm nay Công đoàn Thủ đô – dưới sự chỉ đạo của Thành uỷ Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam, đã thực hiện công tác chăm lo ở mức cao nhất, với kinh phí cao chưa từng có”.

Ông Thường nói rằng Tết Nguyên đán năm 2022, LĐLĐ TP Hà Nội dự kiến chi 200 tỷ chăm lo cho đoàn viên, người lao động khó khăn. Hoạt động chăm lo không chỉ ở khía cạnh vật chất mà còn về mặt tinh thần.

Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội chia sẻ, các hoạt động chăm lo Tết của Công đoàn Thủ đô dựa trên 4 trụ cột chính, gồm: chương trình “Tết sum vầy”; chăm lo đoàn viên, người lao động khó khăn; tổ chức chuyến xe cho công nhân về quê đón Tết và chăm lo, hỗ trợ lực lượng y tế tuyến đầu và các lực lượng tham gia phòng, chống dịch.

Ông Thường hy vọng sự quan tâm của tổ chức Công đoàn cùng với sự phấn đấu, nỗ lực của đoàn viên, người lao động, ai cũng có một cái Tết ấm áp, đủ đầy. Sau Tết, người lao động tiếp tục đồng hành doanh nghiệp hăng say sản xuất, phục hồi kinh tế.

“Phần quà là động lực hy vọng cho năm mới” “Phần quà là động lực hy vọng cho năm mới”

Đó là chia sẻ đầy phấn khởi của anh Thái Văn Vạn khi nhận được phần quà của LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa trong chuyến thăm ...

Cà phê cuối tuần: Tết là dịp người Việt yêu thương nhau hơn Cà phê cuối tuần: Tết là dịp người Việt yêu thương nhau hơn

Một dạo, dư luận ồn ào về ý kiến của một số người muốn bỏ Tết ta (Âm lịch), “gộp Tết ta vào với Tết ...

LĐLĐ tỉnh Nghệ An đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ LĐLĐ tỉnh Nghệ An đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Sáng 21/01, LĐLĐ tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động Công đoàn năm 2021; triển khai nhiệm vụ năm 2022 và ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm