![]() |
Công ty MVI có nhà máy sản xuất tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Ảnh: mosflyvn.com |
Tập thể người lao động làm việc tại Công ty MVI (có văn phòng tại địa chỉ 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM và nhà máy sản xuất đặt tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, phường Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) cho biết: Công ty có hơn 150 lao động, bao gồm nhân viên bộ phận bán hàng tại các siêu thị trên cả nước, nhân viên giới thiệu thị trường, công nhân sản xuất. Nhiều người đã làm việc tại đây một thời gian dài, trong đó đa số đều được hưởng mức lương từ 4,7 - 5 triệu đồng.
Bắt đầu từ tháng 4/2021, người lao động chưa được công ty thanh toán lương. Dù đã cố gắng chờ đợi thêm nhưng đến nay gần 3 tháng vẫn chưa nhận được lương hay được thông báo sẽ có lương trong thời gian cụ thể nào.
![]() |
Người lao động Công ty MVI chia sẻ về cuộc sống khó khăn đang gặp phải. |
Anh Ngô Hoàng Anh, làm việc tại Công ty MVI cho hay, ngày lĩnh lương là vào mùng 5 hằng tháng, nhưng từ tháng 4/2021 người lao động chưa được công ty thanh toán lương. Công ty lấy lý do là đang chuyển giao giám đốc, vì giám đốc cũ đã có đơn xin nghỉ việc từ hồi giữa tháng 4 nên không ai có thẩm quyền ký duyệt chi lương.
Chị Đ.T.M.P., nhân viên bán hàng của Công ty MVI chia sẻ: "Đến mùng 5/7 là tròn 3 tháng chưa nhận được lương. Tôi phải vay nợ để chi tiêu mấy tháng nay rồi, chờ lương để trả nợ nhưng chưa có dấu hiệu nào là sẽ nhận được tiền. Tôi tha thiết mong sớm được nhận lương và đóng bảo hiểm, chứ nợ nhiều quá mà phải ngồi thế này cả gia đình không biết phải xoay xở thế nào trong thời gian tới”.
![]() |
Căn phòng trọ chật hẹp, nơi một nữ nhân viên Công ty MVI đang sống. |
Tập thể người lao động còn cho biết, không chỉ nợ lương, đến nay công ty cũng nợ bảo hiểm khiến họ không có thẻ bảo hiểm y tế, ốm đau không dám khám chữa bệnh. Khó khăn chồng chất khó khăn, cuộc sống đang thực sự rơi vào bế tắc, chưa biết có thể cầm cự được bao lâu. Rất nhiều người phải đi vay mượn, cầm đồ để duy trì cuộc sống qua ngày, nhưng bị nợ lương quá lâu khiến không còn biết bấu víu vào đâu.
Họ mong muốn các cơ quan, ban, ngành vào cuộc để giúp đỡ, hỗ trợ người lao động sớm nhận được lương.
![]() |
Nhiều tháng không được nhận lương khiến đời sống người lao động làm việc tại Công ty MVI bị đảo lộn. |
Theo tìm hiểu của phóng viên, tháng 6/2021, đại diện các bên liên quan đã có buổi làm việc để giải quyết đơn khiếu nại của tập thể người lao động Công ty MVI.
Trong buổi làm việc, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương cho rằng, việc Công ty MVI không trả lương, thưởng cho người lao động là vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019. Vì vậy, yêu cầu công ty lên phương án trả đầy đủ tiền lương và các chế độ cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
Đại diện Công ty MVI cho biết, do người đại diện pháp luật - Tổng giám đốc đã có đơn từ chức nên công ty không thể triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Hiện tại công ty gặp khó khăn về tài chính, khả năng chi trả lương và tiền thưởng doanh số cho người lao động tháng 4, tháng 5/2021 là không thể.
Đại diện công ty cũng giải thích rằng nhà đầu tư Malaysia (chiếm 50% vốn đầu tư) không thể sang Việt Nam để cùng giải quyết việc thay đổi Tổng giám đốc do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Qua buổi làm việc, công ty ghi nhận đề nghị của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương về việc chi trả tiền lương, các chế độ cho người lao động.
![]() |
Người lao động đang mong chờ tiền lương để trang trải cuộc sống trong lúc dịch bệnh hoành hành. |
Bà Lê Thị Hồng Nhung, Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho biết cơ quan này đã nhận được thông tin về vụ việc. Do nhà máy sản xuất của Công ty MVI đặt tại thị xã Tân Uyên nên Liên đoàn Lao động tỉnh đã yêu cầu Công đoàn thị xã Tân Uyên báo cáo và có hướng dẫn thủ tục cho người lao động.
Trao đổi với PV Cuộc sống an toàn về vụ việc này, ông Đ.Q.M - một thành viên ban lãnh đạo Công ty MVI xác nhận, gần 3 tháng nay công ty chưa thể trả được lương cho người lao động. Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Bình Dương đã có ý kiến là chậm nhất đến ngày 16/6, công ty phải trả toàn bộ lương, thưởng cho người lao động hoặc mời người lao động đến thỏa thuận để giải quyết sự việc và có báo cáo cho Ban quản lý. Tuy nhiên, do người đại diện diện pháp luật đồng thời là Tổng giám đốc đã có đơn xin từ chức, nên công ty không thể triển khai các hoạt động như bình thường.
“Trên giấy tờ pháp lý, hiện công ty vẫn do ông Nguyễn Thân làm đại diện pháp luật và là người sử dụng lao động. Những lãnh đạo khác trong công ty không được ủy quyền và không có thẩm quyền giải quyết vấn đề trả lương, thanh toán bảo hiểm cho người lao động”, ông M. cho biết.
![]() Hôm nay là một ngày rất trọng đại với tất cả mọi công dân Việt Nam, nhưng dường như lại rất ít người để ý ... |
![]() “Bố mẹ, em trai, các cháu em đều là F0. Cả nhà chồng cũng thành F2 khi em là F1. Trong khu cách ly, em ... |
![]() Nhiều công nhân lao động cho rằng khu nhà trọ của họ không đủ điều kiện theo Bộ Y tế yêu cầu để cách ly ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
