Thông tin được công bố trong báo cáo về “Thực trạng nhân sự ngành Sản xuất 2023” của VietnamWorks (Navigos Group). Báo cáo dựa trên kết quả khảo sát, phân tích phản hồi của hơn 1000 người lao động và 500 doanh nghiệp, thực hiện hồi tháng 6/2023.
Các doanh nghiệp tham gia khảo sát có quy mô từ dưới 100 đến trên 10.000 người lao động, phần lớn thuộc lĩnh vực sản phẩm công nghiệp (26%); sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm (20%); dệt may, da giày; sản xuất vật liệu xây dựng, công nghệ cao, tự động hoá…, tập trung ở nhiều khu vực (TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hải Phòng…)
![]() |
Người lao động tại KCN Bắc Thăng Long - Ảnh: Ngọc Tú |
Người lao động tham gia khảo sát thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp; công nghệ cao; sản phẩm công nghiệp; dược phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; thực phẩm; tự động hoá; dệt may, da giày…
Báo cáo cho thấy, 91% doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất vật liệu xây dựng giảm doanh thu; 44% ở ngành dệt may, da giày; trong khi các ngành sản phẩm công nghiệp, công nghệ cao, dược phẩm,... doanh thu sụt giảm 22-37%.
Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng doanh thu chọn giải pháp ứng biến, thu hẹp quy mô, cắt giảm nhân sự. Theo thống kê, có 58% người lao động ngành Sản xuất bị cắt giảm 30-50% tổng lương; 34% bị cắt giảm 10% tổng lương; 6% người lao động bị cắt giảm 10-30% tổng lương. Chỉ có 2% bị cắt giảm nhiều hơn 50% tổng lương.
Bên cạnh đó, người lao động được khảo sát cho biết họ cũng bị cắt giảm giờ làm, giảm tiền tăng ca và không nhận được trợ cấp như thường lệ.
Để ứng phó khó khăn, 60% người lao động chọn cắt giảm chi phí sinh hoạt, 37% làm thêm bên ngoài.
Người lao động cũng chọn cách nâng cao kỹ năng và tay nghề để duy trì lợi thế cạnh tranh. Phần lớn chọn nâng cao kỹ năng quản lý (39%), kỹ năng quản lý tài chính (29%) và kỹ năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất (24%).
Khi được hỏi, 35% người lao động mong muốn không bị cắt giảm lương, 28% mong muốn được đảm bảo hợp đồng dài hạn, 28% mong muốn được duy trì trợ cấp/ phúc lợi và 9% mong muốn được đảm bảo đủ số giờ làm việc.
Trong bối cảnh khó khăn trước mắt, VietnamWorks cho rằng người lao động cần cập nhật kiến thức, kỹ năng liên tục để có thể vận hành, điều khiển được máy móc. Từ đó mới có thể thích nghi và tiếp tục phát triển trong ngành nghề sản xuất.
Ngoài ra, để duy trì công việc và phát triển sự nghiệp, người lao động cần trau dồi kỹ năng, trong đó lưu ý kỹ năng phố biến mà các doanh nghiệp cần: Giao tiếp hiệu quả; công nghệ và kỹ thuật; quản lý thời gian.
![]() Lương mỗi tháng của H’ Chuyên Niê, công nhân Nông trường Cao su Cuôr Đăng (Đắk Lắk) chỉ 5, thậm chí 3 triệu đồng. Và ... |
![]() Lương công nhân vừa đủ duy trì cuộc sống, nay lại giảm sút đáng kể khi thiếu việc, không còn tăng ca. Rất nhiều người ... |
![]() Chị Hiền, cư dân Khu nhà ở công nhân Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) bức xúc vì thỉnh thoảng lại phải “cuốc bộ” cả ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
