Công đoàn

Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam tiến hành Đại hội lần thứ II

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam (NĐNGCVN) tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2022 - 2027 với 80 đại biểu đại diện cho gần 20.000 đoàn viên nghiệp đoàn nghề cá (NĐNC) trong cả nước.
Hậu khai giảng
Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam tiến hành Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2022 - 2027
Đồng chí Trần Văn Quý - Chủ tịch NĐNGCVN phát biểu tại Đại hội. Ảnh: A. LONG

Tham dự Đại hội có đồng chí Vũ Xuân Thủy - Chủ tịch Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Trưởng ban Tổ chức (Tổng LĐLĐ Việt Nam); đại diện Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tính đến hết ngày 31/5/2022, NĐNGCVN có 88 NĐNC cơ sở tại 16/28 tỉnh, thành phố có biển với 17.692 đoàn viên và 5.239 tàu cá có công suất máy trên 90CV (mã lực) hoặc có chiều dài từ 15 mét trở lên.

Về cơ cấu tổ chức, cơ bản các NĐNC cơ sở đều chịu sự quản lý, chỉ đạo hoạt động toàn diện của LĐLĐ quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (82/88 NĐNC cơ sở), còn 06 NĐNC cơ sở do Công đoàn Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn địa phương quản lý và chỉ đạo (tỉnh Quảng Bình 2/2 NĐNC cơ sở, Khánh Hòa 3/9 NĐNC cơ sở, Tiền Giang 1/4 NĐNC cơ sở).

Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam tiến hành Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2022 - 2027
Các đại biểu tham dự Đại hội. Ảnh: A.LONG

Thực hiện Nghị Quyết Đại hội NĐNGCVN lần thứ I, nhiệm kỳ 2015 - 2020 (kéo dài đến năm 2022), NĐNGCVN đã phối hợp với các cơ quan ban hành các văn bản phản đối việc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông của nước ngoài; phản đối các hành vi cản trở, xua đuổi, tấn công, bắt giữ người, cướp phá ngư lưới cụ, tài sản của đoàn viên, ngư dân các NĐNC của các lực lượng nước ngoài trên phương tiện thông tin đại chúng; kiến nghị các cơ quan chức năng của Nhà nước có biện pháp bảo vệ đoàn viên, hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản khu vực biển xa.

Đã ký kết văn bản phối hợp công tác với Tổng cục Thủy sản, công đoàn cấp trên trực tiếp của một số NĐNC cơ sở tại Quảng Ninh, Quảng Bình; tham mưu để Công đoàn Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và LĐLĐ các tỉnh, thành phố kí kết chương trình phối hợp chỉ đạo hoạt động NĐNC, tạo hành lang pháp lý trong phối hợp chỉ đạo hoạt động NĐNC.

NĐNC cơ sở vận động các chủ tàu quan tâm đến đời sống của đoàn viên, ngư dân; xây dựng nội dung thỏa thuận giữa Tổ nghiệp đoàn với chủ tàu về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của đoàn viên, ngư dân làm việc trên tàu cá.

Đồng thời kiến nghị các cấp, các ngành hỗ trợ đoàn viên và gia đình khi có khó khăn, hoạn nạn; hỗ trợ tặng tủ thuốc, phao cứu sinh, xuồng cứu nạn; vận động sự hỗ trợ vật chất, tinh thần cho hoạt động cho đoàn viên, ngư dân.

Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam tiến hành Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2022 - 2027
Đồng chí Vũ Xuân Thủy - Chủ tịch Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phát biểu tại Đại hội. Ảnh: A.LONG

NĐNGCVN phối hợp với các cơ quan chức năng và LĐLĐ các tỉnh, thành phố có NĐNC cơ sở tổ chức tập huấn, tuyên truyền 320 đợt/22.316 người, trong đó NĐNC Việt Nam phối hợp tổ chức 70 cuộc cho 6.316 người về chính sách, pháp luật của Nhà nước về thủy sản, vận động đoàn viên, chủ tàu cam kết chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Từ khi Đại hội NĐNGCVN lần thứ I đến nay đã phát triển thêm 15 NĐNC cơ sở, 2.178 đoàn viên.

Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Vũ Xuân Thủy - Chủ tịch Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho biết: "Với mục tiêu phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển và thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, nhiệm kỳ tới, Ban Chấp hành (BCH) NĐNGCVN phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; tập trung củng cố tổ chức, tổng kết làm rõ mô hình tổ chức hoạt động của NĐNC, có đặc thù quan hệ lao động hoạt động trên biển. BCH NĐNGCVN phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, sâu sát cơ sở; quan tâm đến nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, người lao động; đồng hành và hỗ trợ ngư dân an tâm bám biển. Đồng thời chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước, Tổng LĐLĐ Việt Nam và các cơ quan chức năng để tham gia xây dựng cơ, chế chính sách nhằm hỗ trợ nhiều nhất cho ngư dân. Tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Sau Đại hội, tôi kỳ vọng NĐNGCVN sẽ có bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới".

Đại hội NĐNGCVN lần thứ II, nhiệm kỳ 2022 - 2027, diễn ra trong 2 ngày (từ 21 đến 22/9/2022) tại Hà Nội. Đại hội thông qua Quy chế làm việc; Báo cáo tổng kết hoạt động NĐNGCVN nhiệm kỳ 2015 - 2020 (kéo dài đến năm 2022); phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2022 - 2027; Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ 2015 - 2020 (kéo dài đến 2022); Dự thảo Báo cáo kiểm điểm của BCH NĐNGCVN khóa I (nhiệm kỳ 2015 - 2020, kéo dài đến năm 2022); Báo cáo tổng hợp kiến nghị đề xuất; Đề án về nhân sự BCH NĐNGCVN khóa II (nhiệm kỳ 2022 – 2027); Dự kiến danh sách giới thiệu bầu BCH và Ủy ban Kiểm tra NĐNGCVN lần thứ II, cùng các tham luận của các nghiệp đoàn nghề cá cơ sở.

Đại hội đã bầu 9 đồng chí vào BCH NĐNGCVN nhiệm kỳ 2022 - 2027.

"Cá chép hoá rồng" và "hội chứng sân bay"

Trong muôn vàn thông tin cập nhật hằng giờ thì quyết định của tỉnh Sóc Trăng có thể không quá nóng, nhưng nó vẫn được ...

10 ngàn tỷ và hai bệnh viện “hoang tàn” 10 ngàn tỷ và hai bệnh viện “hoang tàn”

Hôm qua, Chủ nhật 18/9, Thủ tướng đi thị sát hai bệnh viện (BV) ở Hà Nam chậm tiến độ đã hơn 7 năm, gần ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm