Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam: 10 năm đồng hành, sát cánh cùng đoàn viên, hỗ trợ ngư dân bám biển
Hoạt động Công đoàn

Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam: 10 năm đồng hành, sát cánh cùng đoàn viên, hỗ trợ ngư dân bám biển

Hưng Thịnh
Tác giả: Hưng Thịnh
Sau 10 năm hoạt động, Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam Việt Nam đã thể hiện trọng trách trong việc hỗ trợ ngư dân bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam thăm gia đình ngư dân gặp nạn trên biển

Ngày 15/8 tại Hà Nội, Nghiệp đoàn Nghề cá (NĐNC) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 10 năm NĐNC, sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 2728/QĐ-TLĐ; ký kết chương trình phối hợp...

Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Huỳnh Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; Phùng Đức Tiến, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; đại diện các Ban của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, LĐLĐ các tỉnh/thành phố; đại diện Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng MCD, Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam...

Theo thống kê từ các NĐNC cơ sở, kể từ khi hoạt động đến nay đã hỗ trợ được 11.448 đoàn viên, ngư dân, trao 11.876 phần quà đến với các đoàn viên, ngư dân có điều kiện hoàn cảnh khó khăn nhân dịp lễ, tết, các ngày lễ lớn hoặc khi bị thiên tai, tai nạn...

Đặc biệt, đã xây dựng 21 căn nhà tình nghĩa; hỗ trợ, trao quà tổng số tiền khoảng 35 tỷ đồng; trao 14.470 lá cờ Tổ quốc; hỗ trợ cơ sở vật chất; trang bị máy ICOM cho các NĐNC tại các tỉnh Bình Thuận, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa…

Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam: 10 năm hỗ trợ tối đa đoàn viên, ngư dân bám biển
Ký kết Chương trình phối hợp giữa Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam với Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư; Hội Thủy sản Việt Nam và LĐLĐ/CĐN địa phương có NĐNC cơ sở. Ảnh: T. Vân

Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam: 10 năm hỗ trợ tối đa đoàn viên, ngư dân bám biển

Điểm sáng Nghĩa An

Theo NĐNC Việt Nam, hoạt động của Nghiệp đoàn thời gian qua đã góp phần nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn, tạo chỗ dựa vững chắc cho ngư dân, góp phần vào phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Có nhiều điểm sáng, cách làm hay, thiết thực trong hoạt động của NĐNC ở các địa phương. Điển hình như NĐNC Nghĩa An, tỉnh Quảng Ngãi.

Ngoài việc nắm bắt kịp thời những thuận lợi, khó khăn và tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên và ngư dân, NĐNC xã Nghĩa An phối hợp chặt chẽ với các ban ngành để tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, từ đó nâng cao nhận thức cho đoàn viên về bảo vệ chủ quyền quốc gia và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Trung, Chủ tịch NĐNC xã Nghĩa An cho biết thêm, NĐNC xã Nghĩa An gồm 140 chiếc tàu thuyền, chia thành 10 tổ đoàn kết với công suất 62.860 CV (tàu từ 400CV trở lên), cùng 629 đoàn viên thường xuyên tham gia đánh bắt tại các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa và nhà giàn DK1.

“Các đoàn viên đều tuân thủ quy định đi theo tổ, nhóm trong mỗi chuyến biển, nhờ đó, sau mỗi chuyến biển "tình tàu - nghĩa bến" tình đoàn kết của ngư dân càng đậm đà, khăng khít hơn và đoàn viên đã coi NĐNC xã là “Ngôi nhà chung” của mình. Thông qua sự giúp đỡ, hỗ trợ, động viện của Ban Chấp hành NĐNC, niềm tin vươn khơi, bám biển của ngư dân được củng cố vững chắc hơn”, đồng chí Nguyễn Ngọc Trung thông tin.

Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam: 10 năm hỗ trợ tối đa đoàn viên, ngư dân bám biển
Đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: T.Vân.

NĐNC Nghĩa An cũng đã ký kết phối hợp với Phòng An ninh Đối ngoại Công an tỉnh Quảng Ngãi, tổ chức tuyên truyền mô hình “Tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển gắn với bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo”.

Nhờ tinh thần tương trợ, các tổ đoàn kết đã giúp đỡ nhau trong khai thác và cứu hộ, cứu nạn, NĐNC đã tham gia cứu hộ 37 vụ với 37 tàu và 278 thuyền viên, hỗ trợ nhau hơn 1 tỷ đồng và thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực khác.

NĐNC Nghĩa An đã chăm lo đời sống đoàn viên bằng các hoạt động thiết thực như thăm hỏi, động viên kịp thời khi đoàn viên hoặc gia đình gặp tai nạn, bệnh tật; giúp đoàn viên làm thủ tục bảo hiểm và kêu gọi hỗ trợ hàng trăm triệu đồng từ các tổ chức, cá nhân sau khi xảy ra một số vụ tai nạn; NĐNC cũng trích quỹ 350 triệu đồng hỗ trợ cho 13 đoàn viên là chủ tàu mượn để mua nhiên liệu và tu bổ phương tiện, kịp thời giúp đỡ đoàn viên vượt qua khó khăn...

Phối hợp với chính quyền địa phương chăm lo đời sống đoàn viên

Theo Chủ tịch NĐNC Việt Nam Đỗ Tiến Dũng, hiện NĐNC Việt Nam có 90 NĐNC cơ sở tại 18/28 tỉnh, thành phố có biển với 18.272 đoàn viên với trên 5.097 tàu cá. Cơ bản các NĐNC cơ sở đều chịu sự quản lý, chỉ đạo hoạt động toàn diện của LĐLĐ quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh. Cán bộ NĐNC cơ sở đều là kiêm nhiệm trên tinh thần tự nguyện, được cơ cấu là chủ tàu, tổ trưởng tổ đánh bắt, đa số là ngư dân đánh bắt xa bờ, có uy tín.

Mặc dù thời gian hoạt động nghiệp đoàn hạn chế do đi biển dài ngày, việc tổ chức sinh hoạt cũng khó khăn do đoàn viên đi biển theo tàu, theo mùa vụ, chỉ ở nhà khi biển động... nhưng các NĐNC cơ sở đã có nhiều cách làm hay để chăm lo cho đoàn viên, ngư dân.

Đơn cử như tại xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, Ban Chấp hành NĐNC thường xuyên quan tâm đến tư tưởng và đời sống của đoàn viên, đảm bảo chế độ tiền lương đầy đủ và kịp thời.

NĐNC đã phối hợp với các ban ngành thăm hỏi đoàn viên gặp khó khăn, tặng quà Tết trị giá 22 triệu đồng, và kêu gọi hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp với kết quả đáng kể: 4.000 áo phao, 20.000 lá cờ Tổ quốc, và 20 tủ thuốc.

Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam: 10 năm hỗ trợ tối đa đoàn viên, ngư dân bám biển
Đồng chí Huỳnh Thanh Xuân tặng Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho 2 tập thể NĐNC cơ sở. Ảnh: T. Vân

Ngoài ra, NĐNC cũng tham mưu hỗ trợ đóng mới 100 tàu cá với số tiền 10,8 tỷ đồng, cung cấp 28 máy bộ đàm tầm xa và hỗ trợ 50% chi phí lắp đặt 56 máy giám sát hành trình. Ban Chấp hành NĐNC đã phối hợp cứu hộ thành công 15 tàu cá và hỗ trợ đoàn viên bị nạn.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Liên - Phó Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch NĐNC xã Diễn Bích, thuận lợi lớn nhất của Nghiệp đoàn là có 2/3 đồng chí trong Ban Thường vụ là cán bộ lãnh đạo của UBND xã. Vì vậy, việc nắm bắt kiến nghị đề xuất tâm tư nguyện vọng, là cầu nối giữa đoàn viên và cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phương rất nhanh chóng và thuận lợi. Cụ thể:

NĐNC đề nghị LĐLĐ tỉnh Nghệ An tặng 46 suất quà, tổng trị giá 23 triệu đồng, và 4.000 cuốn vở cho con em đoàn viên nghèo. LĐLĐ huyện Diễn Châu cũng đã hỗ trợ 5 triệu đồng cho đoàn viên khó khăn do COVID-19, tặng 05 điện thoại thông minh và 20 suất quà nhân dịp năm học mới. NĐNC còn phối hợp với các tổ chức khác để hỗ trợ 30 triệu đồng, 1.000 lá cờ Tổ quốc, 15 tủ thuốc, 200 áo phao, và 700 khẩu trang cho các đoàn viên khó khăn...

Thúc đẩy khai thác hải sản có trách nhiệm, phát triển nghề cá bền vững

Đồng chí Huỳnh Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá, kể từ khi thành lập (2/4/2024), NĐNC Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ, bảo vệ ngư dân, giúp ngư dân đoàn kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất.

“Việc thành lập NĐNC Việt Nam rất phù hợp với nguyện vọng của ngư dân, tạo nơi sinh hoạt, kết nối và đồng hành cùng họ trong lao động sản xuất, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân.

Đặc biệt, hoạt động của NĐNC đã từng bước nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn, trở thành chỗ dựa vững chắc cho ngư dân khi ra khơi, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc” - đồng chí Huỳnh Thanh Xuân phát biểu tại Hội nghị.

Bên cạnh đó, NĐNC Việt Nam cũng chủ động đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng LĐLĐ Việt Nam về “điều tra, đánh giá ATVSLĐ trên tàu cá”, qua đó thúc đẩy NĐNC cả nước tham gia khai thác hải sản có trách nhiệm, phát triển nghề cá bền vững, nâng cao nhận thức về ATVSLĐ, PCCN trên tàu cá.

Đồng chí Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cũng đánh giá cao NĐNC Việt Nam đã chủ động tham mưu, đề xuất ký kết Chương trình phối hợp với Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư, Hội Thủy sản Việt Nam và LĐLĐ các huyện/công đoàn ngành địa phương… để triển khai các nhiệm vụ chính trị, góp phần sớm tháo gỡ thẻ vàng của EC và tham gia phát triển bền vững ngành Thủy sản.

Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam: 10 năm hỗ trợ tối đa đoàn viên, ngư dân bám biển
Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam: 10 năm hỗ trợ tối đa đoàn viên, ngư dân bám biển

Tại Hội nghị, 2 tập thể NĐNC đã nhận được Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam; Ban Chấp hành Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam cũng tặng Bằng khen cho 13 tập thể “đã có thành tích xuất sắc trong công tác phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh giai đoạn 2014-2024”; NĐNC Việt Nam tặng 2 Giấy khen cho 2 NĐNC cơ sở.

Công đoàn Việt Nam kiến nghị Chính phủ hỗ trợ ngư dân, đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá Công đoàn Việt Nam kiến nghị Chính phủ hỗ trợ ngư dân, đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá

Tại Hội nghị đánh giá việc thực hiện quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tổng ...

Nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về chủ quyền biển, đảo Nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về chủ quyền biển, đảo

Nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình số 1734/TTr-TLĐ ngày 14/11/2019 của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về nâng cao phúc ...

Nghiệp đoàn khu vực phi chính thức đầu tiên được thành lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Nghiệp đoàn khu vực phi chính thức đầu tiên được thành lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Nghiệp đoàn nghề cá phường Quảng Tiến (thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) là nghiệp đoàn cơ sở có đoàn viên khu vực phi ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm