Hoạt động Công đoàn

Nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về chủ quyền biển, đảo

Hoàng Nhung
Tác giả: Hoàng Nhung
Nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình số 1734/TTr-TLĐ ngày 14/11/2019 của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về nâng cao phúc lợi, lợi ích cho đoàn viên và người lao động (NLĐ); Hướng dẫn số 80/HD-TLĐ ngày 27/3/2023 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2023, ngày 29/5/2023, tại TP biển Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Nghiệp đoàn Nghề cá (NĐNC) Việt Nam tổ chức Hội nghị tuyên truyền về biển, đảo, chống khai thác IUU và ký kết chương trình phúc lợi đoàn viên, ngư dân NĐNC.
Nghiệp đoàn nghề cá: điểm tựa cho ngư dân lao động trên biển Công đoàn Việt Nam kiến nghị Chính phủ hỗ trợ ngư dân, đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá
Nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về chủ quyền biển, đảo
Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam ký kết chương trình phúc lợi đoàn viên năm 2023. Ảnh NĐNC

Củng cố quan hệ gắn kết bền chặt giữa đoàn viên với tổ chức Công đoàn

Trải qua gần một thập kỷ hình thành và phát triển, dưới sự quan tâm chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, trực tiếp là Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, LĐLĐ các tỉnh, thành phố có NĐNC cơ sở, đến nay NĐNC Việt Nam đã có 90 NĐNC cơ sở tại 16/28 tỉnh, thành phố có biển với gần 18.000 đoàn viên và 5.239 tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên.

Năm 2019, NĐNC Việt Nam đã ký kết chương trình phúc lợi đoàn viên công đoàn với Công ty TNHH MTV Dịch vụ khai thác hải sản Biển Đông. Theo đó, từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH MTV Dịch vụ khai thác hải sản Biển Đông đã phối hợp, tham gia thực hiện nhiệm vụ công ích phục vụ ngư dân cung ứng 1.556.754 lít dầu, 8.864 m3 nước ngọt, 128 tấn lương thực, thực phẩm, 338.390 cây đá; miễn phí tiền công sửa chữa 114 tàu thuyền cho ngư dân; cứu hộ 7 tàu của ngư dân gặp nạn.

Nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về chủ quyền biển, đảo
Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam luôn tạo điều kiện để ngư dân có những vụ cá bội thu. Ảnh NĐCN

Hội nghị tuyên truyền về biển, đảo, chống khai thác IUU và ký kết chương trình phúc lợi đoàn viên, ngư dân NĐNC là một hoạt động ý nghĩa nhằm tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về chủ quyền biển, đảo; thông tin về tình hình an ninh, an toàn biển, đảo hiện nay.

"Việc ký kết các thỏa thuận hợp tác giữa NĐNC Việt Nam với các doanh nghiệp như: Tập đoàn Sơn Hà, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Công ty TNHH Minh Hồng Phúc Việt Nam, Công ty TNHH MTV Dịch vụ khai thác hải sản Biển Đông… sẽ tạo điều kiện cho đoàn viên NĐNC được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi, qua đó huy động thêm nhiều nguồn lực cả về vật chất và tinh thần giúp cho đoàn viên NĐNC, ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, góp phần tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc”, đồng chí Đỗ Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chủ tịch NĐNC Việt Nam chia sẻ.

Thực hiện tốt hơn công tác chăm lo đời sống cho NLĐ

Nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về chủ quyền biển, đảo
Lãnh đạo Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam và doanh nghiệp trao quà cho ngư dân. Ảnh NĐNC

Ông Nguyễn Văn Tính, Chủ tịch NĐNC phường Vĩnh Thọ, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà trăn trở: “Sinh ra và lớn lên nhờ cái nghề đánh cá nhưng chưa bao giờ tôi thấy công việc đánh bắt khó như hiện nay. Do đó, thu nhập của đoàn viên, NLĐ trong nghiệp đoàn không được ổn định, phụ thuộc vào tình hình trên biển. Bây giờ vùng biển đánh bắt của mình thêm phần phân định tọa độ, vùng biển chồng lấn giữa nước ta và nước bạn. Nhiều khi ngư dân của mình đánh bắt trên vùng biển Việt Nam nhưng lại bị tàu các nước dẫn giải về vùng biển của họ để lập biên bản. Trong quá trình kiểm tra, họ tắt hết định vị trên tàu cá của nước ta. Do vậy khi họ kết luận ngư dân của mình xâm phạm chủ quyền, mình không có căn cứ để chứng mình. Công đoàn và Nghiệp đoàn đã cố gắng trong khả năng có thể để hỗ trợ thuyền viên bị tai nạn, hay tàu cá bị đâm va, hỏng máy móc trên biển. Trong điều kiện đánh bắt hiện nay, Chương trình phúc lợi đoàn viên rất có ý nghĩa nhưng mới hỗ trợ được một phần khó khăn, chưa hỗ trợ được nhiều trong công tác đánh bắt xa bờ”.

Động viên ngư dân, NLĐ tích cực ra khơi bám biển, đại diện Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt chia sẻ: “Trong 3 năm qua, Bảo Việt đã nhận bảo hiểm cho gần 14.000 tàu cá, gần 50.000 thuyền viên và đã chi trả bồi thường hơn 137 tỷ đồng. Những con số đó phần nào đã thể hiện được niềm tin của ngư dân đối với một thương hiệu bảo hiểm của người Việt. Với tiềm lực tài chính vững mạnh và định hướng lấy khách hàng làm trung tâm, coi sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công của mình, Bảo Việt cam kết mang lại những giải pháp bảo hiểm rủi ro tối ưu nhất tới các đoàn viên NĐNC cũng như phối hợp chặt chẽ cùng NĐNC Việt Nam trong công tác tư vấn, hỗ trợ các thủ tục tham gia, thực hiện hồ sơ yêu cầu bồi thường khi không may gặp rủi ro".

Qua nghiên cứu, tìm hiểu sản phẩm của các công ty đang cung cấp trên thị trường và nhu cầu sử dụng các trang thiết bị trên tàu cá của đoàn viên, ngư dân, NĐNC Việt Nam đã làm việc với một số nhà cung cấp các mặt hàng, sản phẩm cho ngư dân như: Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà cung cấp sản phẩm bồn chứa nước, máy lọc nước, hệ thống điện mặt trời trên tàu cá; Công ty Cổ phần Thiết bị hàng hải - Mecom cung cấp các trang thiết bị hàng hải phục vụ hoạt động khai thác thủy sản trên biển; Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam cung cấp thông tin về thời tiết, an toàn lao động, biến động giá thủy sản; Công ty Idemitsu Việt Nam cung cấp các sản phẩm dầu nhờn cho máy tàu khu vực miền Bắc...

Các công ty nhất trí, cam kết cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng cho đoàn viên, ngư dân và lao động nghề cá của các nghiệp đoàn với mức giá ưu đãi so với giá niêm yết trên thị trường, đồng thời phối hợp triển khai công tác tuyên tuyền, cung cấp thông tin tới đoàn viên, ngư dân nghiệp đoàn trong quá trình khai thác hải sản trên biển. Bên cạnh đó còn hỗ trợ, giúp đỡ đoàn viên NĐNC có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn, rủi ro trên biển.

Vì sự phát triển chung của tổ chức Công đoàn các cấp, NĐNC Việt Nam đã phối hợp với một số doanh nghiệp kí kết Chương trình “Nâng cao phúc lợi, lợi ích cho đoàn viên và NLĐ” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động. Mục tiêu của chương trình là thực hiện tốt hơn công tác chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên NĐNC và NLĐ, đồng hành cùng đoàn viên - ngư dân NĐNC vươn khơi bám biển. Chương trình cũng góp phần tuyên truyền về vị trí, vai trò và nỗ lực của tổ chức Công đoàn trong việc quan tâm, chăm lo cho đoàn viên, ngư dân. Đây cũng là hoạt động để giúp đoàn viên, ngư dân tin tưởng, gắn bó với tổ chức Công đoàn và mở rộng phát triển đoàn viên và các NĐNC cơ sở trên phạm vi cả nước.

Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về An toàn, vệ sinh lao động Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về An toàn, vệ sinh lao động

Đoàn viên, người lao động, an toàn vệ sinh viên đang làm việc trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An ...

“Tiêu chuẩn cộng đồng” không thể cao hơn luật pháp “Tiêu chuẩn cộng đồng” không thể cao hơn luật pháp

Đại diện Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát đi những thông điệp ...

Nâng cao nhận thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động ngành Điện Nâng cao nhận thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động ngành Điện

Với chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm