Hoạt động Công đoàn

Nghẹn ngào từ chối nhận hỗ trợ xây nhà “Mái ấm Công đoàn”

NHƯ PHƯƠNG – LĐLĐ huyện A Lưới
Đó là trường hợp của chị Hồ Thị Đẹp, đoàn viên Công đoàn Trường Mầm non Hồng Trung (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế). Rời khỏi căn nhà chị Hồ Thị Đẹp, chúng tôi không thể cầm được nước mắt. Cuộc sống của chị quá khó khăn, nhìn ngôi nhà dột nát, chúng tôi không dám hình dung thêm nỗi khổ của chị khi mùa mưa bão sắp tới…
Công đoàn A Lưới nỗ lực "phủ sóng" dựng nhà cho đoàn viên nghèo khó Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn Công đoàn Viên chức Thừa Thiên Huế hỗ trợ xây “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên
Nghẹn ngào từ chối nhận hỗ trợ xây nhà “Mái ấm Công đoàn”
Căn nhà tạm bợ của gia đình chị Hồ Thị Đẹp. Ảnh: NHƯ PHƯƠNG

Nhà dột, con nhỏ và nợ nần....

Hằng năm, đến hẹn lại lên, các cán bộ công đoàn của LĐLĐ huyện A Lưới lại đi khảo sát nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.

Trên cơ sở thông tin được công đoàn cơ sở (CĐCS) cung cấp, chúng tôi đã đi đến từng nhà, xem xét hoàn cảnh của từng đoàn viên để tiến hành họp bàn, chọn lựa ra những trường hợp đoàn viên có thâm niên công tác, gia đình thực sự khó khăn về nhà ở để trình lên LĐLĐ tỉnh, xin hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà “Mái ấm Công đoàn”.

Trong đợt đi khảo sát đầu năm 2022, chúng tôi đã có dịp đến thăm gia đình cô Hồ Thị Đẹp, đoàn viên Công đoàn Trường Mầm non Hồng Trung, là một trong 20 đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện A Lưới.

Hôm đấy trời mưa to, trong ngôi nhà thấp, chật hẹp với bốn bức tường được đóng bằng gỗ tạp kiểu tạm bợ, góc nào cũng có thau, chậu để hứng nước dột. Trong nhà không có gì có giá trị, chỉ thấy ẩm ướt và lạnh lẽo.

Tâm sự với chúng tôi, chị Hồ Thị Đẹp chia sẻ: “Ngôi nhà được làm tạm để sinh sống nhiều năm nay, bây giờ đã xuống cấp, mục nát nhưng chưa có điều kiện để sửa chữa và xây mới. Mỗi lúc mưa xuống, hai mẹ con chỉ có một góc nhỏ để trú mưa".

Chị kể, bản thân kém may mắn, lấy chồng từ năm 2004, chồng không có nghề nghiệp ổn định, lúc thì đi làm rừng, lúc thì đi mót sắt để kiếm sống qua ngày. Lúc đó, bản thân chị cũng chưa có việc làm. Vì ước mơ muốn làm giáo viên nên chị đã đi học ngành Sư phạm Mầm non. May mắn là sau khi ra trường chị xin được việc làm.

Vợ chồng chị cưới nhau nhiều năm liền nhưng không có con. Từ năm 2008 đến năm 2013, chị và gia đình bên ngoại đã vay mượn ngân hàng, cầm cố tài sản để có số tiền hơn 380 triệu đồng chạy chữa bệnh hiếm muộn cho chồng. Đến lúc, trong nhà không còn gì có giá trị để bán, cũng không thể vay ngân hàng được nữa, hai vợ chồng chị mới quyết định dừng việc chữa trị.

Nghẹn ngào từ chối nhận hỗ trợ xây nhà “Mái ấm Công đoàn”
Nơi nấu ăn trong căn nhà tạm bợ của chị Hồ Thị Đẹp. Ảnh: NHƯ PHƯƠNG

“Ngày 15/12/2013, nghe bạn tôi kể ở Trung tâm Y tế huyện A Lưới có sản phụ bỏ rơi một bé gái mới sinh 3 ngày tuổi, tôi liền bàn bạc với gia đình, thuyết phục chồng lên xin bé về nuôi. Vì gia cảnh khó khăn, tiền vay mượn cứ đến hạn phải trả nên khi bé được gần 1 tuổi thì chồng tôi không muốn nuôi bé nữa. Anh yêu cầu mang bé gửi về trại trẻ mồ côi nhưng tôi không đồng ý. Từ đó, gia đình tôi xảy ra nhiều mâu thuẫn. Đến năm 2014, chồng tôi dứt áo ra đi, tôi một mình nuôi con nhỏ và gồng gánh khoản tiền nợ hơn 300 triệu đồng", chị Đẹp tâm sự.

Rời nhà chị Hồ Thị Đẹp, chúng tôi liền đến Trường Mầm non Hồng Trung để lấy thêm thông tin và hướng dẫn CĐCS làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho chị. Trao đổi thêm với chúng tôi, đồng chí Hồ Thị Như Quyết - Chủ tịch Công đoàn nhà trường cho biết: “Cô Hồ Thị Đẹp có hoàn cảnh rất đáng thương. Một mình nuôi con nhỏ, thường xuyên đau ốm, lại phải gánh khoản nợ lớn. Ngôi nhà của cô chỉ là tạm bợ nên mỗi mùa mưa bão, nhà trường luôn tạo điều kiện để cho mẹ con cô ở tạm tại trường. Nhà trường và CĐCS rất mong các cấp công đoàn quan tâm, tạo điều kiện để hỗ trợ giúp cô có thêm nguồn lực để xây ngôi nhà kiên cố, có nơi để che mưa che nắng”.

Vui mừng nhưng đành chờ đợi!

Sau khi đi khảo sát, chúng tôi đã lập tờ trình và gửi hồ sơ về Ban Chính Sách pháp luật – Quan hệ lao động LĐLĐ tỉnh để xin hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho các đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, trong đó có đoàn viên Hồ Thị Đẹp. Trong tháng 7, sau khi họp xét, LĐLĐ tỉnh đã quyết định hỗ trợ 40 triệu đồng để xây dựng “Mái ấm Công đoàn” cho chị Hồ Thị Đẹp.

Nhận được quyết định, chúng tôi vui mừng đến tận nhà để thông tin cho chị, tưởng chừng đã góp phần nào để giúp đỡ mẹ con chị có ngôi nhà để che mưa, che nắng. Không ngờ, chị khóc và xin từ chối nhận hỗ trợ kinh phí xây nhà “Mái ấm Công đoàn” vì hiện tại chị đang bị u nang bì buồng trứng. Bác sĩ chỉ định phải phẫu thuật gấp, để lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thế nên chị không có khả năng xây nhà trong năm nay.

Chị nói trong nước mắt "Ngôi nhà này không biết có trụ nổi qua mùa mưa sắp tới hay không. Nhưng giờ bệnh tật thế này, bác sĩ nói không nên để lâu nữa. Bây giờ, lương của chị ngân hàng đã trừ tiền gốc và lãi vay, chỉ đủ dư một ít để trang trải cuộc sống cho 2 mẹ con. Sắp tới đi phẫu thuật, bác sĩ nói khả năng phải đóng vào vài chục triệu, chị chưa biết phải vay mượn ở đâu nên xin từ chối nhận hỗ trợ xây nhà để lo xoay sở cho bệnh tình".

Chị cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Công đoàn nhà trường, LĐLĐ huyện và LĐLĐ tỉnh. Và hy vọng năm tới, sẽ được LĐLĐ tỉnh tiếp tục xem xét để hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn”. Rời nhà chị Hồ Thị Đẹp, chúng tôi ngổn ngang những suy nghĩ, thương cảm và cả day dứt...

Đồng chí Trần Duy Nguyên – Chủ tịch LĐLĐ huyện A Lưới cho biết: “LĐLĐ huyện sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cho đoàn viên Hồ Thị Đẹp, đồng thời sẽ tiếp tục trình LĐLĐ tỉnh để xem xét hỗ trợ "Mái ấm Công đoàn" vào năm 2023. Mong rằng các nhà hảo tâm, mạnh thường quân quan tâm hỗ trợ cho trường hợp này, LĐLĐ huyện sẵn sàng là cầu nối, giúp cô có thêm nguồn lực để điều trị bệnh và xây dựng ngôi nhà ấm cúng cho hai mẹ con”.

Mọi sự giúp đỡ đoàn viên Hồ Thị Đẹp, xin gửi về LĐLĐ huyện A Lưới; số 01 đường Quỳnh Trên, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; STK: 4008201003434 - Ngân hàng NN&PTNT.

Hoặc gửi trực tiếp về đoàn viên Hồ Thị Đẹp, SĐT 0962526055, địa chỉ: Thôn A Nieng Lê Triêng 1, xã Trung Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; STK: 4008215014620 - Ngân hàng NN&PTNT.

Công đoàn A Lưới nỗ lực Công đoàn A Lưới nỗ lực "phủ sóng" dựng nhà cho đoàn viên nghèo khó

Từ nguồn Quỹ Mái ấm Công đoàn của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế, từ năm 2016 đến nay, LĐLĐ huyện A ...

Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn

Kỷ niệm ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022) và Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2022), Công đoàn huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên ...

Công đoàn Viên chức Thừa Thiên Huế hỗ trợ xây “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Công đoàn Viên chức Thừa Thiên Huế hỗ trợ xây “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên

Ngày 28/7, LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế cùng Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức bàn giao nhà “Mái ấm Công đoàn” cho anh Hồ ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm