May mắn khi được sống và công tác trong “trường học hạnh phúc”
Công đoàn

May mắn khi được sống và công tác trong “trường học hạnh phúc”

Nguyễn Thị Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Minh
12 năm công tác tại Trường Tiểu học Hiệp Phú (phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) tôi cảm nhận được rằng, chính ngôi trường này là điển hình của mô hình “trường học hạnh phúc”. Vì ở đó, tổ chức Công đoàn đã làm tròn thiên chức “cha mẹ” của người lao động.
Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường - nơi “truyền lửa” cho giáo viên mới vào nghề

Công đoàn hỗ trợ trong những ngày đầu mới lập nghiệp ở “vùng đất lạ”

Chính ngôi trường này, nơi có những con người luôn quan tâm, giúp đỡ nhau đã cho tôi cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm, làm cho tôi thay đổi rất nhiều cả về suy nghĩ, tình cảm và hành động.

Nhớ lại năm 2007, sau khi tốt nghiệp đại học, để theo đuổi ước mơ trở thành giáo viên, tôi đã rời xa ba mẹ, rời xa anh chị em và quê hương Nghệ An yêu dấu để tiến vào Sai Gòn sinh sống và lập nghiệp. Bản thân chỉ mong tìm được công việc phù hợp với ngành nghề mình đã chọn. Trải qua bao sóng gió cuộc đời với nhiều môi trường làm việc khác nhau ở các trường tư thục, tôi đã dần dần trưởng thành lên.

May mắn khi được sống và công tác trong “trường học hạnh phúc”
Công đoàn trường tặng quà sinh nhật cho đoàn viên. Ảnh: ĐVCC

Với sự nỗ lực của bản thân và được sự giúp đỡ của bạn bè, tôi đã nộp hồ sơ tuyển dụng và trúng tuyển vào Trường Tiểu học Hiệp Phú. Khi mới về trường tôi vô cùng bỡ ngỡ và lo lắng, không biết mình có theo kịp các thầy cô trong trường hay không? Không biết môi trường dạy học ở như thế nào? Những câu hỏi ấy cứ ẩn hiện trong tôi...

Thế nhưng, những cảm giác ấy đã nhanh chóng qua đi nhờ sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Công đoàn Trường Tiểu học Hiệp Phú. Công đoàn trường đã kết hợp với ban giám hiệu trong việc chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, đoàn viên trong trường. Đặc biệt là những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn như bản thân tôi luôn được ưu tiên và tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ.

Chúng tôi được sắp xếp hợp lý giờ làm việc, số tiết dạy; được quan tâm hỏi han. Ngoài ra Công đoàn trường còn có nhiều hình thức khác để hỗ trợ giáo viên như: Tín chấp với ngân hàng giúp đoàn viên vay vốn; thăm hỏi, hỗ trợ đoàn viên ốm đau, có hoàn cảnh khó khắn…

Tôi còn nhớ như in những hình ảnh bản thân mình được Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ trong thời kỳ khó khăn nhất của cuộc đời. Ngày đó hai vợ chồng cưới nhau xong được một năm thì tôi được tuyển dụng vào làm việc ở trường. Ba năm ở nhà trọ vất vả kiếm sống, vợ chồng tôi tích góp mua được căn nhà cũ kỹ nằm trên đường Trịnh Hoài Đức.

Mỗi lần mưa gió là nước cứ chảy vào nhà và tiếng mái tôn đập mạnh làm lòng cảm thấy rất bất an. Lúc đó tôi lại mang bầu bé thứ hai tháng thứ 9. Ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng nhưng hai vợ chồng tôi cũng chưa có tiền để tu sửa lại. Năm đó Công đoàn thành phố có chương trình hỗ trợ xóa nhà dột nát cho Công đoàn viên nên đồng chí Chủ tịch Công đoàn nhà trường đã động viên tôi viết đơn xin trợ cấp.

May mắn khi được sống và công tác dưới “trường học hạnh phúc”
May mắn khi được công tác trong “trường học hạnh phúc”. Ảnh: ĐVCC

Khi nghe điều ấy tôi vô cùng vui mừng, một niềm tin, niềm hi vọng lóe lên trong tôi giống như chiếc phao cứu sinh của cuộc đời mình vậy. Sau đó tôi đã được Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh duyệt và được nhận số tiền hỗ trợ là 18 triệu đồng.

Ngày lên nhận tiền hỗ trợ tôi vô cùng xúc động, thầm cảm ơn Liên đoàn Lao động thành phố và tự hứa với lòng mình cần phải nỗ lực, cố gắng trong cuộc sống và công tác để sau này bản thân mình có thể hỗ trợ lại cho những công đoàn viên khác có hoàn cảnh khó khăn như bản thân mình bây giờ.

Khi tôi sinh em bé thứ hai, Công đoàn trường cùng với ban giám hiệu đã đến tận nhà và trao tặng những món quà đầy tình nghĩa. Những sự động viên ân cần của mọi người là nguồn sức mạnh giúp tôi vượt qua thời kì khó khăn nhất của cuộc sống lúc đó.

Được sống và làm việc trong “trường học hạnh phúc”

Những năm công tác tại trường, tôi đã chứng kiến và tham gia rất nhiều cuộc thăm hỏi thân tình và ấm áp của công đoàn trường đối với cán bộ, giáo viên và kể cả những người thân của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. Ai cũng được chăm lo tận tình, chu đáo không chỉ những lúc ốm đau bệnh tật mà cả những lúc có tin vui, tin mừng Công đoàn nhà trường cũng luôn đồng hành với công đoàn viên.

May mắn khi được sống và công tác trong “trường học hạnh phúc”
Công đoàn tặng quà cho các cháu là con của Công đoàn viên nhà trường có hoàn cảnh khó khăn đón tết Nguyên đán. Ảnh: ĐVCC

Ngoài sự động viên, hỗ trợ về vật chất, Công đoàn trường còn tổ chức nhiều hoạt động khác như bóng chuyền, văn nghệ… làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động. Ngoài sự động viên, giúp đỡ về cả vật chất lẫn tinh thần cho công đoàn viên trong đơn vị, Công đoàn Trường Tiểu học Hiệp Phú còn làm tốt công tác vận động cán bộ, công nhân viên chức, giáo viên tích cực tham gia các hoạt động như ủng hộ miền Trung, ủng hộ phòng chống Covid-19, tham gia hiến máu nhân đạo cứu người.

Những món quà về tinh thần có giá trị vô bờ bến để các đoàn viên xích lại gần nhau, quan tâm nhau và hiểu nhau hơn. Công đoàn Trường Tiểu học Hiệp Phú còn chú trọng phát triển chuyên môn cho giáo viên. Đẩy mạnh đổi mới chuyên môn của từng tổ, giúp nhau chia sẻ các phương pháp giảng dạy, trao đổi bàn bạc các kiến thức chuyên môn nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của giáo dục.

Bên cạnh đó Công đoàn còn chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, chỉ đạo đẩy mạnh việc tự học, tự bồi dưỡng, nhất là ngoại ngữ và tin học. Hàng năm Công đoàn nhà trường tổ chức các cuộc thi như giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi nhằm để các Công đoàn viên thể hiện, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình trong công tác giảng dạy và giáo dục nhằm giúp nhau cùng tiến bộ.

May mắn khi được sống và công tác trong “trường học hạnh phúc”
Công đoàn tổ chức giao lưu bóng chuyền chào mừng sinh nhật Bác Hồ. Ảnh: ĐVCC

Bản thân tôi, nhờ được sự quan tâm của tổ chức Công đoàn, tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt trong chuyên môn cũng như trong công tác chủ nhiệm của mình. Từ một giáo viên thiếu kinh nghiệm tôi đã mạnh dạn tự tin hơn trong công tác và cuộc sống. Từ sự động viên, giúp đỡ của tổ chức công đoàn kết hợp với sự nỗ lực của bản thân những năm qua, tôi đã giành được một số kết quả tích cực bước đầu như giáo viên giỏi cấp trường 10 năm liền, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường, 2 năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, 100% học sinh lên lớp, học sinh thi Olympic đạt cấp quận và cấp Quốc gia.

Mười hai năm gắn bó với mái Trường Tiểu học Hiệp Phú là khoảng thời gian khó quên nhất trong cuộc đời của tôi. Tôi cảm nhận được sự trưởng thành của bản thân mình về mọi mặt. Từ tinh thần, thái độ và trách nhiệm trong cuộc sống đến chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt hơn tôi cảm nhận được tình yêu thương, sự đoàn kết tương thân tương ái của những công đoàn viên nơi đây làm tôi càng yêu nơi làm việc của mình hơn.

Mỗi ngày đến trường với tôi thực sự là một ngày vui, là một niềm hạnh phúc, được làm công việc mình yêu thích, được cống hiến và tiếp tục nhận được sự quan tâm chia sẻ từ mái nhà thứ hai – Công đoàn Trường Tiểu học Hiệp Phú. Tôi thầm nghĩ rằng Trường Tiểu học Hiệp Phú, nơi tôi đang công tác thực sự là một điển hình của mô hình của "trường học hạnh phúc".

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com

Những việc làm nhân văn của Công đoàn Trường THPT Ngô Gia Tự Những việc làm nhân văn của Công đoàn Trường THPT Ngô Gia Tự
Thầy giáo Lê Minh Hoàng- Chủ tịch Công đoàn năng động Thầy giáo Lê Minh Hoàng- Chủ tịch Công đoàn năng động
Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm