Lúc tôi tuyệt vọng nhất, Công đoàn luôn bên cạnh
Hoạt động Công đoàn

Lúc tôi tuyệt vọng nhất, Công đoàn luôn bên cạnh

Đinh Thùy Dương
Tác giả: Đinh Thùy Dương
Tôi là Đinh Thùy Dương- chuyên viên Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ Thái Nguyên (Tổng Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin) không may mắn mắc bệnh K khi tuổi đời còn trẻ. Trong quá trình phát hiện và điều trị bệnh, những lúc khó khăn tuyệt vọng nhất, công đoàn luôn bên cạnh tôi, chia sẻ và giúp đỡ tôi.
Tâm sự của cô giáo mầm non về Vòng tay Công đoàn - vòng tay yêu thương

Bầu trời như “sụp đổ” khi biết tin mắc bệnh K

Tôi rất tâm đắc lời của Nghệ sỹ Nhân dân Hoàng Cúc, người đã chiến thắng căn bệnh ung thư quái ác: “Một khi còn tồn tại trên cõi đời này, đừng bao giờ nghĩ cuộc đời mình đã khép lại, dù có biến cố nghiêm trọng gì cũng không đặt dấu chấm với cuộc sống”.

Trong cuộc đời này, ai cũng mong muốn mình sống khỏe, không ốm đau bệnh tật, đặc biệt là không bị căn bệnh án tử mang tên “ung thư”. Thế nhưng có rất nhiều người không may mắn đã mắc phải căn bệnh nan y này như Nghệ sỹ Nhân dân Hoàng Cúc. Trong đó có bản thân tôi, người đang phải chiến đấu với căn hiểm nghèo mang tên ung thư vú.

Lúc tôi tuyệt vọng nhất, Công đoàn luôn bên cạnh
Sau đợt truyền hoá chất đợt 2, tôi nhận được quà là bộ tóc giả rất đẹp của chị Ngân - Trưởng ban Nữ công Công ty công nghiệp hoá chất mỏ Thái Nguyên. Ảnh: ĐVCC

Sự việc bắt đầu vào một ngày tháng 7 năm 2022, khi tôi quyết định đi kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Trước đó tôi thấy một bên ngực xuất hiện cục u nhỏ như hạt lạc. Sau khi xét nghiệm tôi nhận được kết quả sinh thiết mình bị ung thư vú. Bầu trời như đổ sụp dưới chân nhưng tôi vẫn cố huyễn hoặc mình sai rồi, kết quả không nên như vậy.

Tôi đã xin chuyển viện xuống Bệnh viện K cơ sở Tân Triều để khám kiểm tra lại. Tôi cầu mong kết quả sẽ khác, mấy ngày chờ đợi hồi hộp lo sợ nặng nề trôi qua, tôi luôn cầu nguyện và nghĩ không thể nào mắc ung thư được. Ánh mắt tôi hướng về cửa phòng xét nghiêm và thầm cầu mong mình sẽ là người may mắn, giây phút bác sỹ cầm trên tay tờ xét nghiệm sinh thiết và thông báo “Chị mắc bệnh ung thư vú, phải nhập viện mổ và điều trị ngay”.

Tôi bủn rủn chân tay, đầu óc quay cuồng với bộn bề suy nghĩ “Mình sống được bao lâu? Sau này con trai nhỏ của mình sẽ sống ra sao, mẹ già của mình sẽ như thế nào khi mình ra đi mãi mãi...”. Tôi chạy vào nhà vệ sinh của bệnh viện khóc như một đứa trẻ, không biết sẽ bắt đầu từ đâu, nói như thế nào với mẹ, với chồng con và gia đình đây. Gạt đi nước mắt tôi bước chân ra khỏi bệnh viện trở về nhà. Tôi nghĩ trước mắt mình sẽ không nói việc mình bị K để mẹ, chồng và gia đình không lo lắng. Bởi nếu tôi gục ngã thì những người thân xung quanh tôi cũng sẽ suy sụp.

Sau khi tham khảo lời khuyên của bác sỹ và đồng nghiệp cơ quan, tôi đã làm thủ tục nhập viện Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Sau đó là các thủ tục xét nghiệm, siêu âm, chụp chiếu, sinh thiết kim và 4 lần hội chẩn (vì tôi bị ung thư vú nhưng có bệnh nền là cao huyết áp và tiểu đường). Hơn một tháng nằm viện theo dõi điều trị huyết áp và tiểu đường, tôi chính thức bước lên bàn mổ đoạn nhũ và để bắt đầu liệu trình điều trị bệnh ung thư.

Công đoàn sát cánh cùng tôi lên bàn mổ

Ngày tôi mổ, người thân và đồng nghiệp trong công ty, đặc biệt là lãnh đạo và Công đoàn chi nhánh nơi tôi đang công tác đã cử đại diện có mặt tại bệnh viện để quan tâm động viên, cổ vũ tinh thần giúp tôi yên tâm điều trị bệnh. Nhìn một bên ngực bằng phẳng trống rỗng, tôi đã có cú sốc đầu tiên, mọi người bên cạnh khuyên tôi rằng đó là cái u bệnh cứ coi như cục thịt thừa cần phải cắt bỏ. Nếu sau này bệnh khỏi lại làm lại đảm bảo còn đẹp hơn cả người mẫu, tôi cười và cảm thấy lòng nhẹ nhõm hơn nhiều.

Sau khi mổ được 21 ngày, tôi chuyển khoa điều trị và được bác sỹ điều trị trực tiếp thông báo là phải truyền hóa chất với phác đồ điều trị gồm 16 đợt điều trị cơ bản và 18 đợt truyền hóa chất đích với chi phí rất tốn kém. Gia đình phải chuẩn bị khoảng 800 triệu đồng cho cả liệu trình, chưa kể, thỉnh thoảng những đợt thuốc nằm ngoài danh mục bảo hiểm lên đến khoảng 10 triệu đồng/đợt cũng là gánh nặng lớn.

Lúc tôi tuyệt vọng nhất, Công đoàn luôn bên cạnh
Nhận những phần quà của Công đoàn Tổng Công ty công nghiệp hoá chất mỏ Vinacomin và Công đoàn Công ty công nghiệp hoá chất mỏ Thái Nguyên nhân dịp tết Nguyên đán 2024. Ảnh: ĐVCC

Số tiền điều trị quá lớn so với thu nhập của tôi và gia đình khi mẹ tôi thì già yếu, con tôi còn nhỏ, chồng tôi là lao động tự do thu nhập không ổn định. Tôi thật sự rất lo lắng bởi thu nhập của tôi là chuyên viên mức lương thu nhập bình quân hơn 10 triêu đồng/tháng, không có thu nhập thêm, lại đi làm xa gia đình, phải thuê nhà ở gần cơ quan, không có khoản nào dự trữ. Phải chuẩn bị số tiền lớn như vậy để chữa bệnh thì bản thân và gia đình sẽ rất khó khăn vất vả để xoay xở.

Lúc tôi đang rất bi quan, suy nghĩ có lúc muốn buông bỏ thì đồng chí Chủ tịch Công đoàn và đồng chí Trưởng ban Nữ công công ty đã thông báo cho tôi biết rằng, Công đoàn Công ty đã thông báo đến toàn thể cán bộ, đoàn viên công đoàn và người lao động về tình trạng bệnh tật của tôi và kêu gọi mọi người với tinh thần “lá lành đùm lá rách” tinh thần “tương thân, tương ái”.

Khi tôi truyền xong đợt hóa chất đầu tiên, tôi đã nhận được số tiền ủng hộ là 118.000.000 đồng, đích thân đồng chí Chủ tịch Công đoàn, đồng chí Trưởng ban Nữ công công ty đến thăm, động viên và trao cho tôi tại cơ quan dưới sự chứng kiến của các đoàn viên công đoàn. Số tiền này đã hỗ trợ tôi một phần lớn trong lộ trình điều trị bệnh.

Nhận được sự ủng hộ rất lớn của tập thể cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong công ty, tôi nghẹn ngào vì xúc động. Tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo công ty, Ban Thường vụ Công đoàn, Ban nữ công Công đoàn Công ty và toàn thể cán bộ, đoàn viên công đoàn đã dành cho tôi sự quan tâm đặc biệt từ vật chất và tinh thần tiếp thêm nghị lực để tôi chiến đấu với căn bệnh quái ác này.

Những ân tình của Công đoàn không thể kể hết bằng lời

Như bao bệnh nhân khác, sau 14 ngày truyền hóa chất tóc tôi bắt đầu rụng, tôi có cảm cảm giác chỉ cần vuốt nhẹ tóc cũng được cả nắm. Cảm giác lúc đó thấy rất buồn, tôi sốc và suy sụp tinh thần, nằm trong phòng tối khóc đến mấy ngày. Sang đợt điều trị thứ 2 thì mái tóc đen dài mượt ngày nào chỉ còn lơ thơ vài sợi. Tôi đành phải cạo trọc, cứ mỗi ngày nhìn mọi người bên cạnh cầm lược chải đầu, nước mắt tôi không kìm được lại tuôn rơi. Phải mất một thời gian khá dài tôi mới thích ứng được với mái đầu trọc.

Tiếp theo đó là làn da sạm đen và không ăn uống được nhiều, cảm giác lúc nào cũng buồn nôn, ăn uống vào lại bị nôn ra, rất mệt mỏi… Trong liệu trình truyền hóa chất điều trị, tôi đã bị sốc thuốc truyền 3 lần nhưng được các bác sỹ, y tá Bệnh viện K Tân Triều cấp cứu kịp thời tận tình có trách nhiệm để tôi đã qua khỏi. Mỗi lần rơi vào hoàn cảnh thập tử nhất sinh ấy, tôi lại thấy nản lòng, mệt mỏi và sợ hãi, nhiều lúc muốn buông xuôi tất cả mặc cho số phận.

Lúc tôi tuyệt vọng nhất, Công đoàn luôn bên cạnh
Công đoàn Công ty công nghiệp hoá chất mỏ Thái Nguyên động viên công đoàn viên khó khăn, bệnh tật nhân dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam. Ảnh: ĐVCC

Trong những lúc ấy người bên cạnh tôi ngoài gia đình, người thân còn có tổ chức công đoàn. Có lần tôi bị sốc thuốc phải cấp cứu, chị Ngân - Trưởng ban Nữ công công ty đã không quản công việc bộn bề và đường xá xa xôi đến tận bệnh viện động viên tôi, đồng hành với tôi. Những em ban nữ công chi nhánh đã vượt qua hơn 200km có mặt kịp thời bên cạnh tôi để an ủi, động viên.

Trước sự quan tâm của mọi người, tôi đã được tiếp thêm sức mạnh, có động lực và cảm giác cũng không còn tiêu cực hay khổ sở nữa. Các chị em trong Công ty và Chi nhánh thường xuyên gọi Zalo cho tôi, hỏi thăm tình hình điều trị và sức khỏe của tôi. Nhiều lúc tôi ngại cứ lấy tay chỉnh cái mũ vải vì tôi sợ mọi người nhìn thấy cái đầu không có tóc của tôi.

Biết tôi ngại có lần chị Ngân, Trưởng ban nữ công công ty bảo tôi rằng “đầu trọc cũng có cái đẹp của đầu trọc”, chị còn tặng tôi những bộ tóc giả và những cái mũ vải rất đẹp, còn trêu đùa tôi nói rằng “Em có rất nhiều kiểu tóc để thay đổi, rất mốt đấy nhé”, “mấy ngày không nhìn thấy cái đầu trọc của em chị lại thấy nhớ, cho chị nhìn một tý cho đỡ nhớ”... Còn các anh em nam giới trong Công ty thì động viên tôi rằng “đồng chí đẹp trai hơn tớ rồi nhé”... Những câu bông đùa như thế khiến tôi không chỉ cười vui mà còn cảm thấy mình không bị mặc cảm và tự ti với hình thức của mình, không có cảm giác mình là người đặc biệt nữa.

Trong công việc hàng ngày tại đơn vị, tôi luôn nhận được sự quan tâm từ lãnh đạo chi nhánh, tổ chức công đoàn. Đặc biệt là đồng chí trưởng phòng quản lý trực tiếp, các đồng nghiệp trong phòng đã chia sẻ bớt phần công việc được giao của tôi để tôi có thời gian nghỉ ngơi sau mỗi đợt hóa trị, không làm việc được như những người khỏe mạnh bình thường khác.

Trong suốt 2 năm điều trị bệnh, tôi luôn có tên trong danh sách được tham gia chương trình “Tết thợ mỏ” của Công đoàn Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tổ chức trong đó có phần quà dành cho đối tượng là người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhận được những món quà có giá trị cả về vật chất và tinh thần vô cùng ý nghĩa và những lời động viên thăm hỏi từ công đoàn Tập đoàn TKV tôi rất vui, rất xúc động và biết ơn.

Bên cạnh đó tôi cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của Công đoàn Tổng công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin, Công đoàn Công ty Hóa chất mỏ Thái Nguyên thăm hỏi và tặng những phần quà có giá trị cho tôi nhất là vào dịp Tết đến, xuân về hay những ngày kỷ niệm Quốc tế Phụ nữ 8 - 3, kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20 – 10.

Qua các chương trình, tôi cũng được biết đến nhiều hoàn cảnh khó khăn như tôi, cũng được các cấp công đoàn trong nghành quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện rất nhiều trong công tác cũng như trong cuộc sống. Điều này khiến bản thân tôi luôn cảm thấy mình không phải chỉ có một mình, lẻ loi, cô độc. Mình vẫn có cơ quan, đoàn thể, đồng nghiệp để mình dựa vào, có thể ví tôi như cây con được núp bóng cây đại thụ, được hưởng sự che chở trong vòng tay của cây đại thụ là tổ chức Công đoàn.

Lúc tôi tuyệt vọng nhất, Công đoàn luôn bên cạnh
Tham dự chương trình tết thợ mỏ do Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam tổ chức nhân dịp đón Xuân 2024. Ảnh: ĐVCC

Sau hơn 2 năm chiến đấu với bệnh ung thư, tôi đã hoàn thành liệu trình điều trị 34 đợt truyền hóa chất, sức khỏe của tôi đang dần ổn định, tình trạng bệnh dần ổn, tế bào ung thư đã bị đẩy lùi, tóc tôi giờ đã mọc trở lại rồi, da cũng sáng hơn. Hàng tháng tôi chỉ phải đi kiểm tra định kỳ để lấy thuốc uống duy trì hàng ngày. Nhưng bởi vì tôi mắc bệnh ung thư, có bệnh nền huyết áp cao và tiểu đường cho nên tế bào ung thư có thể tái phát và biến chứng tiểu đường có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Tôi cũng đã chuẩn bị sẵn tâm thế, bình thản đón nhận tất cả. Tôi vẫn lạc quan, yêu đời, vẫn công tác cùng các đồng nghiệp tại Chi nhánh Công nghiệp hóa chất mỏ Lạng Sơn, vẫn tham gia tích cực các hoạt động của cơ quan đoàn thể và các hoạt động của cộng đồng nơi cư trú, giúp đỡ những hoàn cảnh giống mình.

Dù có những khó khăn vất vả bản thân tôi cũng sẽ cố gắng không ngừng vươn lên và hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác của mình; tham gia tích cực vào các phong trào của các cấp công đoàn phát động; góp phần xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh; làm cho cuộc sống trở nên phong phú và đầy ý nghĩa hơn để góp phần vào sự phát triển của công ty, của đất nước.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com

Vòng tay Công đoàn tiếp thêm động lực, lan tỏa yêu thương Vòng tay Công đoàn tiếp thêm động lực, lan tỏa yêu thương

Đến với Tiểu đoàn 6, Trường Sĩ quan Chính trị (Bắc Ninh), được nghe kể về Đại úy QNCN Nguyễn Văn Hướng – Bếp trưởng ...

“Lúc tuyệt vọng nhất, Công đoàn đã dang tay giúp đỡ tôi” “Lúc tuyệt vọng nhất, Công đoàn đã dang tay giúp đỡ tôi”

Những lúc tuyệt vọng nhất của cuộc sống và công việc, tôi lại được Công đoàn Trường Mầm non Hoa Phượng Đỏ (Gò Vấp, TP. ...

Công đoàn luôn đồng hành với đoàn viên bị bệnh hiểm nghèo Công đoàn luôn đồng hành với đoàn viên bị bệnh hiểm nghèo

Chị Đinh Thu Hà là nhân viên phòng Tổ chức Hành chính, Tổng Công ty May 10. Chị không may mắc bệnh K vú. Những ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm